Bị Sỏi Thận Uống Lá Gì? 8 Loại Lá Chữa Sỏi Thận Dễ Tìm

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sử dụng các loại lá chữa sỏi thận như lá ngò gai, lá sa kê, lá cây dâm bụt, cần tây,… dễ thực hiện vừa lành tính, an toàn. So với một số thuốc Tây y, phương pháp dân gian sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được các rủi ro gặp phản ứng phụ. Tuy nhiên vì lành tính nên hiệu quả chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Vậy sỏi thận uống lá gì? Tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết sau.

Bị sỏi thận uống lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm

Sỏi thận là một bệnh lý nguy hại, nếu không điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh hình thành do quá trình lắng cặn muối và khoáng chất trong thận, nước tiểu diễn ra trong thời gian dài. Tùy vào mức độ sỏi thận của mỗi người mà kích thước sỏi sẽ to nhỏ khác nhau.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Cặn bã tích tụ hình thành sỏi thận khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng, nguy cơ biến chứng gây tính mạng

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận rất đa dạng. Bạn có thể mắc phải chứng bệnh này nếu có thói quen lười uống nước, bị mất ngủ kéo dài, hay nhịn tiểu, uống thuốc trị bệnh kéo dài gặp phải tác dụng phụ,… Lúc này, khi sỏi hình thành người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau ở lưng, mạn sườn từ âm ỉ đến dữ dội. Bên cạnh đó là một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu khi tiểu tiện. Cảm giác mót tiểu nhưng tiểu không hết.
  • Một số trường hợp tiểu ra máu, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa nếu sỏi thận làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh nếu trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng do tác động của các viên sỏi tích tụ.

Cần phát hiện và điều trị để phòng tránh các biến chứng gây hại sức khỏe. Hiện nay, ngoài dùng thuốc tân dược, người bệnh mức độ nhẹ đã tìm đến các loại lá chữa sỏi thận có trong tự nhiên như lá bầu, lá ngò gai, rau diếp cá,… để hỗ trợ điều trị tại nhà.

Phương pháp dân gian lành tính, tiết kiệm chi phí, nhất là hạn chế phát sinh tác dụng phụ cho người bệnh. Vậy sỏi thận uống lá gì?  Tham khảo ngay một số loại lá chữa sỏi thận và cách sử dụng vô cùng đơn giản dưới đây:

1. Uống nước lá sa kê chữa sỏi thận

Sa kê là loại cây được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Người ta thường hái trái của loại cây này chế biến món ăn. Ngoài ra, các bộ phận còn lại của cây sa kê cũng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có sỏi thận.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Nấu nước lá sa kê uống hỗ trợ chữa sỏi thận

Theo ghi chép, phần rễ của cây có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cơn ho, trị hen suyễn và các bệnh lý khác về dạ dày, răng miệng và da liễu. Phần vỏ cây được dùng trị bệnh ghẻ, giúp lợi tiểu, tiêu độc, nhựa cây sa kê khi pha loãng có khả năng cầm tiêu chảy, chữa kiết lỵ.

Đặc biệt, phần lá của loại cây này được biết đến với công dụng chữa nhiều bệnh lý như viêm gan, bệnh sỏi thận, đái tháo đường,… Cách dùng đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng 100g lá sa kê tươi, 100g dưa leo, 50g cỏ xước khô.
  • Rửa sạch tất cả, sau đó cho vào nồi nấu cùng với nước vừa đủ, chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.

2. Ngò gai – Loại lá chữa sỏi thận quen thuộc

Ngò gai hay còn gọi là rau mùi tàu chứa nhiều hoạt chất tốt cho thận. Có thể kể đến như các loại vitamin, sắt, axit folic, terpenoid,… giúp làm sạch cặn bã và tránh tình trạng tích tụ muối trong thận. Nhờ đó, loại lá này được sử dụng làm thuốc hỗ trợ chữa trị các vấn đề về thận, đặc biệt là tình trạng sỏi thận.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Chữa sỏi thận tại nhà bằng nước lá ngò gai

Không những thế, lá ngò gai hoàn toàn không mang độc tố, giá thành phải chăng, giúp người bệnh tiết kiệm nhiều chi phí và giảm thiểu rủi ro gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc còn tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trường hợp bệnh nhân nặng cần kết hợp với điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là cách dùng lá ngò gai:

  • Sử dụng một lượng lá ngò gai vừa đủ, ưu tiên phần lá và thân non.
  • Rửa, ngâm với nước muối pha loãng cho thật sạch, sau đó vớt để ráo nước.
  • Tiếp đến bạn hơ lá ngò gai trên lửa nhỏ, cho lá héo lại rồi đem lá nấu cùng với 3 cốc nước.
  • Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ cho đến khi nước cạn lại còn 2/3 thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày, dùng trước khi ăn.
  • Nữ giới nếu dùng trong khoảng 9 ngày, nam giới dùng trong khoảng 7 ngày.

3. Lá rau diếp cá chữa sỏi thận tại nhà

Rau diếp cá là loại rau quen thuộc, có mặt trong bữa cơm của nhiều gia đình. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, lá diếp cá còn chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận, chẳng hạn như bệnh sỏi thận. Ngoài tên gọi diếp cá, loại thảo dược này còn được gọi là ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái,…

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Bị sỏi thận nên uống nước gì? Uống nước lá rau diếp cá

Rau diếp cá được sử dụng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc. Riêng bệnh sỏi thận, nhờ trong lá diếp cá chứa hoạt chất kháng sinh Decanoyl-acetaldehyd có khả năng tiêu diệt các loại khuẩn gây hại, giúp thải độc, giải nhiệt, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng lá rau diếp cá nấu nước uống hàng ngày giúp kiểm soát quá trình hình thành sỏi, đánh tan sỏi hiệu quả. Nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Thực hiện theo cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng 100g lá rau diếp cá, rửa sạch sau đó sao vàng. Dùng lá rau diếp cá khô hãm với nước sôi như pha trà, sau khoảng 20 phút có thể dùng. Uống trà diếp cá trong khoảng 2 tháng, mỗi liệu trình lặp lại cách nhau 7 ngày.
  • Cách 2: Dùng lá diếp cá 20g kết hợp với 15g rau dền, 10g cam thảo đất, rửa sạch rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục trong khoảng 30 ngày.
  •  

4. Chữa sỏi thận bằng lá cây mã đề

Bị sỏi thận uống lá gì chắc chắn không thể bỏ qua cây mã đề. Trong số các loại cây chữa sỏi thận, cây mã đề là loại được nhiều người sử dụng. Cây mã đề mọc hoang ở nhiều nơi, toàn bộ thân cây đều có khả năng làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn như phần cây có thể dùng chữa bệnh viêm bàng quang, tiểu ra máu, đau mắt đỏ,… Hạt dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, tắc tiểu tiện,…

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Dùng lá cây mã đề chữa sỏi thận là mẹo dân gian hữu hiệu

Riêng phần lá cây mã đề mang lại nhiều lợi ích cho thận, giúp tán thận, cải thiện các triệu chứng bệnh sỏi thận gây ra. Nhờ cây thảo dược có tính mát, vị ngọt, kích thích tiểu tiện, giảm nguy cơ tích tụ sỏi trong thận. Cách dùng lá mã đề chữa bệnh như sau:

  • Cách 1: Sử dụng 12g lá mã đề, kết hợp cùng với ích mẫu 12g. Nguyên liệu rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống mỗi ngày để chữa triệu chứng sỏi thận, tiểu ra máu.
  • Cách 2: Kết hợp 20g mã đề cùng với 20g rễ cỏ tranh, 30g kim tiền thảo. Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào ấm nấu nước uống mỗi ngày 1 thang.

5. Lá kim tiền thảo – Loại lá chữa sỏi thận

Kim tiền thảo là loại cây mọc hoang trên nhiều tỉnh thành ở nước ta, trong đó đặc biệt là nhưng khu vực có đất cát, chúng sống bò trên mặt đất có hoa màu tím nhạt. Cây kim tiền thảo được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về thận, trong đó đặc biệt là chứng sỏi thận.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Chữa bệnh sỏi thận bằng lá kim tiền thảo được áp dụng rộng rãi

Nhờ trong thảo dược chứa các hoạt chất như saponin triterpenic, polysaccharid,… có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận, giúp lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi phát triển kích thước lớn hơn. Ngoài ra, các hoạt chất còn giúp chống viêm, giảm triệu chứng phù nề, tạo cơ hội cho sỏi đi theo đường tiểu ra ngoài. Các dùng như sau:

  • Cách 1: Sử dụng khoảng 25g – 40g kim tiền thảo, rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Cách 2: Kết hợp 30g kim tiền thảo, 14g mỗi vị gồm đương quy, đào nhân, tỳ giải, 20g dứa dại, 12g kê nội kim, 6g đăng tâm, 20g ý dĩ nhân. Thang thuốc sắc lấy uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong khoảng 30 ngày. Trường hợp sỏi lớn hơn, tăng thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Chữa sỏi thận tại nhà với lá bầu

Bài thuốc chữa sỏi thận với lá bầu dễ thực hiện, nguyên liệu gần gũi dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí. Lá bầu có tính mát, an toàn, ít phát sinh tác dụng phụ trong quá trình điều trị so với dùng thuốc tân dược. Cách dùng lá bầu chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Lá bầu – Loại lá chữa sỏi thận được nhiều người dùng

Nhờ tính mát, lá bầu giúp lợi tiểu, giảm triệu chứng khó chịu do sỏi thận gây ra. Ngoài ra, trong loại lá này còn chứa nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi, kích thích tiểu tiện giúp sỏi có cơ hội đi theo đường tiểu ra ngoài. Nhất là trường hợp viên sỏi nhỏ, sỏi mới hình thành. Cách sử dụng như sau:

  • Hái lá bầu già hoặc lá non đều được, dùng lá không bị sâu bọ, dập nát.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, tiếp tục rửa lại cho sạch hoàn toàn đất cát.
  • Tiếp đến vò nhẹ cho hết bọt từ lông tơ ở phiến lá.
  • Để lá bầu ráo nước rồi cho vào ấm nấu cùng với 1 – 2 lít nước, đun trên lửa vừa trong khoảng 10 phút.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày, không dùng nước đã để qua đêm.

7. Chữa sỏi thận bằng lá rau ngổ

Nếu bạn đang thắc mắc không biết bị sỏi thận nên uống nước lá gì, có thể tham khảo dùng nước từ lá rau ngổ. Theo đó, rau ngổ là cây được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Ngoài ra, trong Đông y, loại cây này được ghi chép có tính mát, vị cay nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp giải độc và giảm đau,… cùng nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe. Do đó với thắc mắc sỏi thận uống lá gì thì bạn nên tham khảo sử dụng lá rau ngổ.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Nếu bạn đang thắc mắc không biết bị sỏi thận nên uống nước lá gì, có thể tham khảo dùng nước từ lá rau ngổ

Không những thế, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra nhiều hoạt chất trong lá rau ngổ có tác dụng hỗ trợ giảm sỏi thận. Cụ thể các chất như cellulose, caroten, vitamin B, C, cùng với nhiều tinh dầu và dược chất khác. Cách sử dụng lá rau ngổ chữa sỏi thận đơn giản như sau, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Cách 1: Dùng khoảng 50g lá rau ngổ tươi, sau đó rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Dùng mỗi ngày 2 lần, duy trì trong khoảng 1 tuần giúp cải thiện các triệu chứng bệnh sỏi thận.
  • Cách 2: Bạn có thể lấy khoảng 50g – 100g lá rau ngổ tươi, rửa rồi xay thành sinh tố, ép lấy nước uống 15 – 30 ngày liên tục tùy mức độ sỏi thận.

8. Loại lá chữa sỏi thận? Dùng lá giang

Lá giang được biết đến là loại lá có công dụng chế biến món ăn. Do có vị chua tự nhiên nên thường được nhiều người hái nấu canh chua, nấu lẩu,… Không những thế, loại lá này còn có nhiều giá trị cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến thận, đường tiết niệu.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? 8 loại lá chữa sỏi thận dễ tìm
Dùng lá giang chữa bệnh sỏi thận được nhiều người quan tâm

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính bình, lá không có độc tố, tác dụng giải độc, lợi tiểu, kháng viêm, giảm đau,… Ngoài ra, lá giang còn hỗ trợ khắc phục các vấn đề về đường tiết niệu, viêm thận mãn tính, viêm ruột, phong thấp,…

Theo y học hiện đại, lá giang chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tamin, sterol, saponin, cùng với nhiều nguyên tố vi lượng,… Nhờ những lợi ích kể trên, mẹo chữa sỏi thận bằng lá giang được nhiều người quan tâm. Tham khảo cách làm sau:

  • Hái 1 nắm lá giang tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày, không để qua đêm.
  • Kiên trì sử dụng giúp giảm triệu chứng sỏi thận, kích thích tiểu tiện.

Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? Trên đây là gợi ý 8 loại lá chữa sỏi thận được dùng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng sỏi thận để lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Phương pháp dân gian thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp sỏi thận to, triệu chứng nặng nên kết hợp theo dõi và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý khi dùng các loại lá chữa sỏi thận tại nhà

Dùng các loại lá chữa sỏi thận tại nhà giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng, ngăn nguy cơ sỏi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Một số lưu ý khi dùng các loại lá chữa sỏi thận tại nhà
Một số lưu ý khi dùng các loại lá chữa sỏi thận tại nhà
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, không dùng loại bị dập nát, hư hỏng, nhiễm phải hóa chất độc hại.
  • Phương pháp dân gian phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp sỏi thận nặng nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không lạm dụng, chỉ dùng với liều dùng vừa phải. Nếu áp dụng một thời gian không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm bạn nên tham khám để theo dõi tình trạng sỏi. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu hơn.
  • Kiên trì thực hiện, do các lá thảo dược có dược tính chậm hơn so với thuốc Tây. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
  • Bên cạnh điều trị, bạn nên kết hợp chăm sóc cơ thể. Bổ sung thực phẩm có lợi cho thận, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tập thể dục, vận động giúp cơ thể dẻo dai, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Giữ tinh thần lạc quan, tránh áp lực, căng thẳng để cơ thể sớm phục hồi. Khi có nhu cầu đi tiểu, không nên nhịn lâu, tránh nhịn tiểu thường xuyên có hại cho thận.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm được sỏi thận uống lá gì được nhiều người dùng hiện nay. Uống nước từ lá thảo dược giúp kiểm soát triệu chứng, phòng nguy cơ sỏi thận biến chứng. Tuy nhiên do nguyên liệu thiên nhiên nên dược tính chậm, người bệnh phải kiên trì thực hiện. Đồng thời, kết hợp thăm khám y tế để theo dõi mức độ phát triển của sỏi để có hướng giải can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...