Tán Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Và Quy Trình Thực Hiện
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tán sỏi thận là một trong những phương pháp điều trị bệnh sỏi thận được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn này giúp làm sạch sỏi nhanh chóng, nhẹ nhàng và có độ an toàn cao. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp.
Tán sỏi thận là gì?
Sỏi thận được kết tinh từ các khoáng chất, cặn bã khó tan trong nước tiểu và lắng đọng ở thận trong thời gian dài. Các viên sỏi này thường di chuyển xuống những vị trí thấp hơn thông qua dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo,… Sỏi thận nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, sỏi có kích thước nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng bào mòn, làm giảm kích thước sỏi và đào thải chúng ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp một số biện pháp chăm sóc để đạt kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, trường hợp sỏi thận gây ra các biểu hiện đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chức năng thận và phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Khi đó, bắt buộc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Phương pháp phẫu thuật khiến người bệnh đau đớn và mất nhiều thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc sau phẫu thuật không phù hợp còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài,…
Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp xâm lấn chữa sỏi thận giúp khắc phục tình trạng đau đớn và giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh sau phẫu thuật. Trong đó, các phương pháp tán sỏi thận được nhiều chuyên gia đánh giá cao và thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp tán sỏi thận là ít xâm lấn, có độ an toàn cao, làm sạch sỏi nhanh và làm giảm nguy cơ tái phát.
Tán sỏi thận được tiến hành thông qua sử dụng nguồn năng lượng (tia laser, sóng siêu âm) tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Các vụn sỏi này sẽ tự bài tiết ra khỏi cơ thể theo đường niệu hoặc dùng các dụng cụ chuyên dùng hút ra ngoài.
Một số phương pháp tán sỏi phổ biến hiện nay bao gồm: Tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi bằng ống mềm, tán sỏi ngược dòng,… Tuỳ thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, kích thước sỏi và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp tán sỏi và quy trình thực hiện
Điều trị sỏi thận bằng thương pháp tán sỏi được đánh giá có mức độ xâm lấn thấp, an toàn cao, chế độ chăm sóc và phục hồi nhanh hơn so với các can thiệp ngoại khoa khác. Mỗi phương pháp tán sỏi thận sẽ có quy trình thực hiện cũng như các ưu điểm, hạn chế khác nhau. Tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp tán sỏi thận được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý:
1. Tán sỏi thận ngoài cơ thể với sóng điện từ
Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể được tiến hành bằng cách dùng sóng điện từ ở bên ngoài cơ thể hội tụ tập trung vào vị trí các viên sỏi. Nhờ vào năng lượng của sóng sẽ giúp phá vỡ cấu trúc sỏi thành các mảnh vụn. Những mảnh vụn sỏi có kích thước nhỏ này sẽ dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu sau 7 – 14 ngày tán sỏi.
Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể thường được chỉ định với những trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 15mm hoặc người bệnh sỏi niệu quản 1/3 trên dưới 15mm.
Tán sỏi thận ngoài cơ thể được đánh giá là phương pháp nhẹ nhàng và có độ an toàn cao, không gây đau đớn và không tạo ra vết thương hở trên da. Theo đó, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong toàn bộ quá trình thực hiện. Sau khi xuất viện, bạn có thể trở lại sinh hoạt và làm việc như bình thường, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể, tán sỏi ngoài cơ thể khó áp dụng với những loại sỏi rắn (sỏi canxi oxalat) hay sỏi cystin. Không mang lại hiệu quả cao với sỏi thận có kích thước > 15mm và thường phải thực hiện tán từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, phương pháp này không áp dụng cho trường hợp bị hẹp niệu quản ở đoạn dài phía dưới sỏi, phụ nữ có thai, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ em dưới 10 tuổi, người bị rối loạn đông máu.
2. Phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ với laser
Nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ với laser được tiến hành bằng cách tạo đường hầm nhỏ từ 0.5 đến 10mm từ bề mặt da đến vị trí có sỏi. Kế đến, bác sĩ dùng thiết bị nội soi qua đường hầm để dò tìm sỏi. Sau khi xác định được vị trí sỏi thông qua màn hình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng laser tán sỏi thành các mảnh nhỏ và hút ra khỏi cơ thể qua đường hầm.
Phương pháp tán sỏi thận qua da được chỉ định với những trường hợp sỏi thận có kích thước trên 15mm và sỏi niệu quản 1/3 trên kích thước > 15mm.
Đây là phương pháp can thiệp ngoại khoa xâm lấn tối thiểu, ít gây đau đớn, chảy máu và thời gian phục hồi nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Người bệnh sau khi tán sỏi qua da chỉ cần nằm viện theo dõi 3 ngày thì có thể xuất hiện trở về nhà và sinh hoạt bình thường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao, hạn chế xâm lấn và mang lại hiệu quả. Nhưng phương pháp tán sỏi thận qua da không áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân đang mang thai, mắc các biến chứng đi kèm như viêm đường tiết niệu, suy thận,…
3. Phương pháp tán sỏi thận ngược dòng bằng laser
Tán sỏi thận ngược dòng bằng laser được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng ống soi niệu quản, đi từ niệu đạo đến bàng quang/ niệu quản nhằm tiếp cận vị trí sỏi. Kế đến, bác sĩ dùng nguồn năng lượng laser tán viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Cuối cùng tiến hành bơm rửa và lấy các vụn sỏi ra khỏi cơ thể.
Phương pháp tán sỏi thận ngược dòng được chỉ định với những trường hợp sau:
- Các mảnh sỏi thận sót lại sau khi thực hiện tán sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể
- Sỏi niệu quản ở mọi kích thước vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới
- Sỏi bàng quang có kích thước trên 10mm hoặc nhỏ hơn 10mm nhưng không thể đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể không có bất kỳ vết mổ nào. Do đó, người bệnh không phải chịu đau đớn, chảy máu hay các biến chứng sau phẫu thuật như phương pháp mổ hở. Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày và trở lại sinh hoạt, lao động như bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không áp dụng cho người bị suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu đang trong quá trình điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm, người bị dị dạng niệu quản (gấp khúc, hẹp) do không đặt được máy nội soi.
4. Phương pháp tán sỏi bằng ống mềm
Việc áp dụng phương pháp tán sỏi bằng ống mềm nhằm làm sạch sỏi thông qua kỹ thuật đưa ống nội soi mềm từ niệu đạo đến bàng quang và lên niệu quản – bể thận, vào thận. Lúc này, bác sĩ sẽ tận dụng nguồn năng lượng từ tia laser để tán sỏi thành các mảnh vụn nhỏ. Những mảnh vụn sỏi này sẽ được hút ra ngoài cơ thể bằng dụng cụ chuyên dụng. Phương pháp tán sỏi này được chỉ định với những trường hợp sỏi thận có kích thước dưới 25mm.
Phương pháp tán sỏi thận bằng ống mềm không gây đau đớn, không có vết mổ hở nên không để lại sẹo cũng như các biến chứng hậu phẫu thuật. Bên cạnh đó, phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, hạn chế tổn hại đến thận. Theo đó, ảnh hưởng của phương pháp này đến chức năng thận dưới 1% và thấp hơn nhiều so với việc mất chức năng thận vĩnh viễn đến 30% khi mổ hở để lấy sỏi. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 2 ngày tán sỏi và sinh hoạt, làm việc như bình thường.
Phương pháp tán sỏi bằng ống mềm không chỉ định với những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, niệu quản bị hẹp hoặc gấp khúc.
Các biến chứng có thể gặp sau tán sỏi thận
Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao, áp dụng công nghệ hiện tại và hạn chế phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, các phương pháp tán sỏi thận vấn có một số hạn chế nhất định và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình áp dụng.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện tán sỏi thận:
- Có nguy cơ sót sỏi sau khi thực hiện tán sỏi ra khỏi cơ thể khá cao, cụ thể chiếm khoảng 20%
- Việc áp dụng các phương pháp tán sỏi thận có thể gây tổn thương đường tiết niệu khi những vụn sỏi di chuyển ra khỏi cơ thể.
- Mặc dù được tán vỡ nhưng sỏi thận vẫn không thể thoát ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Một số mảnh vụn bị kẹt lại niệu quản và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, thận ứ nước.
- Nguy cơ tổn thương thận, bàng quang, niệu quản hoặc thùng niệu quản, bàng quang, hệ thống đài bể thận trong trường hợp đốt laser nhầm vị trí hoặc lan rộng.
- Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bể cầu thận và dập thận
- Tiểu ra máu, sốt cao sau khi thực hiện tán sỏi
- Nhiễm trùng, chảy máu sau khi tiến hành tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
- Tăng nguy cơ tổn thương những cơ quan xung quang khu vực tán sỏi
- Trong trường hợp không đặt được thiết bị nội soi tán sỏi bắt buộc phải chuyển sang phương pháp mổ hở lấy sỏi.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi tán sỏi thận
Các biện pháp chăm sóc cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi tán sỏi thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả. Việc không kiêng cử, chăm sóc đúng cách có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện tán sỏi thận:
- Bổ sung nhiều nước lọc để loại bỏ hoàn toàn các vụn sỏi, cặn bã còn sót lại trong thận ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
- Ưu tiên những món ăn tốt cho tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, phục hồi thể trạng. Đồng thời tránh gây áp lực lên ổ bụng khi đi vệ sinh.
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, thói quen nhịn tiểu có thể làm tăng áp lực bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành và tái phát.
- Kiêng dùng các thực phẩm giàu oxalat để phòng ngừa hình thành và kết tinh tạo sỏi thận.
- Xây dựng thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những vấn đề sức khoẻ và điều trị kịp thời.
Bài viết đã tổng hợp các phương pháp tán sỏi thận và một số vấn đề liên quan. Phương pháp điều trị này được đánh giá cao về hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý, kích thước sỏi và tình trạng sức khoẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tán sỏi phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Tán sỏi thận là phương pháp nhanh chóng xử lý những viên sỏi cứng đầu nhưng đồng thời sẽ tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không biết cách chăm sóc. Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao, bệnh nhân nên tìm đến phương thuốc Đông y.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!