Râu Ngô Chữa Bệnh Gì? Bật Mí 10 Bài Thuốc Hay Chuẩn Y Học

Râu ngô là nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng và đặc biệt là có mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, từ lâu nay, trong Y học cổ truyền đã sử dụng nguyên liệu này làm dược liệu trong nhiều bài thuốc trị bệnh.

Tổng quan về râu ngô

Râu ngô được gọi với một số tên khác như râu bắp, ngọc mễ tu. Tên khoa học là Zea mays L, thuộc họ Poaceae. Đây là một trong những bộ phận nằm trong bắp ngô, có những đặc điểm về hình dạng, phân bố, thu hoạch – sơ chế và thành phần hóa học như sau:

Đặc điểm hình dạng của râu ngô

Cây ngô là cây thân thảo, có chiều cao trùng bình từ 2 – 3m, khi bẻ đôi thân ngô sẽ thấy bên trong đặc và có nhiều đốt đều nhau. Thân ngô non ăn có vị ngọt, mát, có thể ăn sống.

Râu ngô chính là phần vòi nhụy và núm hoa, có mùa vàng nhạt, mềm, dài. Sau khi được phơi khô, râu ngô sẽ chuyển sang màu nâu vàng.

Râu ngô chính là phần vòi nhụy và núm hoa, có mùa vàng nhạt
Râu ngô chính là phần vòi nhụy và núm hoa, có mùa vàng nhạt

Phân bố

Cây ngô có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau này dần được du nhập vào các nước khác, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, ngô được trồng khắp nơi, đặc biệt tại các vùng đồng bằng và miền núi.

Thu hoạch và sơ chế

Râu ngô được hái trong quá trình thu hoạch ngô, sau đó có thể sử dụng trực tiếp hoặc đem đi phơi khô nhằm bảo quản được lâu hơn. Để đảm bảo dược liệu không bị hỏng mốc, nên bảo quản trong túi kín, sau đó cất nơi cao ráo, thoáng mát, không bị ẩm mốc dính nước hoặc không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Thành phần hóa học

Râu ngô được ví như “vị thuốc tự nhiên” bởi thành phần chứa nhiều vitamin và các hoạt chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin K, vitamin PP
  • Các flavonoid bao gồm axit pantothenic, inositol, các saponin.
  • Các steroid như stigmasterol và sitosterol.
  • Và lượng lớn dầu béo, các chất đắng, tinh dầu, các chất vi lượng khác.

Tìm hiểu các tác dụng của râu ngô

“Uống nước râu ngô có tác dụng gì?” là đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Các bác sĩ, thầy thuốc cho biết, đây là loại dược liệu mang đến nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe. Các tác dụng này đã được chứng minh trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Y học cổ truyền

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, râu ngô có bản chất tính bình, vị ngọt, quy vào 2 kinh bàng quang và thận.

Vậy nên, dược liệu này thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, thông mật giúp điều trị vàng da phù nề, điều trị tiểu rắt, tiểu bí, tiểu ra máu, trị sán trong gan, sán trong mật,….

Y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh loại dược liệu này mang đến các tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể, thường xuyên uống nước râu ngô giúp:

Uống nước râu ngô thường xuyên giúp hạ đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

  • Tăng bài tiết nước tiểu, giúp điều trị tình trạng tiểu rắt, tiểu bí, tiểu buốt do nóng trong hoặc do bệnh niệu đạo, bệnh thận.
  • Làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi dẫn mật vào ruột dễ dàng hơn.
  • Uống râu ngô có tác dụng gì? Giúp máu chóng đông, được sử dụng phổ biến trong trường hợp điều trị xuất huyết tử cung, đặc biệt là những trường hợp người dễ chảy máu.
  • Có tác động tích cực cải thiện tình trạng phù do bệnh tim mạch.
  • Các hoạt chất trong râu ngô tiết ra giúp hỗ trợ làm tan sỏi trong bàng quang, sỏi thận hoặc sỏi trong niệu quản.
  • Dược liệu này còn giúp hỗ trợ điều trị mụn nhọt, nổi mề đay, mẩn ngứa do cơ thể nóng trong.
Râu ngô mang đến nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe
Râu ngô mang đến nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe

Xem thêm: Quả Táo Mèo: Giải Đáp Chi Tiết Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán Dược Liệu

Bài thuốc sử dụng râu ngô trị bệnh

Sở hữu thành phần nhiều hoạt chất tốt, dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh. Đặc biệt, khi kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác sẽ giúp phát huy hiệu quả trị bệnh tốt hơn. Cụ thể, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ hướng dẫn chi tiết về 10 bài thuốc dùng râu bắp chữa bệnh.

1. Bài thuốc từ râu bắp trị sỏi thận, tiết niệu

Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp làm tan sỏi, mòn sỏi thận, sỏi tiết niệu nhanh chóng và dễ dàng. Bài thuốc từ râu bắp trị sỏi thận, tiết niệu rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10g râu ngô.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cho vào 200ml đun sôi. Sau đó lọc lấy nước, bỏ phần bã và uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn từ 3 – 4 tiếng để hiệu quả đạt tốt nhất.

2. Bài thuốc trị ho ra máu

Để điều trị chứng ho ra máu, người bệnh áp dụng bài thuốc sau đây, sau khoảng 5 ngày sử dụng sẽ thấy chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 50g và đường phèn 50g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch râu ngô, sau đó cho vào 300ml nước nấu với đường phèn. Chắt nước ra cốc, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.

3. Bài thuốc trị tiểu đường

Các hoạt chất trong dược liệu giúp cân bằng đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Có 2 cách sử dụng râu bắp như sau:

  • Cách 1: Mỗi ngày dùng 40 – 50g râu bắp sắc nước, phối hợp cùng một số dược liệu khác như thiên môn, mạch môn, tri mẫu,… tùy theo tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại.
  • Cách 2: Cho các nguyên liệu như râu ngô 100 – 200g tươi (hoặc 50g khô), thịt lợn nạc khoảng 100 – 200g vào nồi, sau đó thêm gia vị, hầm nhừ và ăn trong ngày.

4. Bài thuốc dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu

Các bài thuốc trị viêm đường tiết niệu từ râu ngô rất đa dạng, trong đó cách đơn giản nhất bạn có thể thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 40 – 50g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch râu ngô, sau đó cho vào ấm, đun sôi 300ml nước rồi rót vào ấm, hãm trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng được. Nên uống liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu
Dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu

5. Bài thuốc trị viêm gan vàng da

Nấu cháo râu ngô kết hợp một số nguyên liệu khác như đậu đen, cà rốt, đại táo là bài thuốc điều trị viêm gan, vàng da hiệu quả rất tốt.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô, đậu đen, cà rốt, đại táo.
  • Cách thực hiện: Cho râu ngô vào đun với nước, đợi khi nước sôi thì chắt lấy nước, bỏ bã. Tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại vào nước râu bắp, ninh đến khi chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn.

6. Bài thuốc trị huyết áp cao

Râu ngô khi kết hợp cùng một số dược liệu như hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng, ngưu tất giúp hạ cholesterol máu, ngăn ngừa huyết áp tăng cao, giúp giảm tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng, ngưu tất, tùy vào sức khỏe và cơ địa người bệnh, thầy thuốc sẽ đưa ra định lượng riêng cho phù hợp nhất.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 500ml nước, đợi khi sôi, cạn còn 300ml thì tắt bếp và chắt nước ra uống trong ngày.

7. Bài thuốc trị chảy máu, thổ huyết kèm huyết áp cao

Một số người bị huyết áp cao kèm theo hiện tượng chảy máu, thổ huyết. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây, có thể sử dụng bài thuốc từ râu bắp giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 30g, chi tử 9g, vỏ chuối tiêu 30g.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào ấm sắc với 500ml nước, đợi khi nước sôi, cạn còn 300ml thì tắt bếp và rốt ra 3 cốc, chia đều uống 3 lần trong ngày.
Nước râu ngô trị chảy máu, thổ huyết kèm huyết áp cao
Nước râu ngô trị chảy máu, thổ huyết kèm huyết áp cao

8. Bài thuốc trị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu

Khi cơ thể mệt mỏi, thường xuyên gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đầu đau dữ dội, người bệnh có thể sử dụng râu ngô theo bài thuốc sau để các chứng bệnh khó chịu nhanh chóng thuyên giảm.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 18g, cam cúc hoa 6g, thảo quyết minh tử 10g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, sau đó hãm cùng nước sôi uống thay trà hằng ngày. Sử dụng liên tục trong 4 – 6 ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.

9. Bài thuốc trị mụn râu ngô

Râu bắp có tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, điều trị mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt hiệu quả.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 15g, 150ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Cho râu ngô đã rửa sạch vào nồi, sau đó đun sôi trong 20 phút. Chắt lấy nước để nguội, tiếp tục rót thêm 150ml rượu rồi đem đun sôi. Uống mỗi ngày 15ml để giảm mẩn ngứa, mề đay.

10. Bài thuốc trị đau đầu, mất ngủ

Các triệu chứng đau đầu, mất ngủ có thể thuyên giảm hiệu quả sau khi sử dụng bài thuốc với râu bắp. Đặc biệt, hiệu quả sẽ phát huy tốt hơn khi kết hợp cùng các dược liệu khác, cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô 30g, đường đỏ 60g, thủy ngưu giác 15g.
  • Cách thực hiện: Đem râu ngô sắc với nước, sau khi sôi sẽ chắt lấy nước, bỏ bã. Tiếp tục lấy thủy ngưu giác cho vào nước vừa đun rồi thêm đường đỏ khuấy đều. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Tất cả 10 bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau và cơ địa cũng không giống nhau. Vậy nên, người bệnh cần được thầy thuốc thăm khám, chẩn đoán kỹ càng để bốc thuốc với định lượng dược liệu phù hợp nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến râu ngô

Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp một số vấn đề liên quan đến dược liệu ngọc mễ tu mà nhiều người quan tâm hiện nay.

  • Uống nhiều nước râu ngô có hại không?

Nước râu ngô nếu sử dụng sai cách sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe thận. Ngoài ra, nó còn gây tình trạng mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, đau bụng, táo bón, yếu cơ, thậm chí nặng hơn có thể bị co giật.

  • Uống nước râu ngô có giảm cân không

Uống nước râu ngô có thể giảm cân bởi loại nước này rất ít calo. Đặc biệt giàu chất xơ giúp người uống có cảm giác no lâu, ngăn chặn các cơn thèm ăn. Đồng thời, nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất tốt giúp lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó thức ăn được phân giải triệt để, tránh tình trạng dư thừa, đọng lại trong cơ thể hình thành mỡ béo.

Uống nước ngọc mễ tu hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Uống nước ngọc mễ tu hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Bầu uống nước râu ngô có tốt không?

Chuyên gia cho biết, bầu uống nước râu ngô sẽ gây tình trạng tiểu nhiều và cạn nước ối. Vậy nên, những mẹ bầu ít nước ối không nên sử dụng để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của thai nhi.

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chứng minh bà bầu viêm đường tiết niệu uống râu ngô rất tốt, giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Sau sinh uống nước râu ngô được không?

Sau sinh, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước ngọc mễ tu nhằm cung cấp thêm chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,… giúp tăng cường chức năng gan và thanh nhiệt cho cơ thể.

  • Những ai không nên sử dụng râu ngô?

Một số đối tượng không nên sử dụng râu bắp bao gồm: Người mắc chứng đông máu, người cao tuổi bị bệnh mỡ màu, những người bị suy gan thận cấp độ nặng,…

Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng râu bắp vì sẽ gây tình trạng hình thành các cục máu đông.

Giá bán râu ngô bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Với những công dụng của râu ngô cho sức khỏe, nguyên liệu này đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, để đáp ứng lượng cầu lớn, các đơn vị cung cấp ngày càng nhiều. Bạn có thể dễ dàng mua râu ngô tươi ở chợ hoặc ngay tại ruộng trồng ngô. Trong trường hợp muốn mua râu ngô đã sơ chế, có thể lựa chọn các cửa hàng bán thảo dược Đông y, các trung tâm nuôi trồng dược liệu.

Hiện nay, giá râu ngô dao động trong khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg. Chênh lệch giá sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị bán và mùa vụ thu hoạch. Người mua không nên ham rẻ mà cần lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo sản phẩm nhận được chất lượng cao, an toàn khi sử dụng.

Giá ngọc mễ tu dao động trong khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg
Giá ngọc mễ tu dao động trong khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg

Lưu ý khi sử dụng râu ngô

Râu ngô là dược liệu lành tính, nhưng nếu sử dụng không đúng cách chắc chắn sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nên, để đảm bảo hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt nhất, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên lạm dụng râu ngô quá nhiều vì sẽ gây rối loạn điện giải. Liều lượng được khuyên dùng là từ 10 – 20g mỗi ngày, đồng thời không dùng quá 10 ngày trong 1 tháng.
  • Không nên dùng vào buổi tối vì loại dược liệu này có tác dụng lợi tiểu, sẽ khiến bạn tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Đảm bảo mua râu bắp sạch, chất lượng tốt tại các cơ sở uy tín, tránh tình trạng mua phải nguyên liệu bị ngâm thuốc bảo quản hoặc tồn động thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không tự ý áp dụng bất cứ bài thuốc nào hoặc tự ý kết hợp với các dược liệu khác. Tất cả cần được hướng dẫn chi tiết từ thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để chắc chắn an toàn và hiệu quả cao.
  • Đây là vị dược liệu có tác dụng bổ trợ trong quá trình chữa trị bệnh. Nên người dùng tuyệt  đối không phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những giải đáp về đặc điểm tổng quan cùng những giải đáp về vấn đề uống nước râu ngô tác dụng gì giúp bạn hiểu hơn về loại dược liệu này. Bên cạnh đó, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cũng giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả giúp bạn đọc tham khảo và có lựa chọn phù hợp trong quá trình cải thiện sức khỏe.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...