Cách Chữa Khí Hư

Các phương pháp điều trị khí hư tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả:

Nước Vo Gạo:

  • Sử dụng nước vo gạo để giảm viêm nhiễm ở âm đạo và tiêu viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Vo gạo lần 1 để loại bỏ bụi bẩn, lần 2 lấy nước gạo thêm đường và uống hàng ngày.
  • Sử dụng nước vo gạo để vệ sinh vùng kín giúp bảo vệ niêm mạc âm đạo và duy trì độ pH.

Ngâm Nước Muối:

  • Nước muối sinh lý sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và cải thiện tình trạng khí hư.
  • Cách thực hiện:Thêm muối vào nước đun sôi, ngâm vùng kín trong 10-15 phút, sau đó lau sạch.

Giấm Táo:

  • Sử dụng giấm táo để khắc phục tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi hôi.
  • Cách thực hiện: Thêm giấm táo vào nước ấm, uống hàng ngày hoặc thêm vào thức ăn.

Hydrogen Peroxide:

  • Sử dụng Hydrogen Peroxide để làm sạch âm đạo.
  • Cách thực hiện: Pha loãng nước oxy già 3% và rửa âm đạo, dừng nếu có kích ứng và liên hệ với bác sĩ.

Tinh Dầu Cây Trà:

  • Tinh dầu cây trà hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Cách thực hiện: Hòa tinh dầu cây trà vào dầu nền, ngâm tăm bông và đặt vào âm đạo 2-3 lần/ngày.

Thuốc Tây Y:

  • Sử dụng thuốc đặt phụ khoa chứa hormone estrogen hoặc kháng sinh dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Bài Thuốc Đông Y:

  • Các bài thuốc dân gian có thể sử dụng các dược liệu như nga truật, chích thảo, quế, ngải cứu, câu kỷ tử, lá trầu không, lá lốt, v.v.

Sử Dụng Lá Trà Xanh và Rễ Cỏ Tranh:

  • Lá trà xanh và rễ cỏ tranh có tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
  • Cách thực hiện: Xông lá trà xanh hoặc nấu nước sôi với rễ cỏ tranh để rửa vùng kín.

Lá Ngải Cứu và Lá Lốt:

  • Lá ngải cứu chứa artemisinin, giúp giảm ngứa đau và hôi ở vùng kín.
  • Cách thực hiện: Nấu nước sôi với lá ngải cứu để uống hoặc xông hơi.

Bài viết khuyến khích việc tham khảo và áp dụng phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và cơ địa cụ thể. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Khí hư hay còn được biết đến là dịch âm đạo hoặc huyết trắng. Đây là biểu hiện của sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, thường xuất hiện từ giai đoạn tuổi dậy thì và dần giảm sau khi qua thời kỳ mãn kinh. Khi thấy khí hư của mình xuất hiện tình trạng trắng đục, gây đau rát, có mùi hôi khó chịu và màu lạ thì rất có thể bạn đã gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Để biết được những cách chữa khí hư nào hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới đây.

Điều trị khi hư tại nhà

Các chị em nên tham khảo áp dụng những cách chữa khí hư đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn dưới đây:

Nước vo gạo

Sở dĩ nước gạo được các chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng vì trong đó có chứa rất nhiều vitamin và các axit hữu cơ, các chất chống Oxy hóa, khoáng chất (sắt, kẽm)… Vì vậy bạn có thể sử dụng nước vo gạo để giảm tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, tiêu viêm hiệu quả. Phương pháp này cần kiên trì thực hiện để cải thiện khí hư có màu trắng đục và mùi hôi một cách nhanh chóng nhất.
Cách thực hiện:

  • Cách 1: Vo gạo để loại bỏ bụi bẩn ở lần thứ nhất, khi vo lượt 2, bạn có thể lấy nước gạo thêm đường và sử dụng uống hàng ngày.
  • Cách 2: Sử dụng nước vo gạo để vệ sinh vùng kín cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bảo vệ niêm mạc âm đạo và giữ cân bằng độ pH.

Nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin và các axit hữu cơ
Nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin và các axit hữu cơ

Ngâm nước muối

Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn cao, khi sử dụng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong âm đạo. Đặc biệt là cải thiện tình trạng khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi, loại bỏ ngứa ngáy, khó chịu, sưng tấy ở vùng âm đạo.
Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước đun sôi và thêm 1 - 2 thìa muối vào chậu và khuấy đều để muối tan hết.
  • Ngâm nước muối trong khoảng 10 - 15 phút và sau đó dùng khăn mềm để lau sạch vùng kín trước khi mặc quần áo.
  • Bạn không nên kết hợp nước muối cùng các loại tinh dầu xà phòng hoặc hóa chất vì điều này có thể gây kích ứng niêm mạc âm đạo.

Giấm táo

Nếu đang gặp tình trạng khí hư ra quá nhiều có mùi hôi khó chịu, người bệnh có thể sử dụng giấm táo để khắc phục tình trạng này. Trong giấm táo có chứa các hoạt chất chống nhiễm trùng và khả năng kháng khuẩn cao. Khi sử dụng giấm táo sẽ giúp khôi phục độ pH bình thường và cản trở sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:

  • Cách 1: Thêm giấm táo và các món ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng một cốc nước ấm và thêm 1 - 2 thìa cà phê giấm táo vào và khuấy đều. Sử dụng hàng ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Sử dụng Hydrogen peroxide

Dùng Hydrogen peroxide (oxy già) là một trong những phương pháp được người bệnh áp dụng khá nhiều. Để có được kết quả như mong muốn, bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất.
Cách thực hiện:

  • Nước oxy già 3% đem pha loãng trong nước để rửa và làm sạch âm đạo.
  • Bạn nên dừng sử dụng nếu cảm thấy khó chịu kích ứng và liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

Tinh dầu cây trà

Tinh dầu cây trà được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa. Trong loại cây này có các hoạt chất kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ. Khi kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt nhất là việc ngứa ngáy sẽ chấm dứt trả lại cảm giác thoải mái.
Cách thực hiện:

  • Hòa 5 - 10 giọt tinh dầu cây trà trong 30ml dầu nền.
  • Ngâm tăm bông vào dung dịch này rồi đưa nó vào âm đạo. Để khoảng 1 giờ và sau đó lấy ra.
  • Phương pháp này nên áp dụng 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý không để tăm bông trong âm đạo qua đêm.

Tinh dầu cây trà được sử dụng phổ điều trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa
Tinh dầu cây trà được sử dụng phổ điều trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa

Sử dụng thuốc Tây y

Nếu vùng âm đạo đã bị viêm nhiễm, khi hư ra nhiều người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị tình trạng này.

Thuốc đặt phụ khoa chứa hormone estrogen

Hormone estrogen đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh dục của phụ nữ. Nó không chỉ điều phối các hoạt động trong tuyến sinh dục mà còn hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc các cơ quan sinh dục như tử cung và âm đạo. Đồng thời, estrogen cũng tham gia vào quá trình sản xuất acid lactic và glycogen, giữ cho môi trường âm đạo luôn cân bằng về pH.
Nhờ có estrogen, các lợi khuẩn trong âm đạo được phát triển mạnh mẽ, đồng thời kháng lại sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Vậy nên khi sử dụng loại thuốc này có thể đẩy lùi được tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.

Thuốc đặt chứa một kháng sinh

Đối với loại thuốc đặt này, người bệnh chỉ có thể sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và chỉ định sau khi đã thực hiện xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Dựa trên kết quả của xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc đặt phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Thành phần của thuốc thường chứa hoạt chất có khả năng tiêu diệt một loại vi khuẩn cụ thể mà không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi khác trong môi trường âm đạo. Điều này đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc không gây tổn thương đến hệ sinh thái vi sinh trong âm đạo, đồng thời giúp loại bỏ hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả.

Thuốc đặt chứa một kháng sinh chỉ có thể sử dụng khi được bác sĩ kê đơn
Thuốc đặt chứa một kháng sinh chỉ có thể sử dụng khi được bác sĩ kê đơn

Thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh

Khác với viên đặt chứa 1 kháng sinh thì loại này có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở âm đạo. Tuy nhiên cũng chính vì tính năng này mà thuốc có thể ảnh hưởng đến cả những lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo và là hệ lụy dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đông y chữa khí hư

Từ xưa đến nay các bài thuốc dân gian luôn được người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao.

Bài thuốc 1

Dược liệu: Nga truật 10g, chích thảo 10g, quế 8g, rễ cỏ xước (sao rượu) 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, rễ bạch đồng nữ (sao vàng) 20g, ngải diệp 20g.
Cách sử dụng: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc cùng 1,5 lít nước sạch. Đun nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn một nửa. Lọc bỏ bã và chia thuốc thành hai lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Dược liệu: Xích thạch chi 10g, can khương 5g, mẫu lệ 10g, lộc giác 10g, bạch chỉ 10g, long cốt 10g, phục linh 10g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, bạch thược 10g.
Cách sử dụng: Mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng một thang và sử dụng trong 10 ngày liên tiếp. Sắc thuốc với lửa nhỏ để các hoạt chất bên trong tiết ra ngoài. Lượng thuốc thu được đem chia đều theo các bữa ăn trong ngày.

Đông y chữa khí hư mang lại hiệu quả điều trị cao
Đông y chữa khí hư mang lại hiệu quả điều trị cao

Bài thuốc 3

Dược liệu: Huyết đằng 20g, quế 10g, trần bì 10g, thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, hương phụ 12g, ngải diệp (khô) 16g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 10g, chích thảo 10g.
Cách sử dụng: Thêm khoảng 1,5 lít nước vào nồi cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau khi sắc thuốc, lọc bỏ phần bã và chia đều thành 3 lần uống trong ngày, không sử dụng qua đêm.

Bài thuốc 4

Dược liệu: Câu kỷ tử 16g, hoắc hương 8g, tang phiêu tiêu 16g, thục địa 32g, sa nhân 8g, cẩu tích 16g, hà thủ ô 16g, thọ ty tử 16g, đỗ trọng 16g, xích thạch chi 16g.
Cách sử dụng: Với tình trạng khí hư ra nhiều, người bệnh nên sử dụng liệu trình trong 10 ngày uống liên tiếp. Bạn chỉ nên uống thuốc trong ngày và uống khi còn ấm.

Các vụ thuốc nam

Chữa khí hư bằng các cây thuốc Nam là một phương pháp khá dễ để thực hiện, bạn có thể tham khảo những loại thuốc dưới đây.

Sử dụng lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như EGCG và một số tanin khác có tác dụng chống oxy hóa, ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Khi sử dụng loại lá này sẽ giúp làm săn se niêm mạc, làm lành các vết thương tại âm đạo, tử cung. Ngoài ra, quá trình hồi phục viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng hơn.
Cách thực hiện:

  • Sau khi lấy lá trà xanh cần làm sạch ngâm muối để loại bỏ hết các bụi bẩn.
  • Lá trà xanh đem vò hơi nát và đun cùng hai lít nước. Khi nước sôi người bệnh cần cho thêm vài hạt muối.
  • Tiến hành xông lá trà xanh ở một khoảng cách thích hợp trong vòng 15 - 20 phút.
  • Tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện nếu bạn áp dụng phương pháp này 2 - 3 lần mỗi tuần.

Rễ cỏ tranh

Trong y học dân gian cho biết, rễ cỏ tranh là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng để điều trị các bệnh huyết nhiệt, trong đó có bệnh phụ khoa.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm rễ cỏ tranh rửa sạch cắt khúc nhỏ và đem phơi khô.
  • Rễ cỏ tranh nên bảo quản trong bình kín sau khi đã được sao vàng và thực hiện bước hạ thổ.
  • Sau thời gian này lấy rễ cỏ tranh nấu với một nước vừa đủ và chắt lấy nước để uống.

Lá trầu không

Lá trầu không có công dụng vô cùng tốt trong quá trình điều trị khí hư. Loại lá này có mùi khá đặc trưng, vị cay nồng, tính ấm, là thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm, khử mùi rất tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không còn có chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất kháng viêm, giúp chữa khí hư hiệu quả.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 8 - 10 lá trầu không tươi đem rửa sạch để ráo nước.
  • Sau khi vò nát lá trầu không đem đun cùng với 2 lít nước trong khoảng 20 phút.
  • Tiến hành xông hơi vùng kín trong khoảng 20 - 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Phương pháp này nên sử dụng 3 - 4 lần/tuần cho tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Lá trầu không có công dụng vô cùng tốt trong quá trình điều trị khí hư
Lá trầu không có công dụng vô cùng tốt trong quá trình điều trị khí hư

Lá ngải cứu

Artemisinin là hoạt chất có trong lá ngải, được sử dụng để loại bỏ các triệu chứng như ngứa đau rát và hôi ở vùng kín. Bởi trong lá ngải có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu vùng kín, giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh trong âm đạo.
Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu tươi sau khi thu hoạch cần rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo nước.
  • Sắc ngải cứu,thêm gừng và một chút muối đun trong khoảng 15 phút đến khi thuốc cạn còn một nửa.
  • Lượng thuốc thu được chia đều thành các lần uống trong ngày.
  • Ngải cứu còn có thể sử dụng để xông vùng kín với tần suất 3 - 4 lần/tuần.

Lá lốt

Lá lốt là một loại vị thuốc nam mang mùi thơm đặc trưng, có tính ấm và được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, cũng như khả năng giảm mùi hôi vùng kín một cách hiệu quả. Nhờ vậy, loại thảo dược này đã từ lâu được sử dụng trong các bài thuốc quý để chữa trị viêm nhiễm phụ khoa.
Cách thực hiện:

  • Lá lốt có thể kết hợp cùng phèn chua và nghệ tươi đem sắc cùng 1,5l nước sạch và đun sôi trong khoảng 20 phút.
  • Lọc lấy nước thuốc và sử dụng để rửa vùng kín 2 – 3 lần/tuần.

Thuốc chữa khí hư dạng uống là lựa chọn phổ biến để điều trị nhiều nguyên nhân gây khí hư ở phụ nữ. Dưới đây là một số loại thuốc uống phổ biến và cách sử dụng:

  1. Fluconazole:
    • Liều lượng: 300mg/ngày, chia làm 2 lần, điều trị 7-21 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm Candida, Coccidioidomycosis, nhiễm trùng roi, nấm móng.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Fluconazole.
    • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
  2. Metronidazole:
    • Liều lượng: 2g/ngày hoặc 250mg x 2 lần/ngày, duy trì 7-10 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm âm đạo, trùng roi Trichomonas.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Metronidazole.
    • Tác dụng phụ: Buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
  3. Ciprofloxacin 500mg:
    • Liều lượng: 500mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, tiêu hoá.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ cho con bú.
    • Tác dụng phụ: Rối loạn thị giác, nhạy cảm ánh sáng, giảm bạch cầu.
  4. Tinidazole:
    • Liều lượng: 2g/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp, trùng roi Trichomonas.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Imidazole.
    • Tác dụng phụ: Buồn nôn, rối loạn vị giác, chóng mặt.

Thuốc Chữa Khí Hư Dạng Đặt:

  1. Nystatin:
    • Liều lượng: 1 viên 100,000IU/ngày, liên tục 7-14 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai.
    • Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
  2. Mycogynax:
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, dùng 10 ngày liên tiếp.
    • Chỉ định: Điều trị viêm phụ khoa, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người dùng thuốc tránh thai.
    • Tác dụng phụ: Dị ứng, châm chích.
  3. Fluomizin:
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, duy trì 6 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở âm đạo.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn Dequalinium Chloride.
    • Tác dụng phụ: Ngứa, rát tại chỗ, rối loạn toàn thân.

Thuốc Bôi:

  1. Acyclovir:
    • Liều lượng: 5 lần/ngày, liên tục 5 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm virus Herpes Simplex ngoài da.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, bôi vào niêm mạc âm đạo.
    • Tác dụng phụ: Đau nhói, nóng rát.
  2. Clotrimazole:
    • Liều lượng: 1 lần/ngày, dùng trong 3 ngày liên tục.
    • Chỉ định: Điều trị nấm Candida âm đạo.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai cần thận trọng.
    • Tác dụng phụ: Nóng rát, kích ứng tại chỗ.
  3. Econazole 1%:
    • Liều lượng: 1-3 lần/ngày, duy trì tối thiểu 14 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm âm đạo, âm hộ do Candida.
    • Chống chỉ định: Thận trọng với phụ nữ mang thai.
    • Tác dụng phụ: Bỏng da, nóng rát.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng thuốc mà không có hướng dẫn chính thức.
  • Không sử dụng đơn thuốc của người khác.
  • Thăm khám định kỳ và báo cáo ngay khi có triệu chứng bất thường.

Nhớ rằng, việc sử dụng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang cân nhắc sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Bài viết giới thiệu những thực phẩm và biện pháp ăn uống hỗ trợ khi gặp tình trạng khí hư.

Bổ Sung Thực Phẩm:

  1. Sữa Chua: Chứa lợi khuẩn và acid lactic, giúp cân bằng độ PH và ngăn viêm nhiễm.
  2. Nam Việt Quất: Chứa anthocyanins, giúp chống viêm và duy trì độ pH.
  3. Tỏi: Chất allicin giúp chống vi nấm, vi trùng, hỗ trợ điều trị.
  4. Rau Cần Tây: Giúp giảm mùi hôi và khôi phục hệ vi khuẩn âm đạo.
  5. Đậu Nành: Chứa Phytoestrogen, ngăn đau bụng và tăng bôi trơn âm đạo.
  6. Rau Xanh và Trái Cây: Cung cấp vitamin, chất xơ, giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy.
  7. Quả Bơ: Bôi trơn và duy trì độ đàn hồi âm đạo, chứa kali và vitamin B6.

Kiêng Ăn:

  1. Thực Phẩm Cay Nóng: Tăng nhiệt độ cơ thể, gây kích ứng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  2. Muối Chua và Thực Phẩm Lên Men: Gây mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  3. Chất Kích Thích (Rượu, Bia, Thuốc Lá): Gây tăng ẩm và nhiệt độ vùng kín.
  4. Đồ Ngọt, Dầu Mỡ, Chất Béo: Làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục và kích thích sản xuất âm đạo.
  5. Hải Sản: Có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Món Ăn Tốt:

  1. Cháo Gạo Nếp, Hạt Sen, Hạt Súng: Kiên trì ăn trong 7 ngày để cải thiện.
  2. Thịt Bằm Xào Hoa Mào Gà: Giúp bổ khí và giảm tiết khí hư.
  3. Trứng Rán Ngải Cứu: Hỗ trợ giảm tình trạng ra khí hư quá nhiều.
  4. Đậu Mộc Hầm Dạ Dày Lợn: Cải thiện tình trạng khí hư ở vùng kín.

Lưu Ý: Kết hợp với điều trị từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.


Bài viết trên đây đã tổng hợp rất nhiều các cách chữa khí hư hiệu quả. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của từng người sẽ có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Hơn hết, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ và kiểm tra cũng như lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...