Bị Khí Hư Nên Ăn Gì

Bài viết giới thiệu những thực phẩm và biện pháp ăn uống hỗ trợ khi gặp tình trạng khí hư.

Bổ Sung Thực Phẩm:

  1. Sữa Chua: Chứa lợi khuẩn và acid lactic, giúp cân bằng độ PH và ngăn viêm nhiễm.
  2. Nam Việt Quất: Chứa anthocyanins, giúp chống viêm và duy trì độ pH.
  3. Tỏi: Chất allicin giúp chống vi nấm, vi trùng, hỗ trợ điều trị.
  4. Rau Cần Tây: Giúp giảm mùi hôi và khôi phục hệ vi khuẩn âm đạo.
  5. Đậu Nành: Chứa Phytoestrogen, ngăn đau bụng và tăng bôi trơn âm đạo.
  6. Rau Xanh và Trái Cây: Cung cấp vitamin, chất xơ, giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy.
  7. Quả Bơ: Bôi trơn và duy trì độ đàn hồi âm đạo, chứa kali và vitamin B6.

Kiêng Ăn:

  1. Thực Phẩm Cay Nóng: Tăng nhiệt độ cơ thể, gây kích ứng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  2. Muối Chua và Thực Phẩm Lên Men: Gây mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  3. Chất Kích Thích (Rượu, Bia, Thuốc Lá): Gây tăng ẩm và nhiệt độ vùng kín.
  4. Đồ Ngọt, Dầu Mỡ, Chất Béo: Làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục và kích thích sản xuất âm đạo.
  5. Hải Sản: Có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Món Ăn Tốt:

  1. Cháo Gạo Nếp, Hạt Sen, Hạt Súng: Kiên trì ăn trong 7 ngày để cải thiện.
  2. Thịt Bằm Xào Hoa Mào Gà: Giúp bổ khí và giảm tiết khí hư.
  3. Trứng Rán Ngải Cứu: Hỗ trợ giảm tình trạng ra khí hư quá nhiều.
  4. Đậu Mộc Hầm Dạ Dày Lợn: Cải thiện tình trạng khí hư ở vùng kín.

Lưu Ý: Kết hợp với điều trị từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Khí hư hay còn gọi với cái tên khác là dịch âm đạo. Đây là sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ, thường xuất hiện trang độ tuổi dậy và giảm dần vào thời kỳ mãn kinh. Khí hư thường có màu trắng, dai, có mùi hơi tanh nhẹ hoặc không mùi. Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc ăn uống hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng tránh bệnh về các bệnh phụ khoa. Vậy khi bị khí hư nên ăn gì? Nên kiêng những thực phẩm nào? Để biết được câu trả lời, mời bạn đọc cùng khám phá trong bài viết sau đây.

Khi bị khí hư nên ăn gì?

Nếu tình trạng khí hư ở mức độ nhẹ, chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách bổ sung các hợp chất cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm mà bạn cần bổ sung:

Sữa chua

Đối với tình trạng khi hư ra nhiều, bạn nên bổ sung thêm sữa chua trong chế độ ăn hằng ngày của mình. Sữa chua là loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn (probiotics) và acid lactic, giúp cân bằng độ PH trong cơ thể và hệ vi sinh vật trong âm đạo. Lúc này, vùng kín sẽ được bảo vệ một cách tự nhiên, tránh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Không những khí hư về tình trạng sinh lý bình bình thường mà còn tránh được việc bệnh tái phát.

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng độ PH trong cơ thể
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng độ PH trong cơ thể

Nam việt quất

Nam việt quất là một loại quả có chứa anthocyanins loại A, đây là một hoạt chất có khả năng chống viêm tự nhiên nhờ vào khả năng ức chế virus, vi khuẩn ở bộ phận tiết niệu và bộ phận sinh dục. Khi ăn loại quả này sẽ giúp duy trì độ pH và axit háo nước tiểu, giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm vùng kín hiệu quả.
Nam việt quất có khá nhiều cách chế biến, bạn có thể rửa sạch và ăn trái tươi, cắt đôi để trộn với sữa chua hay ép lấy nước. Đây đều là những món ăn nhẹ được các chị em vô cùng yêu thích và quan trọng là tốt cho các bệnh về phụ khoa.

Tỏi

Theo các chuyên gia cho biết, tỏi là một thực phẩm kháng sinh tự nhiên, được sử dụng để điều trị các bệnh về phụ khoa rất tốt. Đây là một loại củ có chứa các chất chống vi nấm, vi trùng, hỗ trợ điều trị trùng nấm, ngứa ngáy vùng kín. Chất allicin có trong thực phẩm này không những có tác dụng diệt khuẩn mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc, bạn có thể kết hợp tỏi cùng các món ăn hằng ngày để tránh khó ăn. Việc sử dụng tỏi cần kiên trì, sau thời gian 3 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả nhất định.

Cần tây

Một loại rau mà bạn không thể bỏ qua khi gặp phải tình trạng khí hư bệnh lý là rau cần tây. Đây là một loại rau có chứa nhiều vitamin C giúp giảm các mùi hôi khó chịu ở vùng kín. Ngoài ra, hệ vi khuẩn trong âm đạo cũng được khôi phục, giúp cân bằng độ pH, lợi khuẩn sẽ phát triển tốt hơn và từ đó ngăn ngừa các bệnh phụ khoa phát triển. Hiện nay, cần tây được được rất nhiều chị em ưa chuộng, dùng để ép nước, không chỉ tốt cho vùng kín mà loại rau này còn giúp đẹp da, đẹp dáng. Cần tây có mùi đặc trưng nếu cảm thấy việc ép nước uống quá khó, bạn có thể chế biến như xào với thịt bò, làm salad,... để giúp ngon miệng và có thể ăn chúng đều đặn hơn.

Sản phẩm làm từ đậu nành

Đậu nành là một trong những loại hạt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong loại hạt này có chứa Phytoestrogen, giúp ngăn ngừa tình trạng đau bụng và thúc đẩy bôi trơn vùng âm đạo. Ngoài ra, các thực phẩm được làm từ loại đậu này còn chứa rất nhiều các khoáng chất, vitamin, axit béo cũng như Omega-3, giảm đau bụng, đau lưng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, đậu nành còn có chứa hàm lượng estrogen cao, giúp cho vùng kín không bị khô, ngứa rát. Và đặc biệt là bù đắp phần thiếu hụt của hormone nội tiết trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng hạt đậu nành rang để ăn trực tiếp, uống sữa đậu nành hay ăn đậu phụ.

Đậu nành ngăn ngừa đau bụng và thúc đẩy bôi trơn vùng âm đạo
Đậu nành ngăn ngừa đau bụng và thúc đẩy bôi trơn vùng âm đạo

Các loại rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C

Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt đối với những người đang gặp tình trạng khí hư có mùi và màu lạ, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu tăng sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể. Nhờ vậy, khí hư cũng sẽ được giảm thiểu đang kể. Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe có thể kể đến như như rau cải xanh, súp lơ, rau cải xoăn, rau ngót, bí,…
Nhóm trái cây chứa nhiều vitamin C, giúp cân đối chế độ ăn uống hằng ngày và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ có công dụng đẩy lùi tình trạng khí hư ở vùng kín mà còn tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Một vài loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, nho, ổi,…..

Quả bơ

Bơ không chỉ là một nguồn dầu chất lượng tốt mà còn có khả năng bôi trơn và duy trì độ đàn hồi cho thành âm đạo, đồng thời ngăn chặn tình trạng khô rát vùng kín. Chưa hết, bơ còn chứa kali và vitamin B6, giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ quan sinh dục nữ. Với những lợi ích này, không có gì ngạc nhiên khi quả bơ trở thành một người bạn đồng hành đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe vùng kín cho phụ nữ.

Quả bơ giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ quan sinh dục nữ
Quả bơ giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ quan sinh dục nữ

Người bị ra nhiều khí hư cần kiêng những gì?

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, bạn hạn ăn những thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn cay nóng: Các thực phẩm như mỳ cay, lẩu cay Tứ Xuyên thường sẽ cho rất nhiều gia vị như tiêu, ớt, sa tế, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây tích tụ độc tố trong cơ quan nội tạng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là trong vùng kín. Kết quả, tình trạng ngứa ngáy vùng kín có thể xuất hiện và nguy cơ viêm nhiễm gia tăng.
  • Muối Chua: Thực phẩm lên men có thể gây mất cân bằng độ pH ở vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn và nấm. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa và tăng nguy cơ viêm hoặc tái phát bệnh.
  • Các chất kích thích: Chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể. Việc sử dụng những hợp chất này có thể làm tăng độ ẩm và nhiệt độ trong vùng kín, góp phần vào tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Đồ ngọt, dầu mỡ, chất béo: Việc ăn những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục, đồng thời kích thích sản xuất lượng âm đạo nhiều hơn trong cơ thể. Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm nặng thêm tình trạng sức khỏe.
  • Hải sản: Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong hải sản chứa nhiều nguyên tố vi lượng có thể gây kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa phát triển.

Thực phẩm lên men có thể gây mất cân bằng độ pH ở vùng kín
Thực phẩm lên men có thể gây mất cân bằng độ pH ở vùng kín

Các món ăn tốt cho sức khỏe phụ khoa

Một vài các món ăn khi bị ra khí hư nhiều bạn có thể chế biến để giúp đẩy lùi tình trạng bệnh như sau

  • Cháo gạo nếp, hạt sen, hạt súng: Bạn có thể sử dụng cháo và ăn vào buổi sáng kiên trì trong 7 ngày để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
  • Thịt bằm xào hoa mào gà: Mào gà được kết hợp với thịt lợn giúp bổ khí, lưu thông khí huyết, và giảm tình trạng tiết khí hư quá nhiều. Việc kiên trì ăn món canh này liên tục trong vòng 1 tuần có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng.
  • Trứng rán ngải cứu: Đây là một món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy, có thể kết hợp rán trứng rán ngải cứu để giảm tình trạng ra khí hư quá nhiều.
  • Đậu mộc hầm dạ dày lợn: Đây là hai nguyên liệu khi kết hợp với nhau sẽ cải thiện tốt tình trạng ra khí hư ở vùng kín.

Các phương pháp điều trị khí hư tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả:

Nước Vo Gạo:

  • Sử dụng nước vo gạo để giảm viêm nhiễm ở âm đạo và tiêu viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Vo gạo lần 1 để loại bỏ bụi bẩn, lần 2 lấy nước gạo thêm đường và uống hàng ngày.
  • Sử dụng nước vo gạo để vệ sinh vùng kín giúp bảo vệ niêm mạc âm đạo và duy trì độ pH.

Ngâm Nước Muối:

  • Nước muối sinh lý sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và cải thiện tình trạng khí hư.
  • Cách thực hiện:Thêm muối vào nước đun sôi, ngâm vùng kín trong 10-15 phút, sau đó lau sạch.

Giấm Táo:

  • Sử dụng giấm táo để khắc phục tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi hôi.
  • Cách thực hiện: Thêm giấm táo vào nước ấm, uống hàng ngày hoặc thêm vào thức ăn.

Hydrogen Peroxide:

  • Sử dụng Hydrogen Peroxide để làm sạch âm đạo.
  • Cách thực hiện: Pha loãng nước oxy già 3% và rửa âm đạo, dừng nếu có kích ứng và liên hệ với bác sĩ.

Tinh Dầu Cây Trà:

  • Tinh dầu cây trà hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Cách thực hiện: Hòa tinh dầu cây trà vào dầu nền, ngâm tăm bông và đặt vào âm đạo 2-3 lần/ngày.

Thuốc Tây Y:

  • Sử dụng thuốc đặt phụ khoa chứa hormone estrogen hoặc kháng sinh dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Bài Thuốc Đông Y:

  • Các bài thuốc dân gian có thể sử dụng các dược liệu như nga truật, chích thảo, quế, ngải cứu, câu kỷ tử, lá trầu không, lá lốt, v.v.

Sử Dụng Lá Trà Xanh và Rễ Cỏ Tranh:

  • Lá trà xanh và rễ cỏ tranh có tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
  • Cách thực hiện: Xông lá trà xanh hoặc nấu nước sôi với rễ cỏ tranh để rửa vùng kín.

Lá Ngải Cứu và Lá Lốt:

  • Lá ngải cứu chứa artemisinin, giúp giảm ngứa đau và hôi ở vùng kín.
  • Cách thực hiện: Nấu nước sôi với lá ngải cứu để uống hoặc xông hơi.

Bài viết khuyến khích việc tham khảo và áp dụng phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và cơ địa cụ thể. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Thuốc chữa khí hư dạng uống là lựa chọn phổ biến để điều trị nhiều nguyên nhân gây khí hư ở phụ nữ. Dưới đây là một số loại thuốc uống phổ biến và cách sử dụng:

  1. Fluconazole:
    • Liều lượng: 300mg/ngày, chia làm 2 lần, điều trị 7-21 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm Candida, Coccidioidomycosis, nhiễm trùng roi, nấm móng.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Fluconazole.
    • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.
  2. Metronidazole:
    • Liều lượng: 2g/ngày hoặc 250mg x 2 lần/ngày, duy trì 7-10 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm âm đạo, trùng roi Trichomonas.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Metronidazole.
    • Tác dụng phụ: Buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
  3. Ciprofloxacin 500mg:
    • Liều lượng: 500mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, tiêu hoá.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ cho con bú.
    • Tác dụng phụ: Rối loạn thị giác, nhạy cảm ánh sáng, giảm bạch cầu.
  4. Tinidazole:
    • Liều lượng: 2g/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp, trùng roi Trichomonas.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người quá mẫn Imidazole.
    • Tác dụng phụ: Buồn nôn, rối loạn vị giác, chóng mặt.

Thuốc Chữa Khí Hư Dạng Đặt:

  1. Nystatin:
    • Liều lượng: 1 viên 100,000IU/ngày, liên tục 7-14 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai.
    • Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
  2. Mycogynax:
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, dùng 10 ngày liên tiếp.
    • Chỉ định: Điều trị viêm phụ khoa, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người dùng thuốc tránh thai.
    • Tác dụng phụ: Dị ứng, châm chích.
  3. Fluomizin:
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, duy trì 6 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở âm đạo.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn Dequalinium Chloride.
    • Tác dụng phụ: Ngứa, rát tại chỗ, rối loạn toàn thân.

Thuốc Bôi:

  1. Acyclovir:
    • Liều lượng: 5 lần/ngày, liên tục 5 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm virus Herpes Simplex ngoài da.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, bôi vào niêm mạc âm đạo.
    • Tác dụng phụ: Đau nhói, nóng rát.
  2. Clotrimazole:
    • Liều lượng: 1 lần/ngày, dùng trong 3 ngày liên tục.
    • Chỉ định: Điều trị nấm Candida âm đạo.
    • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai cần thận trọng.
    • Tác dụng phụ: Nóng rát, kích ứng tại chỗ.
  3. Econazole 1%:
    • Liều lượng: 1-3 lần/ngày, duy trì tối thiểu 14 ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm âm đạo, âm hộ do Candida.
    • Chống chỉ định: Thận trọng với phụ nữ mang thai.
    • Tác dụng phụ: Bỏng da, nóng rát.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng thuốc mà không có hướng dẫn chính thức.
  • Không sử dụng đơn thuốc của người khác.
  • Thăm khám định kỳ và báo cáo ngay khi có triệu chứng bất thường.

Nhớ rằng, việc sử dụng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang cân nhắc sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Trên đây là những gợi ý cho người bệnh đang phân vân bị khí hư nên ăn gì và kiêng những gì,chế biến những món nào. Tuy nhiên, việc ăn uống sẽ có kết quả tốt nhất nếu kết hợp điều trị từ bác sĩ. Vậy nên, hơn hết bạn cần đến các phòng khám uy tín để được kiểm tra và lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...