Thuốc Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp kiểm soát bệnh an toàn, hiệu quả. Bởi các thuốc đặc trị thường có dược tính mạnh, nhanh chóng xoa dịu triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm gây ra. Tuy nhiên, thuốc có khả năng phát sinh một vài tác dụng phụ không mong muốn, đòi hỏi người bệnh phải thận trọng trong quá trình điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp kiểm soát các triệu chứng viêm amidan hốc mủ. Trong đó, sử dụng thuốc Tây là biện pháp có hiệu quả nhanh nhờ vào thành phần dược tính mạnh mẽ. Dưới đây là một vài loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo, để đảm bảo an toàn nên tham vấn với bác sĩ trước khi dùng:
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ theo độ tuổi
Viêm amidan hốc mủ có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, trong đó trẻ em thường mắc bệnh do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Dựa vào tình trạng bệnh, độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng viêm gây hại cho cơ thể. Đồng thời kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn tại amidan, khu vực hầu họng.
Tùy theo độ tuổi, thuốc sẽ được chỉ định khác nhau hoặc điều chỉnh liều dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Sau đây là một số loại bạn có thể tham khảo:
Thuốc cho người lớn
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan hốc mủ là biện pháp hàng đầu. Đối với người trưởng thành, bác sĩ sẽ kê loại thuốc tác dụng mạnh với liều cao để đẩy nhanh quá trình loại bỏ viêm nhiễm, ngăn nguy cơ tái phát bệnh hoặc gây biến chứng nguy hại đối với sức khỏe. Một số loại như:
- Amoxicillin:
Thuốc kháng sinh Amoxicillin có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý hô hấp như viêm amindan, viêm phế quản, viêm phổi hoặc trường hợp nhiễm trùng tai mũi họng, đường tiết niệu,... Ngoài ra thuốc còn được kết hợp sử dụng với các dạng thuốc khác giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Amoxicillin thuộc nhóm thuốc Penicillin thường được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có khả năng gây ra một vài tác dụng phụ, đặc biệt đối với người có cơ địa nhạy cảm. Do đó bạn nên tuân thủ theo liều dùng của bác sĩ, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị nên thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
- Nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin:
Cephalosporin là thuốc kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm beta lactam, dẫn xuất của loại acid 7-aminocephalosporanic. Thuốc có công dụng tương tự như dạng Penicillin, cụ thể giúp ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, Cephalosporin còn có khả năng acyl hóa D alanin transpeptidase làm ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn, khiến chúng không còn tế bào che chở dễ bị tiêu diệt hơn.
Một số thuốc được chỉ định như thuốc kháng sinh cafalexin, cefotaxim,... thuộc nhóm Cephalosporin giúp điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác. Đặc biệt thuốc sẽ được kê toa cho bệnh nhân bị dị ứng với loại kháng sinh nhóm penicillin.
- Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid:
Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh phổ hẹp, tác động chủ yếu đến các dạng khuẩn gram dương và nhóm không điển hình. Đặc biệt, thuốc có tác dụng tốt đối với các loại vi khuẩn dạng nội bào, riêng đối với trực khuẩn gram âm thường không có tác dụng.
Macrolid hiện nay được sản xuất với 2 dạng chính là tự nhiên và bán tổng hợp, chúng khác nhau chủ yếu về số lượng nguyên tử carbon. Thuốc có hoạt lực mạnh, được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm amidan hốc mủ và một số bệnh lý liên quan hệ hô hấp do nhiễm vi khuẩn khác.
Bác sĩ chỉ định cho người lớn bị viêm nặng, không đáp ứng điều trị hoặc bị dị ứng với các thuốc thuốc thuộc nhóm penicillin. Một số thuốc nhóm Macrolid được chỉ định như Roxithromycin, Erythromycin,... Tuy nhiên thuốc có giá khá đắt, người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Thuốc cho trẻ em
Viêm amidan hốc mủ xảy ra ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ khá nhạy cảm có thể gặp dị ứng khi sử dụng thuốc tân được. Do đó, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ thay vì tự ý mua và cho con sử dụng thuốc điều trị bừa bãi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ cho trẻ em. Một số loại thường được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc xịt họng/ thuốc uống Tantum Verde:
Sử dụng thuốc dạng xịt hoặc uống Tantum Verde điều trị viêm amidan hốc mủ cho trẻ em. Đây là loại thuốc chống viêm không steroid, được bào chế ở dạng viên nén hoặc dạng xịt họng dễ dàng sử dụng. Dùng với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, sau một thời gian tình trạng viêm có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
Thuốc khá an toàn với trẻ em nhờ không chứa thành phần steroid, ngoài ra thuốc còn được dùng cho trẻ thành niên hay với người lớn. Tuân thủ theo chỉ định, dùng thuốc cho trẻ sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Về liều dùng nên trực tiếp thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh Oxacillin:
Thuốc kháng sinh Oxacillin được chỉ định cho những trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới hoặc viêm nhiễm da, xương khớp, đường tiết niệu. Trong đó đặc biệt là tình trạng viêm amidan hốc mủ, sử dụng được cho trẻ em. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng penicillin.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhi để chỉ định dạng thuốc và liều dùng phù hợp. Không dùng cho trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc. Phụ huynh không nên mua và cho con sử dụng bừa bãi để tránh nguy hại đến sức khỏe của trẻ, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau.
Ngoài ra, trẻ em cũng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh Macrolid chữa viêm amidan hốc mủ. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa buồn nôn,... Cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc.
Bên cạnh các dạng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ kể trên, để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm một số thuốc khác bổ trợ trị triệu chứng như thuốc ho, thuốc giảm phù nề,...
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ theo mức độ bệnh
Không chỉ phân loại thuốc để chỉ định điều trị theo độ tuổi, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh của mỗi người xây dựng phác đồ can thiệp chữa trị riêng. Theo đó, bệnh viêm amidan hốc mũ được phân thành dạng cấp và mãn tính. Mỗi dạng bệnh sẽ phải sử dụng liều lượng và loại thuốc khác nhau. Cụ thể
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ cấp tính
Viêm amidan hốc mủ cấp tính khởi phát các triệu chứng khó chịu, đau rát cổ họng,... Tuy nhiên nếu can thiệp sớm, ở giai đoạn cấp tính các biện pháp điều trị sẽ đơn giản hơn so với giai đoạn viêm đã chuyển thành mãn tính. Một số thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây hại.
- Thuốc ho: Giúp cải thiện cơn ho dữ dội, giảm mệt mỏi cho người bệnh.
- Thuốc hạ sốt, long đờm: Dành cho đối tượng có đờm đặc ở cổ họng, kèm theo đó là cơn sốt cao kéo dài. Sử dụng thuốc giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng, phòng tránh các nguy cơ biến chứng.
Một số thuốc như thuốc kháng viêm, dung dịch súc miệng, họng cũng được chỉ định kết hợp nhằm tăng hiệu quả đẩy lùi triệu chứng cho người bệnh. Mỗi dạng bệnh khác nhau, thuốc sẽ được chỉ định đảm bảo phù hợp và hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ mãn tính
Viêm amidan hốc mủ mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài dai dẳng với các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như các cơn ho dai dẳng kèm theo mủ trắng, đau rát cổ họng dữ dội. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, nước bọt, khó thở,...
Các thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ giai đoạn này thường có liều cao và thời gian sử dụng kéo dài để giúp loại bỏ hại khuẩn gây viêm nhiễm triệt để. Một số loại như:
- Thuốc kháng sinh Cephalexin:
Thuốc được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trong đó có viêm amidan. Ngoài ra, Cephalexin còn được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,...
Liều dùng ở người lớn và trẻ em sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám. Thuốc được bào chế dạng viên uống hoặc bột pha hỗn dịch. Thời gian điều trị trong khoảng 7 - 10 ngày, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc mặc dù nhận thấy không còn các triệu chứng khó chịu.
Trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban, nổi mề đau, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,... Cần cấp cứu nếu người bệnh bị dị ứng gây khó thở, sưng mặt, môi lưỡi, cổ họng.
- Thuốc Penicillin G:
Thuốc Penicillin G được dùng phổ biến ở dạng tiêm bắp tay, tác dụng loại bỏ vi khuẩn, nhất là dạng liêu cầu khuẩn nhóm A. Thuốc được chỉ định cho những đối tượng bị nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu biến chứng do viêm amidan hốc mủ. Không sử dụng đối với trường hợp dị ứng với nhóm thuốc penicillin, cephalosporin.
Liều dùng được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi tiêm, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như phát ban, nổi mề đay, ớn lạnh, đau khớp, kiệt sức,... Trường hợp nguy hiểm có thể gây sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, loạn nhịp tim, trụy tim. Thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.
- Thuốc kháng sinh Augmentin:
Thuốc kháng sinh Augmentin có công dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Chẳng hạn như viêm xoang, viêm phế quản, nhiễm trùng da,... và cả viêm amidan hốc mủ.
Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp điều trị các bệnh lý về nhiễm trong, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp sử dụng loại thuốc này. Không sử dụng thuốc cho người có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc hoặc người có tiền sử dị ứng, gặp vấn đề về gan. Đặc biệt không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Thuốc kháng sinh Zinnat:
Thuốc kháng sinh Zinnat chỉ định trong trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới và các bệnh lý liên quan khác. Không sử dụng thuốc cho đối tượng bị quá mẫn với thành phần nhóm thuốc kháng cephalosporin. Liều dùng và cách sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như phát ban, đau đầu, chống mặt, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, tăng bạch cầu ái tona, tăng khả năng nhiễm nấm candida,... Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Thuốc được chỉ định phù hợp với tình trạng, mức độ viêm nhiễm, độ tuổi của mỗi bệnh nhân. Phác đồ được xây dựng phù hợp và đảm bảo tính an toàn cho người bệnh. Bạn đọc nên tiến hành điều trị sau khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ dẫn. Hạn chế tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hại sức khỏe.
Những điều cần biết khi dùng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ chủ yếu là các dạng thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể. Chính vì điều này mà khả năng gây tác dụng phụ cũng khá cao. Do đó, người bệnh cần thận trọng trước - trong và sau điều trị. Một số điều cần biết khi dùng thuốc như:
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi đã xác định được nguyên nhân phát sinh các triệu chứng bất thường ở cổ họng. Cụ thể là dạng bệnh lý đang gặp phải, mức độ viêm nhiễm,... để có hướng xử lý an toàn và hiệu quả nhất. Trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định áp dụng điều trị.
- Sử dụng thuốc đúng loại, liều lượng theo đơn được bác sĩ kê, không tự ý sử dụng hoặc ngưng sử dụng khi nhận thấy biểu hiện bất thường thuyên giảm. Tình trạng bỏ dỡ thuốc giữa chừng có thể gây nhờn thuốc, tăng nguy cơ tái phát bệnh về sau.
- Trường hợp nhận thấy cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ xử lý sớm.
- Thông báo với bác sĩ tình trạng dị ứng, tiền sử dị ứng và các bệnh lý đang mắc phải để bác sĩ cân nhắc chỉ định thuốc phù hợp.
- Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị viêm amidan hốc mũ, người bệnh được khuyến cáo thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn. Bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, tránh các dạng có khả năng kích thích cổ họng, gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn như đồ ăn tái sống, cay nóng, nhiều dầu mỡ,...
- Thư giãn, giữ tâm lý thoải mái, sắp xếp công việc dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể chóng lại bệnh tật.
Trên đây là một số thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!