Viêm Amidan Có Tự Khỏi Không? Giải Đáp Chi Tiết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm amidan có tự khỏi không? Câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Viêm amidan là chứng bệnh về hệ hô hấp phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Việc bệnh có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ địa, mức độ viêm nhiễm đóng vai trò quan trọng. Theo chuyên gia, người bệnh nên chủ động điều trị để bệnh sớm cải thiện và phòng tránh các rủi ro biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Bệnh viêm amidan có tự khỏi không?
Viêm amidan là bệnh về hệ hô hấp phổ biến hiện nay. Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi hoặc người đang mắc các bệnh lý khác làm hệ miễn dịch suy yếu. Nguyên nhân gây viêm nhiễm là do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus khiến khu vực amidan trở nên sưng đỏ, đau rát,…
Khi mắc bệnh, cơ thể bắt đầu phát sinh các triệu chứng chẳng hạn như sốt cao, ho khan, khó chịu cổ họng, khó nuốt, khó thở,… khi amidan sưng to chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh viêm amidan thường có tiên lượng khá tốt.
Người bệnh gặp phải tình trạng viêm cấp tính có thể thuyên giảm sau 3 – 5 ngày nếu được chăm sóc tốt, lúc này người bệnh thậm chí không cần can thiệp ngay đến thuốc điều trị. Triệu chứng khởi phát với mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng.
Ngược lại, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn, tái phát thường xuyên, tỷ lệ 5 – 7 lần mỗi năm, có thể thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh phải can thiệp điều trị để loại bỏ ổ viêm, chấm dứt các triệu chứng khó chịu, phòng tránh các biến chứng, lan rộng viêm nhiễm sang các khu vực khác.
Vậy, với thắc mắc về vấn đề: “Viêm amidan có tự khỏi không?”. Các chuyên gia chỉ ra phải dựa vào nhiều yếu tố để có thể giải đáp câu hỏi này. Bởi, tùy vào tình trạng viêm nhiễm, mức độ tổn thương amidan, cơ địa và quá trình chăm sóc cơ thể của người bệnh,… để biết bệnh có tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay điều trị chuyên sâu.
Chẳng hạn, nếu nguyên nhân gây viêm có sự có mặt của vi khuẩn, người bệnh cần nhanh chóng giải quyết viêm nhiễm bằng các dạng thuốc kháng sinh. Ngược lại, nếu bệnh có liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp khác, cụ thể là biến chứng từ viêm xoang, viêm amidan không thể chữa khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị.
Viêm amidan có tự khỏi không còn liên quan đến vấn đề chăm sóc sau điều trị. Bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu người bệnh tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên gây hại hoặc không chú ý vấn đề giữ gìn về sinh răng miệng, hầu họng. Viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần chuyển thành mãn tính rất khó điều trị và tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hại sức khỏe.
Theo các y bác sĩ chuyên khoa, viêm amidan có thể tự khỏi nếu viêm nhiễm cấp tính mới xuất hiện lần đầu tiên, người bệnh có biện pháp chăm sóc cơ thể đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại tác nhân gây hại.
Tóm lại, bệnh viêm amidan có tự khỏi không còn phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể người bệnh. Để đảm bảo an toàn, phòng rủi ro biến chứng, bạn đọc nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ. Kết hợp điều trị và chăm sóc tốt giúp đẩy nhanh quá trình kiểm soát, chữa dứt điểm bệnh và ngừa nguy cơ tái phát.
Phương pháp đẩy nhanh hiệu quả chữa trị viêm amidan
Trường hợp triệu chứng viêm amidan không có dấu hiệu cải thiện mặc dù người bệnh đã điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và ăn uống, khi đó cần can thiệp thêm một số biện pháp nhằm kiểm soát điều trị bệnh.
Tốt nhất, khi nhận thấy các yếu tố nguy cơ xuất hiện, triệu chứng bắt đầu khởi phát, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Một số phương pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình điều trị viêm amidan như sau:
Áp dụng đúng cách điều trị
Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị viêm amidan như dùng mẹo dân gian, thuốc Đông y, Tây y. Các biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Người bệnh cần nhận diện vấn đề đang gặp phải, xác định mức độ viêm nhiễm để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Với tình trạng bệnh nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể chưa phải can thiệp điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, các mẹo chữa với thảo dược thiên nhiên như bạc hà, nghệ, mật ong, chanh ấm,… có thể giúp xoa dịu cảm giác đau rát khó chịu cổ họng. Kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, viêm amidan nhẹ có thể thuyên giảm sau 3 – 5 ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Đông y chữa viêm amidan tại nhà. Thầy thuốc sẽ bốc thang thuốc phù hợp với mức độ viêm nhiễm, thể trạng của người bệnh. Trong thời gian sử dụng Đông y, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý kết hợp các dạng thuốc bừa bãi, bởi có nguy cơ gây tương tác thuốc khá nguy hiểm.
Thuốc Đông y và mẹo dân gian an toàn, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên người bệnh phải áp dụng trong thời gian nhất định để thu được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, nếu như các triệu chứng tiếp tục tiến triển theo chiều hường nặng hơn, người bệnh cần thăm khám để được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
Điều trị viêm amidan bằng Tây y với thuốc tân dược dược tính mạnh mẽ nhanh chóng xoa dịu triệu chứng. Tuy nhiên thuốc cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ cao. Người bệnh lựa chọn hướng điều trị này cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi.
Trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, nguy cơ phát sinh biến chứng cao, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan cho bệnh nhân. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt để ổ viêm, tuy nhiên cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh sẽ được thăm khám thận trọng trước khi áp dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc gì có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bên cạnh điều trị, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi, nếu người bệnh bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Một số lưu ý về vấn đề này:
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh những thực phẩm cay nóng, món ăn cứng gây tổn thương niêm mạc cổ họng, amidan làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas, đồ uống lạnh,…
- Chế biến những món ăn mềm, lỏng dễ nuốt khi amidan bị sưng to giúp giảm áp lực cho thành họng. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường điện giải, giúp giảm khô họng, đau rát.
- Ăn chín, uống sôi, tránh những món tái sống có chứa vi khuẩn khiến tình trạng viêm nhiễm có nguy cơ chuyển nặng hơn.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt kém khoa học bằng các thói quen tốt giúp cải thiện sức khỏe, thúc đẩy quá trình trị viêm amidan nhanh chóng hơn. Cụ thể:
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không nên thức quá khuya. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh căng thẳng, áp lực khiến hệ miễn dịch, nội tiết rối loạn, tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hại cho cơ thể. Thay vào đó người bệnh nên dành thời gian thư giản, cho đầu óc được nghỉ ngơi.
- Giữ vệ sinh không gian sống, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các tác nhân gây hại tiếp tục xâm nhập cơ thể. Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, bảo vệ đường hô hấp, đặc biệt là ở nơi đông người, môi trường khói bụi ô nhiễm, có hóa chất độc hại.
- Vận động cơ thể vừa sức giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
- Khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh nên giữ ấm cho cơ thể, nhất là khu vực hầu họng, bụng, gáy, bàn chân, bàn tay.
- Thăm khám khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường để sớm nhận biết bệnh lý đang gặp phải và có hướng điều trị phù hợp nhất. Thông báo với bác sĩ nếu trong quá trình điều trị bạn gặp phải các biểu hiện bất thường.
Viêm amidan có tự khỏi không? Tùy vào từng trường hợp cụ thể mới có thể giải đáp được chính xác thắc mắc này. Nhiều trường hợp viêm nhiễm nhẹ có thể tự khỏi không cần dùng thuốc nếu điều chỉnh tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, viêm nhiễm có thể tái phát tiếp tục gây hại cho sức khỏe. Do đó chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Xem Thêm:
- Viêm Amidan Có Nên Cắt Không? Khi Nào Nên Cắt
- Viêm Amidan Hốc Mủ Có Lây Không? Các Biện Pháp Phòng Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!