[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênThông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS). Theo đó, bệnh nhân sẽ có cục máu đông và số lượng tiểu cầu trong máu thấp đã khiến dư luận xôn xao bởi một lượng người dân Việt Nam này đã sử dụng loại vắc-xin này trong thời điểm dịch covid bùng nổ. Mọi thông tin liên quan đến cục máu đông do vắc-xin, mối liên quan mật thiết giữa cục máu đông và đột quỵ, cơ chế hình thành cục máu đông và cách phòng tránh sẽ được Giám đốc Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam – Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Viện Phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược dân tộc và Phó Giám đốc Dự án Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn TT Thuốc Dân Tộc giải đáp dưới đây!
Vắc xin AstraZeneca gây đông máu – Nguy hiểm và vẫn chưa rõ nguyên nhân!
Vào tháng 3/2021, lần đầu tiên các nhà khoa học nhận thấy mối liên hệ giữa vắc xin COVID-19 và biến chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm.
Theo đó, hãng thông tấn UPI dẫn giải thích của ông Theodore Warkentin – giáo sư, tiến sĩ bệnh lý và y học phân tử tại Đại học McMaster ở Ontario – khi đó cho rằng dường như vắc xin COVID-19 của AstraZeneca khiến cơ thể một số người phát triển các kháng thể bất thường kháng yếu tố bốn tiểu cầu (platelet factor-PF4). PF4 là cơ chế giúp thúc đẩy tiểu cầu hoạt động bình thường và kích hoạt cơ chế đông máu của cơ thể.
“Vắc xin đã kích hoạt kháng thể PF4 bằng một cách nào đó và một số trường hợp nó đã dẫn đến tình trạng đông máu bất thường”, ông Warkentin cho biết.
Đến ngày 7/4/2021, EMA công bố một lời giải thích mà họ tuyên bố là hợp lý nhất cho hiện tượng xuất hiện huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo họ, đây là một “đáp ứng miễn dịch” tương tự như tình trạng các bệnh nhân gặp tác dụng phụ hiếm gặp của heparin – một loại thuốc chống đông máu gây ra. Hiện tượng này thường được giới y khoa gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu do heparin.
Gần đây, truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin về việc, AstraZeneca thừa nhận vắc-xin Covid19 của họ có tác dụng phụ gây cục máu đông và tử vong. Cụ thể, tờ Telegraph cho biết AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận trong tài liệu pháp lý đệ trình lên Tòa án tối cao rằng, vaccine COVID-19 của họ: “Trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)”.
Ngày 7/5/2024, Hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo bắt đầu thu hồi vaccine ngừa Covid-19 trên toàn thế giới vì hiện nay “dư thừa các loại vaccine hiệu chỉnh sẵn có” đối với dịch bệnh này.
Theo AstraZeneca, hãng này cũng sẽ rút lại giấy phép tiếp thị vaccine Vaxzevria ở châu Âu.
“Hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ bị máu đông trên người đã tiêm vắc-xin Covid-19-AstraZeneca, tuy biến chứng gây cục máu độc rất nguy hiểm thậm chí là tử vong nếu dòng lưu thông máu lên não hoặc phổi bị tắc nghẽn bởi các huyết khối. Không những vậy, một biến chứng hiếm gặp đi kèm với huyết khối là giảm tiểu cầu – tế bào đóng vai trò thúc đẩy quá trình đông máu. Từ đó dẫn đến việc bệnh nhân rơi vào tình trạng máu khó đông và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”, Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chia sẻ.
Tìm hiểu cơ chế hình thành cục máu đông và nguy cơ đột quỵ
Cục máu đông hình thành là kết quả của quá trình tự đông máu
Giai đoạn 1: Hình thành nút tiểu cầu
Tiểu cầu sẽ di chuyển tự do trong lòng mạch khi mạch máu bình thường, tuy nhiên khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, tế bào tiểu cầu có xu hướng di chuyển đến khu vực đó, tự gắn kết hình thành nút tiểu cầu để bịt tổn thương không gây rò rỉ máu.
Giai đoạn 2: Phát triển cục máu đông
Khi nút tiểu cầu được hình thành tại vị trí tổn thương, chế độ hoạt hóa được kích hoạt cùng yếu tố đông máu khác để tạo nên nhiều phản ứng tiếp diễn. Kết quả tại nên khối sợi Fibrin vững chắc để giữ tế bào hồng cầu trong máu không bị rò rỉ qua vết tổn thương, gọi là cục máu đông.
Cục máu đông xuất hiện tại nhiều vị trí trong lòng mạch khác nhau, gây ra tình trạng giảm lưu thông hoặc tắc nghẽn mạch máu hoàn toàn, cụ thể:
- Cục máu đông ở não
Thường là hậu quả của sự tích tụ chất béo trong mạch máu gây tắc mạch máu não gây đột quỵ, liệt, tử vong.
Triệu chứng gồm đột ngột giảm hoặc mất thị lực, yếu liệt 1 bên cơ thể hoặc 1 bên mặt, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
- Cục máu đông ở tĩnh mạch chân, tay (bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu)
Triệu chứng: sưng tại vị trí cục máy đông, sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân, đau khó chịu, thay đổi màu sắc chân tay có thể là vệt xanh, đỏ bất thường, khó thở nếu đã di chuyển đến phổi.
Biến chứng nguy hiểm nhất là cục máu đông này sẽ di chuyển đến phổi hoặc tim gây đau ngực, ho ra máu, chóng mặt kèm theo.
- Cục máu đông ở tim
Có thể gây đau tim bất cứ lúc nào. Triệu chứng bao gồm Đổ mồ hôi lạnh, đau ở ngực, lan sang cánh tay, khó thở
- Cục máu đông di chuyển tới phổi
Triệu chứng gồm: Ho không ngừng, khó thở, đau tức ở ngực, cảm giác choáng váng, đổ mồ hôi
Cách phòng tránh đột quỵ do cục máu đông
- Chế độ dinh dưỡng
- Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, kem, thay vào đó nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa như dầu ôliu, cá hồi, hạt chia, quả óc chó…
- Tăng cường tiêu thụ chất xơ gồm các loại rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây…
- Hạn chế đồ ăn nhiều muối
- Tăng cường tiêu thụ các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh…
- Giảm tiêu thụ đường có trong đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường
- Luyện tập thể dục
- Tránh thừa cân, béo phì
- Tinh thần thoải mái
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế bia rượu
- Ổn định huyết áp
- Kiểm soát cholesterol
- Chủ động theo dõi chỉ số mỡ máu vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Điều trị các bệnh lý liên quan như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!