Hướng Dẫn Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm Mỡ Máu: Đơn Giản, Dễ Hiểu Từ Chuyên Gia Đầu Ngành
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thống kê cho thấy, có gần 4,4 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu). Đáng lo ngại nhất là 71% người bệnh không biết mình mắc bệnh cho đến khi tình cờ phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, xét nghiệm máu định kỳ cũng như đọc hiểu, biết cách kiểm soát chỉ số là điều phải biết để tránh gặp phải những hệ lụy nguy hiểm.
Bao lâu phải xét nghiệm mỡ máu định kỳ? Tầm quan trọng của xét nghiệm mỡ máu
Thầy thuốc Ưu tú – Bác sĩ CK 2 Lê Hữu Tuấn (Nguyên PGĐ trung tâm KTC bệnh viện YHCT Trung ương, Viện phó Viện y dược cổ truyền dân tộc) – cho biết: “Việc xét nghiệm mỡ máu định kỳ rất quan trọng để kiểm soát tình trạng lipid máu, phát hiện sớm nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ”.
Tần suất xét nghiệm tùy thuộc vào độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Đối với người bình thường, không có yếu tố nguy cơ:
- Độ tuổi dưới 40: Nên xét nghiệm mỡ máu 3-5 năm/lần.
- Độ tuổi trên 40: Cần xét nghiệm thường xuyên hơn, khoảng 1-2 năm/lần, do nguy cơ rối loạn lipid máu tăng theo tuổi tác.

Đối với người có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán mỡ máu cao:
- Những người bị béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch nên xét nghiệm mỡ máu 6 tháng – 1 năm/lần.
- Nếu đang điều trị mỡ máu bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống, cần kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị.
Xem thêm: LDL, Cholesterol Cao – Thủ phạm SỐ 1 gây đột quỵ [Gợi ý cách hạ chỉ số an toàn]
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cũng nhấn mạnh thêm:
“Xét nghiệm mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm tình trạng rối loạn lipid máu. Thông qua các chỉ số như cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL), triglyceride và tổng cholesterol, xét nghiệm giúp đánh giá mức độ lipid trong máu một cách chính xác.
Phát hiện sớm các bất thường này giúp người bệnh chủ động điều chỉnh lối sống hoặc bắt đầu điều trị kịp thời, từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm do mỡ máu cao gây ra. Cụ thể là nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ngoài ra, với những người đang điều trị mỡ máu cao, việc xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị. Nhờ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hóa kết quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Đối với những gia đình có tiền sử mắc mỡ máu cao hoặc bệnh tim mạch, xét nghiệm thường xuyên càng trở nên cần thiết. Đây là cách hiệu quả để kiểm soát nguy cơ cá nhân, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và ngăn chặn bệnh từ giai đoạn đầu”.
Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm mỡ máu
Có 4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu gồm: Cholesterol toàn phần; LDL-cholesterol (LDL-c); HDL-cholesterol (HDL-c); Triglyceride. Chỉ số mỡ máu nào tốt? Chỉ số mỡ máu nào xấu? Chỉ số nào cần tăng? Chỉ số nào cần hạ?. Dưới đây là phân tích, hướng dẫn đọc chỉ số mỡ máu dễ hiểu nhất đến từ bác sĩ Lê Hữu Tuấn.
- Cholesterol toàn phần
Là tổng hàm lượng cholesterol có trong máu, bảng chỉ số cụ thể phản ánh tình trạng sức khỏe cụ thể như sau:
- <200 mg/dL (5,1 mmol/L): Ngưỡng an toàn, sức khỏe bình thường
- 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Đã và đang có vấn đề về sức khỏe
- >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L): Cholesterol trong máu tăng cao, có nguy cơ xơ vữa động mạch
- Triglyceride
Đây là loại chất béo trung tính được tìm thấy trong máu, chiếm đến 96% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Định lượng triglyceride trong máu giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu, cụ thể:
- <100 mg/dL (1,7 mmol/L): Bình thường
- 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L): Mức ranh giới cao
- 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): Mức cao
- > 500 mg/dL (6 mmol/L): Mức rất cao
Người có chỉ số triglyceride tăng cao thường là người thừa cân, ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều bia rượu, hút thuốc, ít vận động, mắc bệnh đái tháo đường với lượng đường trong máu cao.
- LDL cholesterol
LDL được viết tắt từ “low density lipoprotein cholesterol”, đây là “cholesterol xấu”. Giá trị tối ưu của chỉ số này phải dưới 100mg/dL. Chỉ số này càng cao càng đối diện tình trạng xơ vữa động mạch, có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do cơ thể tích vụ chất béo, mảng bám trong lòng mạch máu, cản trở máu lưu thông, thậm chí vỡ ra gây tắc nghẽn mạch máu.
- Dưới 100 mg/dL (2.6 mmol/L): Mức độ này được coi là bình thường.
- Từ 100 – 129 mg/dL (2.6 đến 3.3 mmol/L): Mức gần tối ưu, nhưng có sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Từ 130 – 159 mg/dL (3.4 đến 4.1 mmol/L): Mức cận cao, có nguy cơ cao dẫn đến xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch.
- Từ 160 – 189 mg/dL (4.1 đến 4.9 mmol/L): Mức cao, với tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim cao.
- Trên 190 mg/dL (4.9 mmol/L): Mức rất cao, có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, đột quỵ, và các bệnh mạch máu khác.
- HDL cholesterol
Ngược lại với LDL, đây là chỉ số “cholesterol tốt” cần tăng, giúp “tiêu diệt” bớt cholesterol xấu, giúp mạch máu thông thoáng, lưu thông dễ dàng trong hệ tuần hoàn.

Đừng bỏ lỡ: Rối Loạn Lipid Máu – Tăng 3 Lần Nguy Cơ Đột Quỵ – Cách Hỗ Trợ Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả
Đọc đúng chỉ số mỡ máu để biết bao giờ nên dùng thuốc – Đừng tự ý quyết định
“Có rất nhiều bệnh nhân lo lắng khi nhận kết quả xét nghiệm mỡ máu cao và vội vàng tìm đến thuốc hạ mỡ máu. Tuy nhiên, mỡ máu cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng cần sử dụng thuốc. Việc điều trị phải dựa trên nhiều yếu tố như mức độ tăng của chỉ số, loại chỉ số nào bị cao, và nguy cơ tổng thể của bệnh nhân” – Bác sĩ Nhuần chia sẻ.
Vậy khi nào cần dùng thuốc hạ mỡ máu? Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc sẽ cần căn cứ vào:
Dựa vào mức độ tăng của chỉ số mỡ máu
- Nếu chỉ số mỡ máu chỉ tăng nhẹ hoặc ở mức ranh giới, bệnh nhân sẽ được khuyến nghị thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Sau 3 – 6 tháng, nếu tình trạng không cải thiện, mới cân nhắc việc sử dụng thuốc.
- Trong trường hợp chỉ số mỡ máu tăng rất cao (như LDL cholesterol >190 mg/dL hoặc Triglyceride >500 mg/dL). Bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc ngay để kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng như xơ vữa động mạch hoặc viêm tụy cấp.
Dựa vào loại chỉ số bị tăng
- LDL cholesterol (cholesterol xấu): Đây là chỉ số nguy hiểm nhất nếu tăng cao, liên quan trực tiếp đến nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dùng thuốc hạ LDL là ưu tiên khi mức độ tăng cao vượt ngưỡng an toàn.
- Triglyceride: Nếu chỉ số này tăng rất cao (>500 mg/dL), nguy cơ viêm tụy cấp và các biến chứng nghiêm trọng khiến việc dùng thuốc trở thành cần thiết.
- HDL cholesterol (cholesterol tốt): Trường hợp mức HDL thấp sẽ không dùng thuốc mà tập trung vào cải thiện lối sống để tăng chỉ số này.

Khi tăng hỗn hợp các chỉ số
Nếu cả LDL cholesterol và Triglyceride đều tăng, hoặc đi kèm với cholesterol toàn phần cao, nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên đáng kể. Đây thường là trường hợp cần dùng thuốc để giảm tải cho cơ thể.
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết: “Việc dùng thuốc không chỉ dựa vào chỉ số mỡ máu mà còn phụ thuộc vào nguy cơ tổng thể của bệnh nhân. Người có bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc tiền sử bệnh tim mạch thường cần dùng thuốc sớm hơn ngay cả khi chỉ số mỡ máu chỉ tăng nhẹ.
Ngược lại, người trẻ tuổi, không có yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử bệnh lý, có thể chỉ cần thay đổi lối sống để kiểm soát mỡ máu”.
Mỡ máu cao chỉ nên dùng thuốc khi bác sĩ đánh giá rằng nguy cơ biến chứng vượt trội so với lợi ích của việc kiểm soát bằng lối sống. Việc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và làm lãng phí tài nguyên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định phương pháp điều trị. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát mỡ máu một cách an toàn và hiệu quả.
Nếu thấy các chỉ số mỡ máu tăng cao bất thường, bệnh nhân cần liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất bệnh nhân cần lưu ý các yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm mỡ máu sau đây:
- Thức ăn: Nếu trước khi xét nghiệm người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, da gà, da vịt, thức ăn nhanh sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
- Thời tiết: Vào mùa lạnh lượng mỡ sẽ cao hơn mùa hè.
- Bệnh mạn tính: Người có huyết áp cao trên 140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường cũng có cholesterol cao hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc chẹn beeta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa hoặc thuốc lợi tiểu nhóm thiazid… cũng có thể làm tăng cholesterol.
Những lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu
- Thời điểm thực hiện tốt nhất là vào buổi sáng từ 6-8h.
- Nhịn ăn: Người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng trước khi xét nghiệm.
- Không uống sữa, cafe, hút thuốc lá trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ.
- Uống đủ nước trước xét nghiệm đảm bảo không quá mệt mỏi.
Xét nghiệm mỡ máu ở đâu? Chi phí bao nhiêu?
Một số triệu chứng phát hiện sớm mọi người cần lưu ý như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tê bì tay chân… đây là những biểu hiện của việc máu không lưu thông do các phân tử mỡ máu nặng gây cản trở dòng chảy của máu. Tốt nhất mọi người nên có thói quen xét nghiệm mỡ máu ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc xét nghiệm các chỉ số mỡ máu gồm 4 chỉ số chi phí chỉ từ 100.000 – 200.000 VNĐ tùy cơ sở xét nghiệm nhưng phát hiện bệnh sớm có thể ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ rất cao. Trong 4 chỉ số mỡ máu quan trọng – 3 cần giảm (Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, Triglyceride), 1 cần tăng (HDL – Cholesterol) …”, Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cho biết.
Hiện tại có rất nhiều cơ sở, dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà thuận tiện như:
Tại Hà Nội
- Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa
- Bệnh viện đa khoa Medlatec – Địa chỉ: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình || Số 99 Trích Sài, Tây Hồ || Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân.
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương – Địa chỉ: Số 5 P. Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy.
Tại Đà Nẵng
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng – Địa chỉ: 118 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê
- Bệnh viện Đa khoa Bình dân Đà Nẵng – Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Quận Thanh Khê
Tại Tp.Hồ Chí Minh
- Viện Pasteur TPHCM – Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
- Phòng khám Đa khoa Medlatec TPHCM – 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Phú Nhuận
Xem thêm: Các cấp độ rối loạn mỡ máu và phương pháp điều trị
BÀI THUỐC CHỮA RỐI LOẠN MỠ MÁU – VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC ĐỒNG HÀNH Bài thuốc chữa mỡ máu của Trung tâm Thuốc Dân Tộc do hội đồng các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu nghiên cứu. Có sự giám sát và hỗ trợ kiểm định, đánh giá hiệu quả từ Viện Y dược cổ truyền dân tộc. Hiện bài thuốc đã được đưa vào ứng dụng điều trị với bệnh nhân rối loạn mỡ máu các cấp độ (1, 2 và 3), người bị mỡ máu cao lâu năm, có bệnh lý nền… đem lại hiệu quả cao. Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp cùng 20+ vị thuốc Nam quý hiếm theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ của YHCT. Áp dụng nguyên tắc “Tiêu – Bản kiêm trị”- tức đi từ phần gốc rễ vấn đề dẫn đến rối loạn chuyển hóa, từ đó giải quyết các triệu chứng. Đặc biệt do được bào chế từ thành phần thảo dược thiên nhiên nên không gặp các tác dụng phụ như khi dùng tân dược, tiêu biểu như nhược cơ, suy gan, suy thận, tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… Hơn 30 vị thuốc Nam quý có tác dụng hoạt huyết được phối chế theo tỷ lệ chuẩn, gia giảm với từng người. Bài thuốc tác động theo cơ chế đa tầng tích cực với 2 bài thuốc: ĐẶC HIỆU và CĂN NGUYÊN giúp giải quyết 3 vấn đề quan trọng của rối loạn mỡ máu như sau:
Bài thuốc loại bỏ các triệu chứng, tiêu diệt từ căn nguyên, phục hồi sức khỏe tổng thể. Đặc biệt ngoài rối loạn mỡ máu, bài thuốc còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, huyết áp cao… Chữa bệnh tổng thể, toàn diện, hiệu quả ổn định, lâu dài, phát huy ưu thế của YHCT so với điều trị Tây y. Hiện bài thuốc đang được ứng dụng khám chữa bệnh rối loạn lipid máu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Bạn đọc có thể liên hệ theo thông tin dưới đây: * Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Điện thoại, Zalo: 098.155.4329 * Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận – Điện thoại : 078.970.9179 |
Để được chuyên gia đọc chỉ số xét nghiệm máu và tư vấn phương pháp phù hợp nhất, bạn đọc có thể liên hệ sau: