Mỡ Máu Cao Kiêng Ăn Gì
Thực phẩm cần kiêng:
Thực phẩm giàu cholesterol:
- Nội tạng động vật (gan, lòng, tim, thận)
- Mỡ động vật
- Đồ chiên xào
- Hải sản giàu đạm (cua, tôm, mực, bạch tuộc)
Thực phẩm chứa chất béo no:
- Mỡ động vật
- Đồ ăn chiên xào
Đồ ăn quá mặn:
- Thịt hun khói
- Thực phẩm đóng hộp
- Thực phẩm ngâm muối
Thực phẩm chứa nhiều đường:
- Bánh ngọt
- Kẹo
- Nước ngọt
Kem tươi, kem phô mai
Đồ ăn chế biến sẵn:
- Xúc xích
- Hamburger
- Thịt xông khói
Rượu bia và chất kích thích
Thực phẩm nên ăn:
Rau củ, trái cây:
- Giàu chất xơ, giảm hấp thu chất béo
Ngũ cốc, các loại hạt:
- Hạnh nhân, mắc ca, óc chó, đậu nành
Sterol và Stanol thực vật:
- Có trong rau củ, ngũ cốc, dầu thực vật
Thực phẩm chứa Omega 3:
- Cá hồi, cá trích, cá mòi
Thực phẩm chứa Omega 6
Thịt trắng:
- Thịt gà, cá, vịt
Cụ thể:
- Hành tây, giá đỗ, gừng, nấm hương, táo
Lưu ý:
- Bổ sung đa dạng các nhóm chất cần thiết.
- Ưu tiên các món luộc, hấp.
- Tránh ăn quá no vào bữa tối.
- Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu cao, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và các biến chứng liên quan. Vậy những người bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì và cần bổ sung những gì? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin khoa học về các loại thực phẩm người bị mỡ máu cao nên kiêng và nên bổ sung. Từ đó giúp xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe hiện tại của bản thân.
Tổng quang bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao (Hyperlipidemia) là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến nồng độ mỡ trong máu tăng quá cao. Mỡ máu cao do sự tăng của một hoặc cả 2 loại sau:
- Cholesterol: Di chuyển khắp cơ thể, có 2 loại chính là HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Khi Cholesterol trong máu cao nghĩa là cholesterol xấu LDL cao.
- Triglyceride: Đây là chất béo trung tính được lưu trữ trong tế bào mỡ để sử dụng, đây cũng là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy hết, dẫn đến nồng độ mỡ máu triglyceride cao gây mỡ máu.
Mỡ máu được chia làm 3 cấp độ. Trong đó, mỡ máu ở cấp độ 1 là nhẹ nhất, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang cấp độ 2 và 3.
Mỡ máu cao kéo dài sẽ hình thành mảng bám tích tụ trong mạch máu, được gọi là xơ vữa động mạch, khiến máu khó lưu thông, gây tắc nghẽn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Để giải đáp câu hỏi “mỡ máu cao là bao nhiêu?”, Y học đã nghiên cứu và đưa ra các ngưỡng chỉ số của cơ thể như sau:
- Cholesterol toàn phần: Trạng thái sức khỏe bình thường < 5.2 mmol/lít, nếu trên 5.2 mmol/lít là cao.
- HDL-C (cholesterol tốt): Trạng thái sức khỏe bình thường ≥ 0.9 mmol/lít, chỉ số này càng cao càng tốt.
- LDL-C (cholesterol xấu): Trạng thái sức khỏe bình thường < 3.4 mmol/lít, nếu cao hơn 3.4 mmol/lít là cao.
- Triglycerid: Khi chỉ số mỡ máu triglyceride trên 2.26 mmol/lít được đánh giá là cao.
Y học đã nghiên cứu và phát hiện nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao, phân chia rõ ràng thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát: Người thân trong gia đình (bố mẹ, ông bà, người thân ruột thịt) mắc bệnh liên quan đến cholesterol, tiền sử đột quỵ hoặc mắc bệnh lý mạch vành thì nguy cơ mắc bệnh mỡ máu tăng cao hơn bình thường.
Nguyên nhân thứ phát
Những nguyên nhân thứ phát khiến chỉ số mỡ máu cao như sau:
- Tuổi tác tăng cao: Tuổi càng cao, chức năng cơ thể càng suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất béo gây mỡ máu.
- Giới tính: Theo nghiên cứu Y học mới nhất, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ khiến hormone estrogen thay đổi, khiến quá trình chuyển hóa dưỡng chất và chất béo gặp trục trặc dẫn đến tăng cholesterol.
- Bệnh nền: Những người mắc bệnh nền liên quan đến chức năng gan, thận, tiểu đường, lupus ban đỏ, đa nang buồng trứng,... có nguy cơ bị mỡ máu cao.
- Chế độ sinh hoạt: Những lối sống thiếu khoa học sẽ gây bệnh mỡ máu cao như ít vận động thể chất, sử dụng rượu bia thuốc lá, thường xuyên ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm đóng hộp,... gây tích mỡ. Ngoài ra, các món ăn giàu đạm như thịt bê, thịt bò, sữa, trứng,... cũng nhiều nhiều chất béo bão hòa.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng, stress sẽ khiến nội tiết trong cơ thể rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo. Kéo dài trạng thái này sẽ gây dư thừa chất béo gây tăng chỉ số mỡ máu.
Các triệu chứng, dấu hiệu mỡ máu cao thường không dễ nhận biết trong giai đoạn đầu. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm máu định kỳ hoặc khi chuyển biến sang cấp độ nghiêm trọng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ở một số ít trường hợp, chỉ số mỡ máu tăng cao sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:
- Ban vàng (xanthelasmas): Đây là cục cholesterol nhỏ bằng đầu ngón tay, bóng loáng, màu vàng, không gây đau ngứa, thường xuất hiện ở mí mắt, bắp đùi, lưng, ngực,...
- U vàng gân (tendon xanthomata): Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở các đốt ngón tay, đùa gối hoặc phía sau mắt cá. Ngoài hình thành u vàng gân, các khu vực này sẽ sưng tấy và hơi đau.
- Vòng cung giác mạc (arc cornea): Đây là vòng màu trắng nhạt xuất hiện quanh mống mắt.
- Một số triệu chứng khác: Khi mỡ máu tăng cao sẽ có thể một số triệu chứng nghiêm trọng như tim đập nhanh, thở gấp, hoa mắt, tức ngực,... Nếu không được cấp cứu sớm sẽ dẫn đến đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.
Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Top 6 thực phẩm người bệnh cần tránh
Dưới đây là những nhóm thực phẩm người có mỡ máu cao nên kiêng và lý do cụ thể:
Thực phẩm giàu cholesterol
Đây là những nguồn chứa lượng cholesterol rất cao. Tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, gây hại cho sức khỏe tim mạch, người bệnh mỡ máu cao cần tránh xa.
Nhóm thực phẩm giàu cholesterol phổ biến bao gồm:
- Nội tạng động vật: Gan, óc, lòng mề,...
- Đồ hải sản có vỏ: Tôm, cua, sò huyết, trai,...
Thực phẩm giàu chất béo
Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Bác sĩ Tim mạch khuyến nghị người bệnh tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bởi nhóm thực phẩm này làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó khiến tình trạng mỡ máu nghiêm trọng hơn.
Các chất này thường có trong nhóm thực phẩm bao gồm:
- Thịt mỡ và da động vật.
- Các sản phẩm từ sữa nguyên kem (bơ, phô mai, kem,...).
- Thực phẩm chiên, rán.
- Đồ ăn nhanh, các loại bánh quy, bánh ngọt,...
Đường và các sản phẩm tinh chế
Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành triglyceride, một loại chất béo trong máu. Mức triglyceride cao dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh mỡ máu.
Đường và carbohydrate tinh chế có nhiều trong các thực phẩm như bánh mì trắng, mì gói và các loại bánh kẹo, đồ ngọt.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, và chất béo trans. Không chỉ làm tăng cholesterol và triglyceride, chúng còn góp phần làm tăng huyết áp, gây hại cho hệ tim mạch.
Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thường chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, những yếu tố nguy cơ của mỡ máu cao và bệnh tim mạch.
Mỡ mỡ máu cao kiêng ăn gì? Thức ăn mặn
Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng natri trong máu, dẫn đến tăng huyết áp một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người bị mỡ máu cao thường đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, vì vậy kiểm soát huyết áp là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, huyết áp cao có thể làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện cho cholesterol và chất béo khác tích tụ hình thành mảng xơ vữa.
Người bị mỡ máu cao nên hạn chế lượng muối ăn hàng ngày xuống dưới 5g (tương đương 1 muỗng cà phê) và tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, dưa muối, cà muối,...
Rượu bia
Ngoài mỡ máu cao kiêng ăn gì, người bệnh cũng tránh tiêu thụ các thực uống như rượu bia, đồ uống có cồn. Tiêu thụ các thức uống này quá mức có thể làm tăng triglyceride và ảnh hưởng đến chức năng gan. Gan phải làm việc nhiều hơn để phân giải rượu, đồng thời làm tăng sản xuất cholesterol xấu.
Thực phẩm người mỡ máu nên bổ sung
Bên cạnh việc hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, người bị mỡ máu cao cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ sung những thực phẩm có lợi, hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên được ưu tiên đưa vào chế độ ăn:
- Rau xanh và trái cây tươi: Chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu và kiểm soát cân nặng. Một số loại rau củ quả đặc biệt tốt cho người mỡ máu cao bao gồm các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn), cà tím, bí đao, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi), táo, lê, bơ, cam, quýt.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu. Nên chọn gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, quinoa thay vì các loại ngũ cốc tinh chế.
- Các loại hạt: Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt lanh giàu axit béo omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol xấu và triglyceride.
- Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng giảm triglyceride, tăng cholesterol tốt và chống viêm hiệu quả.
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, sữa đậu nành, đậu nành luộc cung cấp protein thực vật, chất xơ và isoflavone, giúp giảm cholesterol xấu.
- Thực phẩm giàu sterol và stanol thực vật: Một số loại dầu thực vật, sữa chua, nước cam bổ sung sterol và stanol thực vật có thể giúp giảm cholesterol xấu.
- Thịt trắng và thịt nạc: Thịt gà bỏ da, thịt ức gà tây, cá là những nguồn protein lành mạnh, ít chất béo bão hòa, tốt cho người bị mỡ máu.
- Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương giàu axit béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa mỡ máu.
Bài viết đã cung cấp thông tin về câu hỏi "mỡ máu cao kiêng ăn gì và nên ăn gì?", giúp người đọc hiểu rõ các loại thực phẩm cần tránh để kiểm soát mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bằng cách áp dụng những kiến thức này, bạn có thể chủ động trong việc chọn lựa thực phẩm lành mạnh, từ đó cải thiện tình trạng mỡ máu và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!