Cách Điều Trị Mỡ Máu Cao
Dưới đây là các phương pháp điều trị mỡ máu cao tại nhà:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các thông tin về bệnh mỡ máu cao và cách điều trị luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 4 cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả hiện nay.
Tổng quan bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao (Hyperlipidemia) là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến nồng độ mỡ trong máu tăng quá cao. Mỡ máu cao do sự tăng của một hoặc cả 2 loại sau:
- Cholesterol: Di chuyển khắp cơ thể, có 2 loại chính là HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Khi Cholesterol trong máu cao nghĩa là cholesterol xấu LDL cao.
- Triglyceride: Đây là chất béo trung tính được lưu trữ trong tế bào mỡ để sử dụng, đây cũng là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy hết, dẫn đến nồng độ mỡ máu triglyceride cao gây mỡ máu.
Mỡ máu được chia làm 3 cấp độ. Trong đó, mỡ máu ở cấp độ 1 là nhẹ nhất, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang cấp độ 2 và 3.
Mỡ máu cao kéo dài sẽ hình thành mảng bám tích tụ trong mạch máu, được gọi là xơ vữa động mạch, khiến máu khó lưu thông, gây tắc nghẽn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Để giải đáp câu hỏi “mỡ máu cao là bao nhiêu?”, Y học đã nghiên cứu và đưa ra các ngưỡng chỉ số của cơ thể như sau:
- Cholesterol toàn phần: Trạng thái sức khỏe bình thường < 5.2 mmol/lít, nếu trên 5.2 mmol/lít là cao.
- HDL-C (cholesterol tốt): Trạng thái sức khỏe bình thường ≥ 0.9 mmol/lít, chỉ số này càng cao càng tốt.
- LDL-C (cholesterol xấu): Trạng thái sức khỏe bình thường < 3.4 mmol/lít, nếu cao hơn 3.4 mmol/lít là cao.
- Triglycerid: Khi chỉ số mỡ máu triglyceride trên 2.26 mmol/lít được đánh giá là cao.
Y học đã nghiên cứu và phát hiện nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao, phân chia rõ ràng thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát: Người thân trong gia đình (bố mẹ, ông bà, người thân ruột thịt) mắc bệnh liên quan đến cholesterol, tiền sử đột quỵ hoặc mắc bệnh lý mạch vành thì nguy cơ mắc bệnh mỡ máu tăng cao hơn bình thường.
Nguyên nhân thứ phát
Những nguyên nhân thứ phát khiến chỉ số mỡ máu cao như sau:
- Tuổi tác tăng cao: Tuổi càng cao, chức năng cơ thể càng suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất béo gây mỡ máu.
- Giới tính: Theo nghiên cứu Y học mới nhất, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ khiến hormone estrogen thay đổi, khiến quá trình chuyển hóa dưỡng chất và chất béo gặp trục trặc dẫn đến tăng cholesterol.
- Bệnh nền: Những người mắc bệnh nền liên quan đến chức năng gan, thận, tiểu đường, lupus ban đỏ, đa nang buồng trứng,... có nguy cơ bị mỡ máu cao.
- Chế độ sinh hoạt: Những lối sống thiếu khoa học sẽ gây bệnh mỡ máu cao như ít vận động thể chất, sử dụng rượu bia thuốc lá, thường xuyên ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm đóng hộp,... gây tích mỡ. Ngoài ra, các món ăn giàu đạm như thịt bê, thịt bò, sữa, trứng,... cũng nhiều nhiều chất béo bão hòa.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng, stress sẽ khiến nội tiết trong cơ thể rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo. Kéo dài trạng thái này sẽ gây dư thừa chất béo gây tăng chỉ số mỡ máu.
Các triệu chứng, dấu hiệu mỡ máu cao thường không dễ nhận biết trong giai đoạn đầu. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm máu định kỳ hoặc khi chuyển biến sang cấp độ nghiêm trọng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ở một số ít trường hợp, chỉ số mỡ máu tăng cao sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:
- Ban vàng (xanthelasmas): Đây là cục cholesterol nhỏ bằng đầu ngón tay, bóng loáng, màu vàng, không gây đau ngứa, thường xuất hiện ở mí mắt, bắp đùi, lưng, ngực,...
- U vàng gân (tendon xanthomata): Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở các đốt ngón tay, đùa gối hoặc phía sau mắt cá. Ngoài hình thành u vàng gân, các khu vực này sẽ sưng tấy và hơi đau.
- Vòng cung giác mạc (arc cornea): Đây là vòng màu trắng nhạt xuất hiện quanh mống mắt.
- Một số triệu chứng khác: Khi mỡ máu tăng cao sẽ có thể một số triệu chứng nghiêm trọng như tim đập nhanh, thở gấp, hoa mắt, tức ngực,... Nếu không được cấp cứu sớm sẽ dẫn đến đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách điều trị mỡ máu cao tại nhà
Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, các cách chữa mỡ máu cao tại nhà thường được áp dụng cho trường hợp mỡ máu giai đoạn đầu.
Sử dụng bằng gừng, chanh và tỏi
Chanh, gừng và tỏi là sự kết hợp giúp điều trị mỡ máu cao hiệu quả và an toàn. Các thành phần hoạt chất trong các dược liệu này kết hợp với nhau giúp giảm các chỉ số cholesterol và triglyceride. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm tỏi, chanh, gừng, nước sôi để nguội.
- Bước 2: Lột vỏ tỏi, cạo vỏ gừng rồi rửa sạch.
- Bước 3: Cho nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn.
- Bước 4: Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào nồi 2 lít nước rồi đun sôi.
- Bước 5: Sau khi sôi 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước và uống hằng ngày.
Bí đao
Thành phần bí đao có chứa acid malonic giúp thúc đẩy giảm mỡ máu và đào thải mỡ dư thừa khỏi cơ thể. Bí đao chứa hàm lượng natri rất thấp, đặc biệt không chứa chất béo nên an toàn cho người bệnh. Vậy nên đây là cách điều trị mỡ trong máu cao được nhiều người bệnh áp dụng nhờ ưu điểm hiệu quả, đơn giản, chi phí thấp.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Phơi khô ruột bí đao, sau đó sắc nước uống hằng ngày.
- Cách 2: Chế biến các món ăn từ bí đao để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng.
Đậu nành
Thành phần flavonoid có trong đậu nành mang khả năng giảm cholesterol máu trong cơ thể, cải thiện chỉ số mỡ máu, giúp bệnh được cải thiện rõ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 500g đậu nành vào nước trong 8 tiếng.
- Bước 2: Cho vào máy xay và xay nhuyễn, lọc lấy phần nước, bỏ bã đậu nành.
- Bước 3: Đun sôi sữa đậu nành và cho vào tủ uống trong ngày.
Bí đỏ
Nghiên cứu phát hiện trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Khi được hấp thu vào cơ thể sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phân giải chất béo, ngăn ngừa tích tụ hình thành mỡ.
- Bước 1: Gọt vỏ bí đỏ và cắt thành khúc nhỏ.
- Bước 2: Cho bí vào máy và xay nhuyễn mịn với 1 ít nước.
- Bước 3: Uống nước bị đỏ xay vào mỗi buổi sáng để cải thiện mỡ máu.
Sử dụng tỏi
Ăn gì trị mỡ máu cao? Bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên ăn tỏi để cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Bởi các hoạt chất trong tỏi có khả năng phân hủy cholesterol dư thừa ở trong cơ thể và tăng lượng cholesterol tốt hiệu quả.
Ngoài ăn tỏi sống, người bệnh có thể bổ sung vào các món ăn để tăng hương vị và tốt cho sức khỏe.
Lá trà xanh
Trà xanh chứa flavonoid - Hoạt chất có khả năng hạn chế lắng đọng cholesterol và xơ vữa mạch máu. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng bệnh nghiêm trọng và hạn chế tỷ lệ xuất hiện biến chứng.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nát và cho vào ấm nước.
- Bước 2: Cho nước sôi vào hãm trong 20 phút là uống được.
Cách điều trị mỡ máu cao bằng lá vối
Thành phần beta - sitosterol trong lá vối có tác dụng hạ chỉ số mỡ xấu. Từ đó, điều hòa quá trình chuyển hóa lượng cholesterol trong máu, vừa giúp cải thiện bệnh mỡ máu, vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng quát.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá vối đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho lá vào ấm, thêm nước và đun sôi để uống hằng ngày.
Cách điều trị bệnh mỡ máu cao bằng thuốc Tây
Các triệu chứng, nguyên nhân mỡ máu cao và cách điều trị có liên quan mật thiết đến nhau. Với trường hợp bệnh mỡ máu với triệu chứng nặng, nguyên nhân chủ yếu do di truyền, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc Tây y để kiểm soát chỉ số mỡ máu. Hiện nay có nhiều loại thuốc được ứng dụng trong điều trị mỡ máu cao như:
Nhóm thuốc Statin
Statin là nhóm thuốc hoạt động dựa theo cơ chế ức chế HMG CoA reductase giúp ngăn hình thành cholesterol xấu, giảm chất béo trung tính triglyceride nhờ đó khí huyết được lưu thông. Hơn nữa, Statin cũng giúp tăng một lượng nhỏ cholesterol HDL (tăng mỡ tốt) cho cơ thể. Đây chính là nhóm thuốc điều trị mỡ máu được chỉ định phổ biến nhất hiện nay.
Một số thuốc thuộc nhóm Statin gồm:
- Thuốc Fluvastatin (Lescol): Dùng từ 20 - 40mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Thuốc Atorvastatin (Lipitor): Dùng từ 10 - 20mg/ngày, tối đa 80mg/ngày.
- Thuốc Simvastatin (Zocor): Dùng từ 10 - 20 mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Thuốc Lovastatin: Dùng từ 20 - 40mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Thuốc Pitavastatin (Livalo): Dùng từ 1 - 4mg/lần/ngày.
- Thuốc Pravastatin (Pravachol): Dùng từ 20 - 40mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Thuốc Rosuvastatin canxi (Crestor): Dùng từ 10 - 20mg/ngày, tối đa 40 mg/ngày.
Tác dụng phụ: Sử dụng statin trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như táo bón, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, nhược cơ, viêm cơ, yếu cơ, tăng men gan,...
Nhóm acid nicotinic
Niacin còn được gọi là vitamin B3, có khả năng cải thiện tình trạng bệnh mỡ máu bằng cách tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL và giảm chất béo trung tính triglyceride. Nhóm acid nicotinic sẽ hiệu quả tốt hơn khi được kết hợp dùng chung với nhóm thuốc Statin.
Một số thuốc thuộc nhóm Niacin gồm:
- Niacor: Dùng 100 mg/dL, tối đa 1000 mg/ngày.
- Niaspan: Dùng 250mg/dL, tối đa 1500 mg/ngày.
- Slo-Niacin: Dùng 500 mg/dL, tối đa 2000 mg/ngày.
Tác dụng phụ: Thuốc acid nicotinic gây ra một số tác dụng phụ gồm buồn nôn, nôn mửa, ngứa ngáy chân, đỏ mặt, đỏ cổ, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, tăng men gan, loét dạ dày,...
Nhóm fibrate
Nhóm fibrate là nhóm thuốc làm giảm mỡ máu theo cơ chế kích thích PPAR alpha dẫn đến tăng oxy hóa các axit béo, kích thích tăng tổng hợp enzyme LPL và tăng thanh thải lipoprotein giàu glycerid. Thuốc fibrat cũng làm tăng HDL (cholesterol tốt) do thúc đẩy tích cực trình diện apoA-I và apoA-II.
Một số loại thuốc nhóm fibrat giúp giảm mỡ máu gồm:
- Thuốc Gemfibrozil (Lopid): Dùng 600 mg/ngày.
- Thuốc Clofibrat (Atromid-S): Dùng 1000 mg/ngày.
- Thuốc mỡ máu Fenofibrat (Lofibra, Antara, Triglide): Dùng 145 mg/ngày.
Tác dụng phụ: Thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ gồm tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chóng mặt.
Nhóm thuốc trị mỡ máu cao Resins
Resins là chất cô lập acid mật, giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ LDL cholesterol. Lượng LDL sẽ được tiêu hóa thông qua quá trình tiết mật, từ đó, nồng độ cholesterol giảm nhanh chóng.
Một số thuốc thuộc nhóm Resins:
- Thuốc Colesevelam (Welchol): Dùng 3750g/ngày, tối đa 4375mg/ngày.
- Thuốc Cholestyramine ( Prevalite, Locholest, Questran): Dùng từ 4 - 8g/ngày, tối đa 32 mg/ngày.
- Thuốc Colestipol (Colestid): Dùng từ 5 -10g/ngày, tối đa 40mg/ngày
Tác dụng phụ: Thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ bao gồm táo bón, ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn.
Cách điều trị mỡ máu cao với Ezetimibe
Ezetimibe cung cấp các chất ức chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc cho cơ thể bằng cách ngăn chặn sự hấp thu từ ruột. Thuốc Ezetimibe còn có tác dụng thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Trong nhóm thuốc Ezetimibe, để điều trị mỡ máu cao, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Zetia. Liều dùng thuốc là 10mg/ngày.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể đối diện với các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, mệt mỏi, chóng mặt, đau khớp.
Omega 3
Axit béo omega3 được chỉ định trong điều trị mỡ máu cao. Thuốc có tác dụng điều chỉnh chỉ số triglyceride về ngưỡng cho phép, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Hiện tại, Lovaza là thuốc thuộc nhóm Omega 3 được ứng dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm đau lưng, ợ hơi, đau bụng, triệu chứng giống bệnh cúm, phát ban cơ thể, tăng khả năng nhiễm trùng.
Chất ức chế PCSK9
Chất ức chế PCSK9 là loại thuốc sinh học được dụng trong điều trị mỡ máu tăng cao. Thuốc hoạt động theo cơ chế bất hoạt proprotein convertase subtilisin kexin 9, nhờ đó làm giảm cholesterol trong máu. Đây là thuốc có dược tính cao, chỉ sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu đặc biệt cao.
Một số thuốc thuộc nhóm PCSK9 bao gồm Repatha (evolocumab) và Praluent (alirocumab). Cả hai thuốc này đều thuộc dạng tiêm, nhưng do chi phí khá cao nên thường được ứng dụng thay thế cho trường hợp người bệnh không dung nạp các loại thuốc giảm mỡ máu trên.
Tác dụng phụ: Nhóm thuốc PCSK9 tiềm ẩn một số tác dụng phụ như sưng ngứa tại vị trí tiêm, đau lưng, giảm tập trung, dị ứng phát ban, cảm cúm.
Có thể thấy, phương pháp điều trị mỡ máu cao bằng thuốc Tây y mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, để giảm tối đa nguy cơ này, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng liệu lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc nam
Ngoài thuốc Tây, các vị thuốc Nam cũng được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị mỡ máu cao. Người bệnh tham khảo các loại dược liệu dưới đây:
Cây lá đắng
Cây lá đắng không chỉ có tác dụng ổn định đường huyết mà còn giúp giảm cholesterol. Vậy nên, thầy thuốc thường sử dụng dược liệu này trong các bài thuốc điều trị bệnh mỡ máu cao. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị từ 7 - 10 lá đắng tươi, đem rửa sạch và vò nát.
- Bước 2: Cho lá vào ấm, đun sôi nước và rót vào để hãm trong vòng 20 phút.
Uống nước lá đắng hằng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng mỡ máu và ổn định đường huyết.
Cách điều trị mỡ máu cao bằng nần nghệ
Trong thành phần của nần nghệ có chứa hàm lượng lớn dược chất saponin giúp ngăn chặn hấp thu cholesterol vào máu. Nần nghệ là cây thuốc nam có tác dụng làm sạch mạch máu, tiêu diệt các mảng bám trên lòng động mạch. Nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu cao.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 15g lầm vàng khô hoặc 45g củ tươi, đem rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng.
- Bước 2: Cho dược liệu vào nồi, sắc với 500ml nước.
- Bước 3: Đợi khi nước thuốc nần vàng sôi, cạn chỉ còn 300ml thì tắt bếp và chắt ra bát uống trong ngày.
Lá cát cánh
Thành phần hoạt chất trong cát cánh có tác dụng làm mềm mạch máu, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch hoặc các bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sử dụng bài thuốc từ cát cánh trong vòng 10 - 15 ngày sẽ thấy cholesterol giảm, đồng thời ổn định giấc ngủ, cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch lá cát cánh rồi cho vào nồi.
- Bước 2: Luộc lá trong 30 phút rồi vớt ra, đem phơi khô.
- Bước 3: Mỗi ngày lấy 10g cát cánh ra hãm nước nóng để uống giảm mỡ máu.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng giảm cholesterol và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh đó, dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, bổ gan thận, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 30g giảo cổ lam khô rửa sạch.
- Bước 2: Cho dược liệu vào ấm nước và hãm như hãm trà.
Thầy thuốc khuyến nghị thời điểm uống trà giảo cổ nam điều trị mỡ máu tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều. Người bệnh không nên uống trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ gây mất ngủ.
Cách điều trị mỡ máu cao với xạ đen
Xạ đen có thành phần chứa dược liệu giúp giảm cholesterol và triglycerid trong cơ thể. Nhờ đó giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh mỡ máu cao. Thông thường, người bệnh uống nước xạ đen hằng ngày, kiên trì trong khoảng 3 - 5 tháng sẽ thấy chỉ số mỡ máu được đưa về ngưỡng ổn định.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 50g lá xạ đen khô cho vào nồi, đun sôi với 2 lít nước.
- Bước 2: Sau khi nước sôi sẽ tắt bếp, lọc lấy nước để uống hằng ngày.
Cây bồ công anh
Thành phần hoạt chất của bồ công anh có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa cũng nhiều dưỡng chất giúp làm sạch đường tiêu hóa, thúc đẩy phân giải chất béo. Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 30g rễ cây bồ công anh khô, đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho dược liệu vào ấm, thêm 350ml nước sôi và hãm trong 20 phút.
- Bước 3: Uống nước trà bồ công anh hằng ngày, ngoài ra có thể kết hợp dùng bồ công anh theo nhiều cách khác như đưa vào thực đơn ăn uống để thúc đẩy hiệu quả.
Đông y điều trị mỡ máu cao
Cách điều trị bệnh mỡ trong máu cao với bài thuốc Đông y giúp cải thiện bệnh hiệu quả và an toàn, hạn chế tác dụng phụ. Với mỗi triệu chứng bệnh sẽ có bài thuốc riêng để kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
Bài thuốc 1
Bài thuốc này được chỉ định cho trường hợp mỡ máu cao kèm triệu chứng đau tức ngực, bị bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, tím lưỡi, có điểm huyết ứ và mạch huyền.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Sinh địa, bạch thược, đương quy mỗi loại 16g; xuyên ngưu tất, đào nhân, đan sâm, sài hồ mỗi loại 12g; hồ hoàng, chỉ thực, hương phụ, sung úy tử, xuyên khung mỗi loại 10g.
- Cách thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm 1 lít nước để đun sôi. Sau khi cạn còn 500ml thì chắt ra cốc để uống.
Bài thuốc 2
Bài thuốc này được dùng cho người bệnh mỡ máu cao kèm các triệu chứng như người phù đầy bụng, nóng trong, khát nước, bí tiểu, rêu lưỡi vàng và dày.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Bạch truật, trư linh, trạch tả, bạch linh, ý dĩ, nhẫn đông đằng mỗi loại 15g; cúc hoa, hà diệp, râu ngô mỗi loại 12g; hoạt thạch 30g sắc; cam thảo 4g và hạt muồng 20g.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu (trừ cam thảo và hạt muồng) với 1 lít nước, sau khi sôi sẽ cho cam thảo và hạt muồng vào, đun thêm 15 phút rồi tắt bếp và chắt thuốc ra cốc.
Bài thuốc 3
Bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu cao kèm triệu chứng đầy bụng, ù tai hoa mắt, đầu gối nhức mỏi, mạch trầm tế không có lực.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 12g hà thủ ô đỏ, 15g thỏ ty tử, 10 nữ trinh tử, 10g tiên linh tỳ, 10g sinh địa và 10g bạch truật.
- Cách thực hiện: Cho các dược liệu trên vào hết trong nồi, thêm 1.5 lít nước và đun đến khi cạn còn ⅔ thì tắt bếp, chắt ra cốc để uống.
Bài thuốc 4
Bài thuốc được chỉ định cho đối tượng mỡ máu cao kèm triệu chứng mỏi chân tay, chướng bụng chán ăn, đi ngoài phân lỏng, lưỡi rêu trắng, ho đờm.
- Nguyên liệu: Đẳng sâm, bạch linh, bạch truật, trúc nhự mỗi loại 12g; bán hạ, trần bì, chỉ thực, sa nhân, mộc hương, uất kim mỗi loại 10g; trích thảo 3g, bạch phần 2g.
- Cách thực hiện: Đun sôi dược liệu với 1 lít nước để uống hằng ngày.
Trên đây là thông 4 cách điều trị mỡ máu cao hiện nay. Tuy nhiên với mỗi tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nên người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cách chữa hiệu quả, an toàn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!