Dùng Thuốc Nam Trị Mỡ Máu Dùng Sao Cho Đúng? [Phó Giám Đốc Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Chia Sẻ] 

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thuốc Nam trị mỡ máu là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi phát hiện bệnh. Rất nhiều loại thuốc nam, thảo dược được nghiên cứu có công dụng hạ mỡ máu, giảm mỡ nội tạng, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, thuốc Nam không phải bài thuốc truyền miệng có thể tự ý sử dụng theo kinh nghiệm. 

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Viện phó Viện y dược cổ truyền dân tộc hướng dẫn cách sử dụng thuốc Nam chữa mỡ máu chuyên sâu, bài bản nhất trong bài viết. 

 

Top 5 thuốc Nam trị máu nhiễm mỡ hiệu quả 

Dưới đây là top 5 cách chữa mỡ máu bằng thuốc Nam đơn giản, hiệu quả đã được nghiên cứu khoa học. 

1. Sơn tra (táo mèo)

Sơn tra (Docynia Indica) – tên khác táo mèo, chua chát, dã sơn tra.

Công dụng: 

  • Theo YHCT: Vị chua ngọt, tính ấm, quy kinh Tỳ – Vị – Can. Tác dụng tiêu thực, hóa tích (giảm đầy bụng, khó tiêu), hành khí, tán ứ (hỗ trợ giảm mỡ máu, huyết ứ), hạ khí, tiêu đàm (hỗ trợ long đờm, tiêu mỡ), bổ tỳ vị (hỗ trợ giảm tích tụ mỡ nội tạng, tăng cường tiêu hóa). 
  • Theo Y học hiện đại: Chứa flavonoid, acid chlorogenic, hỗ trợ giảm tổng hợp cholesterol tại gan, hỗ trợ giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt, bảo vệ thành mạch, giảm tích mỡ. 

Cách dùng: 

  • 10g sơn tra khô (sao vàng) sắc với 300ml nước. Uống ngày 1 – 2 lần sau ăn 30 phút.

Lưu ý: 

  • Chỉ dùng quả sơn tra chín kỹ, không sâu, không dùng quả non vì chát nhiều, khó tiêu, gây cồn ruột, đau bụng. 
  • Sơn tra phải sao vàng trước khi dùng, dùng sống dễ gây kích thích tiêu hóa mạnh, người tỳ vị yếu gây đau bụng, tiêu chảy. 
  • Không dùng khi đói dễ bào mòn niêm mạc dạ dày, cồn ruột, đau bụng. Không dùng cho phụ nữ mang thai (dễ sảy ở liều cao), người bị dạ dày, người huyết áp thấp, lạnh bụng. 

2. Lá sen (hà diệp) 

Liên diệp (Nelumbo nucifera) – tên khác liên diệp. 

Công dụng: 

  • Theo YHCT: Vị đắng chát, tính mát, quy kinh Can – Tỳ – Tâm, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp (mát máu), tiêu thử (giải nhiệt), hóa đàm, giảm mỡ, đặc biệt mỡ nội tạng. 
  • Theo Y học hiện đại: Chứa hoạt chất alkaloid, flavonoid, giúp hỗ trợ hạ mỡ máu, thanh lọc gan, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ giảm mỡ. 

Cách dùng: 

  • 10 – 20g lá sen khô sao thơm, hãm với 300ml nước sôi. Uống sau ăn khoảng 30 phút, 1 – 2 lần/ngày

Lưu ý: 

  • Chỉ dùng lá sen bánh tẻ, còn xanh, gân rõ, dày dặn, không sâu. Không dùng lá non còn nhiều nhựa, dược chất không cao, dễ lạnh bụng, tiêu chảy. Không dùng lá quá già, dược tính suy giảm, mất tác dụng thanh mát. 
  • Dùng lá sen thu hoạch tháng 6 – tháng 9, giai đoạn này lá sen chứa nhiều dược chất chất. Hái quá sớm, quá muộn ít tác dụng, dễ ẩm mốc. 
  • Phải phơi khô kỹ, tốt nhất phơi âm canh (phơi bóng râm, có gió) hoặc sấy nhẹ đến khi lá giòn, xanh úa nhẹ, không còn nồng. Phơi nắng quá to làm cháy dược chất. 
  • Không dùng lá tươi vì tính hàn mạnh, nhiều nhựa dễ tiêu chảy, lạnh bụng. 
  • Sao vàng trước khi dùng để giảm tính hàn, ổn định tính vị, phù hợp hơn với người thể hàn, tiêu hóa kém. 
  • Tuyệt đối không dùng lá sen mốc, thâm đen. Lá sen mốc rất dễ sinh aflatoxin gây độc cho gan. 
  • Không uống lúc đói, dùng quá nhiều dễ mất ngủ, hạ huyết áp, không dùng cho người lạnh bụng, huyết áp thấp, phụ nữ có thai. 

3. Giảo cổ lam 

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) – Tên khác cỏ trường thọ, bách diệp, sâm trường thọ. Mọc nhiều ở núi cao như Sapa, Yên Bái, Hòa Bình, Lâm Đồng,… 

Công dụng: 

  • Theo YHCT: Vị đắng nhẹ, hậu ngọt, tính mát, quy kinh Can – Tâm – Tỳ. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ khí kiện tì, hóa đàm trọc, an thần, ổn định huyết áp, tốt cho người khí hư, mỡ máu cao kèm đau nặng đầu, mệt mỏi. 
  • Theo Y học hiện đại: Chứa saponin hỗ trợ hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp, giảm đường huyết. Chứa flavonoid bảo vệ thành mạch, tăng cường miễn dịch. 

Cách dùng: 

  • Hãm 15 – 20g giảo cổ lam khô với 500ml nước sôi, uống 2 – 3 lần/ngày sau ăn. 

Lưu ý: 

  • Không dùng cho người huyết áp thấp, phụ nữ có thai, không uống buổi tối, không uống khi đói dễ mất ngủ, lạnh bụng, khó tiêu. 
  • Chọn giảo cổ lam 5 lá dược tính cao hơn 7 lá. Loại thân nhỏ, dai, mùi thơm nhẹ, vị đắng nhẹ hậu ngọt là tốt. 

4. Nghệ vàng (khương hoàng) 

Nghệ vàng (Curcuma longa L) – Tên khác khương hoàng (loại già), uất kim (loại non). 

Công dụng:

  • Theo YHCT: Vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh Can – Tỳ. Tác dụng phá huyết, hành khí (tan huyết ứ, tiêu mỡ tích tụ), thông kinh, chỉ thống (giảm đau do huyết ứ như đau ngực, tức sườn), tiêu thực, kiện tỳ (giảm đầy bụng, tốt tiêu hóa), thanh can, lợi mật (bài trừ đàm thấp). 
  • Theo Y học hiện đại: Hoạt chất curcumin hỗ trợ chống oxy hóa, ức chế tổng hợp cholesterol tại gan, giảm viêm, tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa chất béo, ngừa gan nhiễm mỡ.

Cách dùng: 

  • Giã nghệ tươi pha nước uống. Hoặc pha 1 thìa cafe bột nghệ với 1 thìa mật ong và 200ml nước ấm. Uống sau ăn sáng/ ăn trưa 30 phút, ngày 1 – 2 lần. 

Lưu ý: 

  • Chọn nghệ vàng – có hàm lượng curcumin cao nhất để làm thuốc. Không dùng nghệ đen, nghệ trắng. 
  • Chọn khương hoàng (nghệ già), vỏ nâu, ruột vàng đậm, không đốm đen. Không dùng nghệ mốc hại gan. 
  • Không dùng khi đói dễ kích ứng niêm mạc dạ dày gây cồn ruột, buồn nôn, đau bụng. Không dùng quá liều, 1 – 2g bột nghệ hoặc 1 củ nhọ 5 – 7g/ngày, dùng nhiều tiêu chảy, nóng gan. 
  • Người sỏi mật, loét dạ dày, đang dùng thuốc chống đông máu không dùng. 
  • Curcumin khó hấp thụ nếu uống nguyên chất, nên kết hợp cùng tiêu đen, dầu dừa, mật ong. 

5. Diệp hạ châu 

Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) – tên khác chó đẻ, chó đẻ răng cưa. 

Công dụng:

  • Theo YHCT: Vị đắng, tính mát, quy kinh Can – Tỳ – Thận. Công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan (hỗ trợ gan mỡ, viêm gan), khử thấp, tán ứ (hỗ trợ giảm mỡ máu, ngừa xơ gan), tăng cường tiêu hóa, lợi tiểu. 
  • Theo Y học hiện đại: Hoạt chất trong diệp hạ châu hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm nồng độ mỡ trong máu, cải thiện lưu thông máu. 

Cách dùng: 

  • Dùng 10 – 15g diệp hạ châu khô (20 – 30g tươi) hãm 500ml nước sôi, để 10 phút và uống sau ăn, ngày 2 – 3 lần. 

Lưu ý: 

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, huyết áp thấp, không dùng khi bụng đói dễ kích ứng dạ dày. 
  • Chọn đúng cây diệp hạ châu lá nhỏ, mọc đối, thân nhẫn, hoa vàng, tránh nhầm với loại khác cùng họ không dùng làm thuốc. 
  • Lấy thuốc khi cây đang ra hoa để có hàm lượng dược chất cao, không lấy cây già hoặc héo, thu hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, không hái giữa trưa, hái vào mùa xuân và hè là tốt nhất. 
  • Diệp hạ châu nên phơi khô trong bóng mát hoặc sấy nhiệt độ thấp, không phơi nắng trực tiếp. 

Chữa mỡ máu bằng thuốc Nam – Hiệu quả nhưng phải biết cách! 

Các loại thuốc Nam điều trị mỡ máu được nghiên cứu khoa học và sử dụng trong YHCT hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Nam không phải là “mẹo dân gian truyền miệng” mà là bài thuốc được nghiên cứu khoa học, phối chế mà thành. 

Dùng độc vị – Chỉ phù hợp cho người bệnh thể nhẹ và phải dùng đúng khoa học

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn chia sẻ: 

Thuốc Nam – báu vật của y học dân tộc. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh chỉ nghe theo truyền miệng, tức tự áng chừng về thành phần, liều lượng, cách chế biến. Và thường chỉ dùng độc vị, tức một loại thuốc Nam duy nhất dùng hàng ngày. 

Đúng. Dùng thuốc Nam theo cách này có hiệu quả nhưng chỉ phù hợp với những đối tượng sau: 

  • Người tăng mỡ máu nhẹ, mới tăng, chỉ số triglyceride không tăng quá cao. 
  • Người trẻ, có sức khỏe tốt, không có bệnh lý nền mạn tính (tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tim mạch,…), không có tiền sử xơ vữa, đột quỵ, tai biến. 

Dùng độc vị dược liệu KHÔNG có nhiều tác dụng với những bệnh nhân tăng mỡ máu cao từ độ 2 trở lên. Chỉ nên sử dụng như phương pháp hỗ trợ – không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.”

Cần lưu ý, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc nam đơn lẻ để chữa bệnh mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số rủi ro có thể gặp:

  • Cơ địa dị ứng với thuốc nam dẫn đến dị ứng, nổi mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,…
  • Không xác định được bản chất, căn nguyên gốc rễ sinh ra bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu (có nhiều căn nguyên sinh bệnh khác nhau từ bên trong cơ thể). Dẫn đến sử dụng vị thuốc nam sai (mỗi loại có tính vị, quy kinh khác nhau, dùng cho các thể bệnh khác nhau). 
  • Chọn sai dược liệu phù hợp với thể trạng bản thân (có thể hàn, thể nhiệt, thể thấp, thể hư,…). Ví dụ thể hàn không dùng sơn tra, hà diệp, diệp hạ châu, thể nhiệt không dùng giảo cổ lam, khương hoàng,…. Dùng sai dẫn đến tụt huyết áp, tiêu chảy lạnh, nóng trong, nổi mụn, táo bón, viêm da, không có hiệu quả. 

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn cũng nhận định: 

“Sử dụng độc vị dược liệu hiệu quả kém, dễ bị tăng mỡ máu trở lại do chưa đủ dược tính để tác động sâu vào ngũ tạng để phục hồi, cân bằng chức năng chuyển hóa. Do đó, nhiều người dễ bị tăng mỡ máu trở lại sau một thời gian ngưng sử dụng. 

Nguy hiểm hơn, bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ là yếu tố rủi ro đáng bàn luận khi tự ý sử dụng bài thuốc dân gian không qua kiểm chứng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.”

Thuốc Nam phối chế thang thuốc – Hiệu quả chuyên sâu bền vững

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn nhận định: 

“Trong YHCT, mỡ máu thuộc chứng đàm trọc, bản chất căn nguyên sinh bệnh là do tạng ngũ suy yếu (tỳ hư – can khí uất kết – thận suy) mà rối loạn. Kết hợp khí huyết ứ tắc, lâu dài sinh đàm thấp, hình thành mỡ trong máu. 

Do đó, muốn chữa được bệnh phải hiểu đúng và đủ bản chất sinh bệnh. Trừ đàm, bổ khí để giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt, cải thiện triệu chứng. Nhưng như vậy chưa đủ, cần phải đi sâu vào căn nguyên ở ngũ tạng để điều chỉnh chức năng chuyển hóa. Kết hợp bổ can, thận để duy trì hiệu quả bền vững, không lo tăng lại như dùng thuốc tây.

Mà muốn có tác động TIÊU BẢN – KIÊM TRỊ như vậy thì phải phối chế vị thuốc nam thành bài thuốc hoàn chỉnh, được nghiên cứu kỹ lưỡng. Không thể dùng đơn lẻ một/ một vài vị thuốc mà có hiệu quả được!” 

Y học cổ truyền có lợi thế trong điều trị bệnh mỡ máu cao, do có thể tác động từ căn nguyên gốc rễ để điều chỉnh chức năng ngũ tạng, duy trì hiệu quả ổn định mà không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, ngược lại, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc tối thiểu 1 – 2 tháng để có thể tác động vào tạng ngũ. 

Nhị thập Huyết mạch khang – Bài thuốc hạ mỡ xấu, tăng mỡ tốt hiệu quả bền vững sau 1 liệu trình 

Nhị thập Huyết mạch khang là bài thuốc được phối chế từ 30 vị thuốc Nam y và Trung y có dược tính cao trong chữa mỡ máu. Bài thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng, ứng dụng trong điều trị tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc với hàng ngàn ca bệnh thành công. 

Nguồn gốc bài thuốc 

Bài thuốc không phải kinh nghiệm dân gian, không phải gia truyền mà được nghiên cứu kỹ lưỡng, chắt lọc tinh hoa của YHCT chính thống cận đại. 

Bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang kế thừa tinh hoa từ Hội đồng Nhị thập bát tú
Bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang kế thừa tinh hoa từ Hội đồng Nhị thập bát tú
  • Hội đồng Nhị thập bát tú (28 lương y giỏi nhất Việt Nam thuộc khóa I Viện nghiên cứu đông y, nay là bệnh viện YHCT Trung ương) cùng nghiên cứu phát triển tài liệu.
  • Năm 1960, tài liệu được trao truyền cho Thầy thuốc ưu tú, Lương y, Dược sĩ CKII Nguyễn Đức Đoàn (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y Tế). 
  • Tháng 7/2023, thầy Đoàn trao truyền cho học trò duy nhất Lương y Nguyễn Quang Hưng và đặt vấn đề với Viện y dược cổ truyền dân tộc. Với mong muốn cấp tốc đưa tài liệu vào nghiên cứu, hoàn thiện. 
  • Ngày 1/9/2023, Viện y dược quyết định thành lập Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam, với đầy đủ ban ngành. Triển khai nhanh chiến dịch Đẩy lùi mỡ máu, phòng chống đột quỵ”.
Thầy thuốc Nguyễn Đức Đoàn trong buổi chuyển giao các bài thuốc của Hội đồng Nhị thập bát tú

Sau 6 tháng nghiên cứu, hội đồng chuyên gia Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam đã hoàn thiện đề tài, phát triển bài thuốc, đặt tên Nhị thập Huyết mạch khang. Đưa vào thử nghiệm lâm sàng theo quy trình khách quan cho kết quả tích cực và đưa vào ứng dụng trong điều trị rộng rãi tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc. 

Về cơ chế, nguyên tắc xây dựng thang thuốc

Căn cứ và ứng dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc biện chứng luận trị của YHCT, bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang được hội đồng xây dựng theo nguyên tắc: Trừ đàm, bổ khí là ngọn, tác động vào căn nguyên rối loạn ở 3 tạng can – tỳ – thận mới là gốc rễ. 

Cơ chế tác động theo 3 tầng tích cực
Cơ chế tác động theo 3 tầng tích cực

Cơ chế tác động đa tầng tích cực của bài thuốc như sau:

  • Tầng 1: Cân bằng tạng ngũ nội sinh, phục hồi tạng can – tỳ – thận, từ đó cân bằng lại chuyển hóa bên trong cơ thể, hòa tan phân tử nặng, làm thông thoáng dòng chảy của máu, tăng lưu thông tuần hoàn máu. 
  • Tầng 2: Cải thiện triệu chứng thiếu máu não, tim đập nhanh, giảm mệt mỏi, đau nhức đầu, tê bì tay chân, khó thở, người lờ đờ. Chống tăng trở lại các chỉ số tối đa, hỗ trợ giảm khả năng xơ vữa động mạch. 
  • Tầng 3: Phục hồi tạng phủ, nâng cao thể trạng, nâng cao chức năng thải độc, cơ thể khỏe mạnh tự khắc bệnh tiêu tan. Nhờ đó người bệnh sẽ ăn ngon, ngủ sâu giấc, cải tinh thần sảng khoái. 

Như thế mới đem lại hiệu quả cân bằng chuyển hóa từ bên trong, cải thiện các triệu chứng dẫn kết quả là hạ chỉ số và kết quả này phải được duy trì bền vững tối đa, sức khỏe bệnh nhân phải phục hồi. 

Về nguyên tắc phối chế công thức thuốc

Bài thuốc được phối chế hơn 20 vị thuốc thành 2 thang nhỏ gồm thang đặc hiệu và thang căn nguyên theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ có công dụng “tiêu bản kiêm trị” (THÔNG TIN TRONG ẢNH)

Nhị thập Huyết mạch khang được phối chế thành 2 bài thuốc bổ trợ nhau
Nhị thập Huyết mạch khang được phối chế thành 2 bài thuốc bổ trợ nhau

Về nguồn gốc dược liệu 

Trong phương pháp điều trị YHCT, chất lượng dược liệu là yếu tố tiên quyết, quyết định hiệu quả chính. Công thức tinh vi kết hợp chất lượng dược liệu, cùng với kinh nghiệm điều trị của bác sĩ quyết định sự thành công của ca bệnh. 

Hiện nay, Trung tâm Thuốc Dân Tộc tự chủ nguồn dược liệu. Đơn vị sở hữu chuỗi vùng dược liệu chuyên canh đạt chuẩn GACP-WHO, với 3 tiêu chí: Không thuốc trừ sâu – Không thuốc kích thích sinh trưởng – Không phân bón hóa học. 

Dược liệu được kiểm định chặt chẽ đạt chuẩn GACP, đảm bảo tinh khiết và thu hoạch tại thời điểm có hàm lượng dược tính cao nhất. 

Xem thêm tư liệu vườn dược liệu chuyên canh GACP của Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Về nguyên tắc kê đơn, lên phác đồ 

Trong YHCT, “trị người bệnh không trị chứng bệnh”. Thang thuốc Nhị thập Huyết mạch khang được kê theo phác đồ cá nhân hóa. Tùy thuộc vào thể trạng nền, cấp độ mỡ máu, bệnh lý nền mà kê đơn. 

Do đó, bệnh nhân có kèm nhiều bệnh nền có thể được điều trị theo phác đồ chuyên sâu, toàn diện nhất, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí. 

Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc sẽ được thăm khám chuyên sâu với hội đồng bác sĩ giàu kinh nghiệm. Quy trình thăm khám tinh gọn, bác sĩ đồng hành 1:1 trong quá trình điều trị và sau điều trị. 

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học cho bệnh nhân để kiểm soát, duy trì hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là hội đồng bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc: 

Tác dụng thực tế của bệnh nhân sử dụng thuốc Nhị thập Huyết mạch khang 

Với sự nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang đã được ứng dụng trong điều trị tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc cho hiệu quả tích cực sau 1 liệu trình:

  • Giai đoạn 1: Cải thiện các triệu chứng đau nhức đầu, người mệt mỏi, ăn không ngon, khí huyết lưu thông. 
  • Giai đoạn 2: Hạ chỉ số mỡ xấu (Cholesterol, LDL-C, Triglyceride), tăng chỉ số mỡ tốt (HDL-C), hỗ trợ giảm mỡ nội tạng. 
  • Giai đoạn 3: Chức năng gan, thận được tăng cường, người khỏe khoắn, ăn ngon, ngủ ngon, ổn định lâu dài. 

Một số phản hồi của bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu tại Thuốc Dân Tộc:

1. Bệnh nhân Thân Ngọc Tứ – 72 tuổi, Bắc Giang

Bác Tứ bị sống chung với rối loạn lipid máu và thuốc Tây trong suốt 11 năm. Ngày nào cũng uống thuốc nhưng chỉ số Cholesterol TP thấp nhất chỉ về được 5.3 mmol/L. Tháng 12/2023, bác đã đăng ký dùng bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang.

⚠️Kết quả trước: Chỉ số Cholesterol toàn phần là 7.37 mmol/L.

✅ Kết quả sau 2 tháng: Chỉ số cholesterol toàn phần hạ còn 3.27 mmol/L.

2. Bệnh nhân Phùng Thị Tuyết, 66 tuổi, Nam Từ Liêm

Bác Phùng Thị Tuyết là trường hợp điển hình của bệnh nhân lệ thuộc thuốc, phải sống chung với thuốc trong suốt 24 năm, chỉ cần dừng thuốc một thời gian là chỉ số tăng nhanh mất kiểm soát.

Kết quả trước:

  • Cholesterol toàn phần: 7,3 mmol/ L.
  • LDL – Cholesterol: 5,7 mmol/L.

Kết quả sau:

  • Cholesterol toàn phần: 4,83 mmol/L.
  • LDL – Cholesterol: 4,16 mmol/L.

3.Bệnh nhân Nguyễn Thu Hương, 55 tuổi, Hà Nội

Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thu Hương mắc đa bệnh lý, gan nhiễm mỡ kèm máu nhiễm mỡ. Chỉ sau 2 tháng dùng thuốc, các chỉ số mỡ máu, mỡ gan của cô Hương đều đã về ngưỡng an toàn.

  • Kết quả trước: chỉ số Triglycerid 3 mmol/L.
  • Kết quả sau: chỉ số Triglycerid 1, 6 mmol/L.

Bên cạnh đó cũng ghi nhận được rất nhiều trường hợp bệnh nhân rối loạn Lipid máu thành công bằng bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang.

Hiện nay, bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang được ứng dụng duy nhất tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị y học cổ truyền uy tín đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đơn vị kiểu mẫu như:

  • Được cấp phép hoạt động rõ ràng trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, bấm huyệt… tại 2 cơ sở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền thuộc thế hệ vàng của y học cổ truyền Việt Nam.
  • Dịch vụ y tế chất lượng cao, cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ các phòng chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
  • Tiên phong trong quy hoạch và phát triển dược liệu sạch, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.
  • VTV hợp tác trong nhiều chương trình sức khỏe, nỗ lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng với nhiều hoạt động ý nghĩa.
  • Được vinh danh bằng nhiều giải thưởng danh giá, thương hiệu y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam.
  • Linh hoạt hình thức thăm khám trực tiếp, lấy thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc và tư vấn qua điện thoại và gửi thuốc về tận nhà.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân.
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận.
  • Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
  • Hotline/ Zalo: 098.155.4329

*Lưu ý: Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và việc tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần liên hệ với đơn vị cung cấp bài thuốc để được tư vấn chi tiết.

LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ PHÙ HỢP ĐỂ GẶP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 

 

TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC – ĐỊA CHỈ UY TÍN TRONG YHCT – GIẤY PHÉP, HÌNH ẢNH CƠ SỞ 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

Bài thuốc Định tâm An thần thang chữa mất ngủ giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Định tâm An thần thang là thành quả nghiên cứu chuyên sâu của...

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang chấm dứt MẤT NGỦ KINH NIÊN, giúp ngủ sâu giấc, KHÔNG lệ thuộc thuốc KHÔNG tái phát

Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là bài thuốc y...

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang ĐẶC TRỊ mất ngủ ở người trẻ, tái tạo năng lượng sống trẻ từ giấc ngủ

Mất ngủ ở người trẻ ngày càng phổ biến do áp lực công việc, học...