Bị Ngứa Vùng Kín Nên Kiêng Ăn Gì
Bài viết sau đây chia sẻ về những thực phẩm nên kiêng khi phái nữ bị ngứa vùng kín:
- Đồ ăn cay nóng: Mỳ cay, tokbokki, lẩu tứ xuyên, và các gia vị như ớt, mù tạt, sa tế nên tránh khi gặp tình trạng ngứa vùng kín. Đồ ăn cay có thể tăng nhiệt độ cơ thể, gây đau rát và kích thích sự phát triển của vi khuẩn, làm trở nên nặng hơn.
- Hải sản: Cua, ghẹ, tôm, mực có thể làm tăng ngứa và gây khó chịu. Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng khi gặp vấn đề về phụ khoa, nên hạn chế tiêu thụ để tránh phát triển mầm bệnh.
- Đồ ngọt chứa nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, siro, và nước ngọt nên được giảm thiểu. Đường tăng cường điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
- Đồ muối chua: Kim chi, dưa muối, sung muối, cà pháo là những thực phẩm có thể làm mất cân bằng pH ở vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
- Thực phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm như mỡ động vật, phô mai, khoai tây chiên có thể tăng nhiệt độ vùng kín và làm tăng khí hư, gây cảm giác nóng và ngứa ngáy.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, và nước ngọt có ga nên được hạn chế, vì chúng có thể làm yếu hệ miễn dịch và tăng khả năng nhiễm bệnh.
Bài viết cũng đề cập đến những thực phẩm có thể giúp giảm ngứa vùng kín, như sữa chua, rau củ, trái cây, tỏi, hành tây, và thực phẩm giàu vitamin D và E. Đồng thời, bảo đảm chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì vệ sinh vùng kín, và hạn chế sử dụng sản phẩm hóa học để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phụ khoa.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngứa vùng kín là tình trạng mà rất nhiều các chị em gặp phải do vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Cơn ngứa sẽ kéo dài liên tục, theo từng cơn, thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sự thay đổi của nội tiết tố, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, căng thẳng kéo dài hay thậm chí là viêm âm đạo. Song song với các phương pháp điều trị, việc ăn uống cũng là một phần quan trọng giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi. Vậy khi phái nữ bị ngứa vùng kín nên kiêng ăn gì để bệnh sớm được cải thiện? Cùng khám phá câu trả lời ngay trong bài viết này.
Tổng quan bệnh ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là hiện tượng mà không ít chị em phụ nữ đang gặp phải. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân có thể là do nữ giới không chăm sóc vùng kín đúng cách gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nhiều khả năng cơn ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên có liên quan đến các bệnh lý phụ khoa.
Cần xác định nguyên nhân gây ngứa ngáy để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Bởi, trường hợp ngứa ngáy do viêm nhiễm phụ khoa không điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe của phụ nữ. Dưới đây là những nguyên nhân gây ngứa ngáy vùng kín phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Do thói quen sinh hoạt
Ngứa ngáy vùng kín do thói quen sinh hoạt không đảm bảo, chẳng hạn như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,... Đây được xem là những nguyên nhân hàng đầu khiến chị em phụ nữ bị ngứa ngáy vùng kín khó chịu. Cụ thể:
- Lựa chọn quần lót chật: Quần áo lót có vai trò quan trọng đối với nữ giới, tuy nhiên do nằm ở bên trong nên nhiều chị em không quá chú tâm đến nó. Việc lựa chọn quần áo lót, trong đó đặc biệt là quần lót khá quan trọng. Để phòng tránh các vấn đề phụ khoa, quần lót nên chọn loại có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, chọn kích cỡ quần lót phù hợp với kích thước cơ thể, không mặc quá chật, bó sát khiến "cô bé" tiết nhiều mồ hôi, làm ẩm ướt và gây ngứa.
- Sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Ngoài quần lót, sản phẩm chăm sóc vùng kín cũng là nguyên nhân khiến "cô bé" bị ngứa ngáy. Nhất là khi chọn sản phẩm vệ sinh không phù hợp, độ pH cao hoặc thấp hơn độ pH ở âm đạo, chứa nhiều thành phần hóa học,... làm môi trường âm đạo mất cân bằng, phát sinh cơn ngứa ngáy khó chịu.
- Dị ứng thuốc: Một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc điều trị bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc. Phổ biến nhất là các dạng thuốc bôi da, đặc biệt trường hợp bôi gần vùng kín có thể kích thích phản ứng dị ứng, khiến vùng kín bị ngứa ngáy bất thường.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vấn đề vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa vùng kín. Bởi, âm đạo nữ giới thường tiết dịch nhầy mỗi ngày, trường hợp không làm sạch sẽ khiến vi khuẩn, nấm ngứa tích tụ, phát triển gây ngứa. Ngoài ra, nếu không vệ sinh "cô bé" đúng cách, sạch sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa khác.
- Ăn thực phẩm gây dị ứng: Ngoài sử dụng thuốc bị dị ứng, nhiều chị em phụ nữ ăn phải thực phẩm không phù hợp, thực phẩm gây dị ứng. Trong trường hợp này, cơn ngứa ngáy có thể khởi phát toàn thân.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Không vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, quan hệ mạnh bạo,... khiến cho "cô bé" bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.
Tình trạng ngứa ngáy vùng kín xuất hiện thường xuyên, ngày càng dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em phụ nữ không nên chủ quan.
Dưới đây là một số trường hợp:
Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiều chị em phụ nữ bị ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo. Theo các chuyên gia, môi trường âm đạo phụ nữ có hệ vi sinh cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong đó, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời giữ độ pH cân bằng.
Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo bất ổn, hại khuẩn phát triển lấn át lợi khuẩn sẽ khiến độ pH mất cân bằng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Khi đó, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn, kèm theo mùi hôi bất thường. Phụ nữ sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy khó chịu xảy ra thường xuyên hơn.
Không những thế, khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, vùng kín còn xuất hiện các mụn ngứa bất thường. Đây là tình trạng đáng báo động, cần được điều trị sớm để phòng ngứa biến chứng. Do đó, nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, kèm theo sự xuất hiện của khí hư nặng mùi, sủi bọt, phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín. Lúc này, môi trường âm đạo bị mất cân bằng tạo cơ hội cho nấm men xâm nhập, phát triển. Tình trạng nhiễm nấm âm đạo chuyển biến nặng sẽ gây viêm âm đạo, nhiễm trùng hoặc phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác.
Yếu tố gây bệnh thường liên quan đến việc người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn uống không đủ chất, kém khoa học, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,... Khi nhiễm nấm, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ngứa, khí hư có màu trắng, vón cục bám trên thành âm đạo, một số trường hợp có nốt mủ.
Các bệnh lý lây qua đường tình dục
Bệnh lý lây qua đường tình dục là nguyên nhân khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín phổ biến hiện nay. Một số bệnh như Chlamydia, mụn rộp sinh dục, sùi màu gà, rận lông mu, giang mai, bệnh lậu,...
Cần chủ động thăm khám và điều trị sớm, vì bệnh lây truyền từ đường tình dục có mức độ nguy hiểm cao, tính chất dai dẳng khó điều trị.
Bệnh da liễu
Tình trạng ngứa ngáy vùng kín có thể do các bệnh lý về da liễu gây ra, chẳng hạn như bệnh vảy nến, bệnh Eczema, viêm da tiếp xúc,...
Các bệnh lý hình thành do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, gặp phải tác nhân gây dị ứng, mặc quần áo bó sát thường xuyên,...
Khi đó, ngoài triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh còn quan sát thấy các biểu hiện bất thường khác ngoài da như đỏ, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, nổi mụn nước, mụn mủ. Tùy vào bệnh lý da liễu mà người bệnh gặp phải mà các biểu hiện sẽ có đặc trưng riêng.
Không nên chủ quan với các bệnh lý ngoài da, bởi nếu không được chăm sóc tốt có thể gây ra các biến chứng khác. Chẳng hạn như nấm ngứa, vi khuẩn gây bệnh lan rộng xâm nhập sâu vào âm đạo phát sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Trường hợp bệnh không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên thăm khám khi vùng kín bị ngứa ngáy, kèm theo các biểu hiện bất thường khác xuất hiện không rõ nguyên do.
Phái nữ bị ngứa vùng kín nên kiêng ăn gì?
Nếu đang băn khoăn không nắm được bị ngứa vùng kín nên kiêng những gì, bạn có thể tham khảo những thực phẩm mà chúng tôi liệt kê bên dưới đây
Đồ ăn cay nóng
Mỳ cay, tokbokki, lẩu tứ xuyên, to hay các gia vị như ớt, mù tạt, sa tế là những loại đồ ăn được giới trẻ vô cùng yêu thích và nhất là đối với phái nữ. Đồ ăn cay sẽ giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, đối với những người đang gặp phải tình trạng ngứa vùng kín thì đây lại là nhóm thực phẩm hàng đầu mà bạn nên tránh. Khi ăn các đồ cay nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên và tạo cảm giác đau rát, ngứa ngáy và thậm chí là sưng ở niêm mạc âm đạo. Lúc này, các tác nhân gây bệnh sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển khiến tình trạng viêm ở âm đạo ngày càng trở nặng.
Không những vậy, những loại đồ ăn này có khiến các độc tố tích tụ lại ở nhiều cơ quan nội tạng, tạo nên các vết loét ở dạ dày, khiến nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. Khả năng bài tiết của cơ thể cũng không thể hoạt động bình thường và thậm chí còn ảnh hưởng tới gan, thận.
Hải sản
Một số loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, mực,... đối với các chị em đang bị ngứa vùng kín sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nặng. Vùng kín lúc này sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác nóng rát quanh mép và khi quan sát quần nhỏ sẽ thấy khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi và màu lạ hơn bình thường. Dù hải sản là một loại thực phẩm vô cùng tươi ngon, mang lại nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi đang gặp phải vấn đề về phụ khoa, bạn vẫn nên xếp chúng vào danh sách đen để tránh mầm bệnh phát triển mạnh và tốn nhiều thời gian để chữa trị hơn.
Đồ ngọt có chứa nhiều đường
Dù là trước hay sau khi tình trạng ngứa vùng kín thuyên giảm, bạn cũng nên hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, siro, nước ngọt,... Khi ăn các loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển. Bệnh sẽ ngày càng trở nặng và sẽ tái phát thường xuyên nếu bạn không hạn chế được đồ ngọt hay các đồ ăn vặt hằng ngày.
Đồ muối chua
Nồng độ pH trong âm đạo sẽ bị mất cân bằng nếu bạn ăn các đồ chua như kim chi, dưa muối, sung muối, cà pháo,... quá nhiều trong ngày. Với độ pH không ổn định sẽ khiến vi khuẩn và nấm có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, việc kiêng ăn các đồ muối chua là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị.
Thực phẩm nhiều chất béo
Khi ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, phô mai, khoai tây chiên, gà rán… sẽ làm tăng nhiệt độ vùng kín, khiến khí hư tiết ra nhiều hơn. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác nóng, khó chịu, ngứa ngáy trong khoảng thời gian dài. Ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị vào có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Đối với các chị em phụ nữ, các loại thực phẩm có nhiều chất béo còn có thể khiến cơ thể trở nên nặng nề hơn. Việc tăng cân không kiểm soát sẽ khiến người bệnh bị thừa cân, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ rất cao.
Các chất kích thích
Các chất kích thích sẽ khiến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, lúc này các vi khuẩn có lợi sẽ dẫn yếu đi và thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn có hại. Trong âm đạo lúc này sẽ bị mất cân bằng và khiến khí hư tiết ra nhiều với mùi hôi khó chịu, nặng hơn nữa có thể dẫn tới viêm nhiễm.
Một vài chất kích thích được sử dụng hiện nay như rượu bia, và phê, thuốc lá, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn,.... đây đều là những đồ uống có hại cho sức khỏe nói chung và các bệnh phụ khoa nói riêng. Chúng làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm dần, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.
Khi ngứa vùng kín nên ăn những thực phẩm gì?
Chế độ ăn hằng ngày quyết định phần lớn tình trạng bệnh có mau chóng được cải thiện hay không. Vậy khi vùng kín ngứa ngáy, khó chịu nên ăn gì để giảm tình trạng này, cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây.
- Sữa chua: Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cân bằng độ pH cho vùng âm đạo và còn làm đẹp da, đẹp dáng. Sữa chua ít đường hoặc không đường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho tình trạng bệnh.
- Rau củ và trái cây tươi: Nguồn cung cấp các khoáng chất, vitamin thường đến từ rau củ quả, trái cây. Không những giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn ngăn ngừa sự phát triển của nấm, giúp quá trình điều trị được thúc đẩy nhanh chóng.
- Tỏi và hành tây: Gia vị này có tính nóng, vị cay, có công dụng ức chế sự phát triển và tăng sinh của nấm Candida, giúp vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ nhất. Ngoài ra, tỏi và hành tây còn có công dụng sát trùng, kháng viêm, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hô hấp cùng nhiều công dụng khác.
- Các thực phẩm giàu vitamin D và vitamin E: Đây là 2 hợp chất có tác động tốt cho việc điều trị tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy ở vùng âm đạo. Một số các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, E có thể kể đến như sữa, trứng, nấm,...
- Uống nhiều nước: Khi gặp các vấn đề về âm đạo, bạn nên chú ý uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít nước. Việc này sẽ giúp âm đạp được cân bằng nhiệt độ, tăng cao hiệu quả các tình trạng viêm nhiễm.
Cách giảm ngứa, viêm nhiễm vùng kín
Để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra như viêm nhiễm, nấm âm đạo, các chị em cần phải hết sức để trong việc sinh hoạt hằng ngày, một số lưu ý quan trọng có thể kể tới như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn uống đầy đủ, bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng như hạn chế nhóm thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ phía trên. Ngoài ra, việc uống nước đầy đủ sẽ cung cấp độ ẩm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính, có nồng độ pH phù hợp, không mùi để tránh làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Không thụt rửa âm đạo quá sâu và dùng nước ấm để làm sạch.
- Không nên mặc những loại quần lót bó sát: Bạn nên chọn loại quần lót làm từ cotton, có thể thấm hút tốt. Ngoài ra, không nên mặc quần lót quá chật sẽ khiến vùng kín bị bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm hóa học: Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín chứa hóa chất mạnh cũng như các dung dịch vệ sinh có mùi quá nồng..
- Khám phụ khoa định kỳ: Bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để có thể kiểm tra sức khỏe vùng kín cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm sẽ được khắc phục sớm và giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc hơn rất nhiều.
Điều trị Ngứa Vùng Kín Tại Nhà: Phương Pháp Tự Nhiên và Đông Y
1. Thay Đổi Thói Quen Mặc Quần Lót:
- Tránh mặc quần lót quá bó sát và chọn chất liệu thoải mái.
2. Dầu Dừa:
- Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng khô và dưỡng ẩm cho da.
- Bôi dầu dừa ngoài âm hộ, không thụt vào trong, tối đa 2 lần mỗi tuần.
3. Mật Ong:
- Mật ong có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng nấm men.
- Bôi mật ong ở vùng ngoài âm hộ, không thụt vào trong, rửa sạch sau 5 phút.
4. Chườm Mát:
- Phương pháp chườm mát hiệu quả đối với ngứa vùng kín do thay đổi hormone.
5. Yến Mạch:
- Bột yến mạch giảm viêm nhiễm và ngứa ở vùng da nhạy cảm.
- Bôi hỗn hợp yến mạch lên vùng da bị ngứa, rửa sạch sau 20 phút.
6. Điều Trị Bằng Tây Y:
- Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, corticosteroid, bảo vệ da, làm se da tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
7. Đông Y Chữa Bệnh:
- Các bài thuốc đông y như Sinh địa, Hoàng kỳ, lá bạc thau, Rễ bạch đồng nữ có thể hỗ trợ.
8. Các Vị Thuốc Nam:
- Lá trầu không, lá ổi, lá lốt, cây ích mẫu có công dụng chống viêm, kháng khuẩn.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:
- Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh hàng ngày, sử dụng quần lót vừa vặn và thoải mái.
- Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ và tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sĩ.
Cảnh Báo:
- Liên hệ với bác sĩ nếu có thắc mắc hoặc tình trạng không cải thiện.
- Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho tư vấn y tế chuyên nghiệp.
Dưới đây là 12 loại thuốc bôi chữa ngứa vùng kín phổ biến:
- Permethrin: Chống rận mu và các ký sinh trùng khác. Dạng kem bôi, hàm lượng 5% hoặc dạng thoa, hàm lượng 1%.
- Dung dịch ASA: Điều trị ngứa do bệnh ngoại da nhờ thành phần Ethanol, Aspirin, Natri salicylate. Chống chỉ định cho vết thương hở và người dị ứng Aspirin.
- Clotrimazol 1%: Kiểm soát triệu chứng ngứa Candida. Thoa 2–3 lần/ngày, 1–2 tuần.
- Betamethasone 0.064%: Hỗ trợ điều trị ngứa, vảy nến, lupus ban đỏ. Gel bôi ngoài da, hàm lượng 0.064%.
- Hydrocortisone Cream 1%: Ít tác dụng phụ, co mạch, giảm ngứa. Thoa mỗi ngày, cảm nhận và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Mekoderm – Neomycin: Kem bôi da chống ngứa, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Thành phần: Betamethasone dipropionate, Neomycin sulfate.
- Nizoral cream 2%: Chống ngứa vùng kín do nấm. Hoạt chất: Ketoconazole. Cách sử dụng: Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa.
- Clindamycin: Kháng sinh chống viêm, chống ngứa vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa. Hàm lượng: 1% Clindamycin.
- Axcel Miconazole: Hàm lượng Miconazole chống ngứa viêm da tiếp xúc. Sử dụng trong 2 tuần, thay đổi nếu không cải thiện, tư vấn bác sĩ.
- Tioconazole 1 – 6.5%: Dạng bôi, hàm lượng Tioconazole 1% đến 6.5%. Dùng 1 lần vào buổi tối, đổi thuốc nếu triệu chứng kéo dài.
- Butoconazole: Bôi trong âm đạo, kiểm soát nấm men vùng kín. Gây kích ứng, giảm bảo vệ bao cao su, tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn. Đối với ngứa do suy giảm nội tiết tố, sử dụng thuốc đường uống theo chỉ định bác sĩ.
Lưu ý: Sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ bị ngứa vùng kín nên kiêng ăn gì? Nên kiêng những thực phẩm nào và cần lưu ý những gì để giảm ngứa ngáy. Việc ăn uống sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị, tuy nhiên bạn vẫn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn kỹ càng về tình trạng bệnh. Lúc này, dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cũng như chế độ ăn uống chi tiết dành cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!