Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm họng là bệnh về lý đường hô hấp, gây ra hiện tượng khô họng, đau rát khó chịu, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Vậy khi bị viêm họng nên ăn gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu 9 thực phẩm nên bổ sung và đồ ăn cần tránh trong trường hợp này.
Tổng Quan Bệnh Học Viêm Họng
Viêm họng đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc cổ họng bị sưng viêm cấp hay mãn tính bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý có thể khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể đi kèm với một số bệnh lý khác như viêm VA, bạch hầu, ho gà, sốt phát ban, viêm amidan,...
Bệnh thường diễn tiến qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Trong từng giai đoạn cụ thể, bệnh lý được chia thành nhiều thể khác nhau căn cứ vào triệu chứng cũng như tổn thương lâm sàng.
Viêm họng là bệnh đường hô hấp trên phổ biến và có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh khởi phát chủ yếu ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, suy dinh dưỡng, suy nhược,...
Bệnh thường là hệ quả do nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây khởi phát bệnh lý:
Nhiễm trùng:
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm họng cấp tính. Trong đó, tác nhân chính gây nhiễm trùng thường là virus, chỉ một số ít trường hợp khởi phát do vi khuẩn (viêm họng do liên cầu).
- Virus: Chủ yếu là virus sởi, cúm, virus APC, adenovirus,...
- Vi khuẩn: Liên cầu (Chủ yếu là nhóm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A), phế cầu, sự phát triển của mức của một số loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng.
Dị ứng:
Ngoài nhiễm trùng, bệnh cũng có thể khởi phát do dị ứng. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, các biểu hiện bệnh lý thường bùng phát cùng lúc với các bệnh đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm kết mạc dị ứng.
- Dị ứng thời tiết
- Dị ứng phấn hoa
- Dị ứng thức ăn
Nguyên nhân khác:
Với những trường hợp bệnh viêm họng mãn tính, bệnh lý còn có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác như:
- Các yếu tố kích thích: Niêm mạc họng hầu có thể bị viêm mãn tính nếu hít phải hoá chất, bụi bẩn, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu,...
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Viêm họng mãn tính thường là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang sau, suy gan, tiêu đường, dị hình vách ngăn, polyp mũi,...
Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp, các triệu chứng bệnh cũng có thể bùng phát khi gặp những yếu tố rủi ro như:
- Mắc các bệnh đường hô hấp
- Trẻ em dưới 7 tuổi
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm
- Người có hệ miễn dịch suy giảm (nhiễm HIV, mắc bệnh tiểu đường, suy nhược cơ thể,...)
- Cơ địa dị ứng
- Tính chất công việc phải giao tiếp thường xuyên
Các biểu hiện của bệnh có sự khác biệt ở giai đoạn cấp và mãn tính. Bên cạnh đó, mức độ triệu chứng còn phụ thuộc vào thể trạng, nguyên nhân và độ tuổi của từng trường hợp.
Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết bệnh cấp tính và mãn tính:
1. Triệu chứng viêm họng cấp
Tổn thương do viêm họng cấp gây ra thường bùng phát đột ngột và có tính điển hình cao, Một số biểu hiện phổ biến như:
- Sốt cao từ 39 - 40 độ C, ăn uống kém, đau nhức cơ thể và ớn lạnh
- Ho khan
- Cổ họng bị khô nóng, sau đó chuyển sang đau rát, đau nhói, nhất là khi nuốt và ho
- Khàn giọng
- Chảy nước mũi
- Ngạt tắc mũi
- Khi quan sát niêm mạc họng sẽ nhận thấy cổ họng có màu đỏ, xung huyết và phù nề
- Một số trường hợp có thể gây sưng amidan, bề mặt của amidan xuất hiện dịch nhầy có màu trong suốt hoặc phủ bựa trắng
- Hạch cổ bị sưng kèm theo biểu hiện đau nhức
- Trường hợp khởi phát do nhiễm khuẩn, bệnh có thể gây đau đầu nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
2. Biểu hiện viêm họng mãn tính
Các biểu hiện bệnh thời diễn tiến chậm, kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng cơ năng của bệnh lý thường có mức độ nhẹ và mờ nhạt. Tuy nhiên, biểu hiện thực thể của viêm họng mãn tính khá điển hình và khác biệt rõ rệt ở từng thể riêng biệt.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng mãn tính:
- Cảm giác vướng cổ họng, nhất là sau khi ngủ dậy
- Cổ họng nóng rát, khô và ngứa ngáy
- Người bệnh có thói quen đằng hắng, khạc nhổ để loại bỏ dịch đờm (dịch đờm đặc và dẻo)
- Nghẹn vướng khi nuốt
- Ho nhiều, nhất là vào ban đêm hoặc thời tiết chuyển lạnh
- Đôi khi bị khàn giọng
- Trường hợp viêm họng xuất tiết, khi quan sát sẽ thấy niêm mạc họng có màu đỏ, dịch nhầy trong suốt
- Viêm họng quá phát đặc trưng bởi tình trạng thành họng dày, đỏ, trong suốt, xuất tiết nhầy. Người bị bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nhạy cảm ở cổ họng.
- Tình trạng quá phát lâu dần có thể chuyển sang thể viêm họng teo. Thể bệnh này đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng có màu trắng bệch, nhiều mạch máu nhỏ nhẵn mỏng, eo họng rộng, sau khi dịch nhầy khô sẽ thành vảy và dính vào niêm mạc.
Bị viêm họng nên ăn gì là tốt nhất?
Viêm họng được đặc trưng bởi các triệu chứng ho, sưng họng, khô miệng, khó nuốt, có thể kèm theo sốt, cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu có chế độ ăn uống không phù hợp. Vậy bị viêm họng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng?
Thức ăn dễ nuốt
Viêm họng có biểu hiện là nóng rát cổ họng, lúc này niêm mạc họng bị tổn thương nên rất khó nuốt, kể cả nước bọt và thức ăn. Vì thế người bệnh nên ưu tiên ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ nuốt.
Các món súp, canh trơn mát có khả năng làm dịu cảm giác đau rát ở cổ họng, giúp quá trình nuốt thức ăn diễn ra dễ dàng, tránh cảm giác khó chịu và không làm tổn thương bề mặt niêm mạc.
Người bệnh viêm họng có thể bổ sung canh rau đay, canh mùng tơi, canh bí, mướp, rau sâm, cháo, các món súp vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Rau xanh
Nếu đang thắc mắc viêm họng nên ăn gì, bạn có thể lựa chọn rau xanh. Nhóm thực phẩm này có khả năng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng nhờ chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi.
Đa số các loại rau xanh có chứa vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi gốc tự do gây hại, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương, giảm viêm họng. Ngoài ra, một số loại rau có chứa nhiều nước, giúp tăng độ ẩm trong cơ thể, giảm cảm giác khô rát, đau họng.
Vì thế người bệnh viêm họng nên bổ sung nhiều rau cải, rau cần, rau diếp cá, súp lơ, rau lang, tuy nhiên cần chế biến ở dạng luộc, canh, nấu chín mềm thay vì chiên xào.
Trái cây
Người bệnh viêm họng nên ăn trái cây tươi hàng ngày để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Với những loại quả chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây viêm nhiễm khác.
Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa còn ngăn ngừa gốc tự do gây hại đến niêm mạc cổ họng, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Đặc biệt trái cây có chất xơ có thể tăng cường sự linh hoạt cho cổ họng, mang đến cảm giác thoải mái khi nuốt.
Một số loại quả tốt trong trường hợp viêm họng là dưa hấu, lựu, nho, chuối, dứa, táo,...
Sữa chua
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bị viêm họng, bạn nên tăng cường bổ sung sữa chua. Đây được xem là thực phẩm có lợi cho những ai đang bị viêm nhiễm vì nó có thể làm dịu và giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Cụ thể trong sữa chua có chứa acid lactic có khả năng kiểm soát sự phát triển và tấn công của vi khuẩn trong họng, miệng. Thành phần probiotics của sữa chua có chứa lượng lớn loại khuẩn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt hại khuẩn trong cơ thể.
Ngoài ra, sữa chua có đặc tính lỏng, dễ nuốt, mát làm dịu cổ họng, giảm sưng đau, nóng rát, ngăn ngừa bệnh viêm họng tiến triển nặng hơn.
Trứng
Trứng là món ăn khá mềm, dễ nuốt nên rất thích hợp với bệnh nhân bị viêm họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.
Hàm lượng lớn protein trong trứng giúp cơ thể xây dựng, sửa chữa tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, bên cạnh đó protein cũng đóng vai trò tái tạo tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đặc biệt hàm lượng lớn vitamin A có trong trứng là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, vitamin D hỗ trợ tăng cường miễn dịch chống lại khuẩn hại, virus gây viêm nhiễm.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là câu trả lời cho thắc mắc bị viêm họng nên ăn gì, được chuyên gia khuyến khích bổ sung thường xuyên vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm họng. Nguyên nhân là bởi ngũ cốc chứa nhiều chất xơ có thể tăng cường sự linh hoạt của đường họng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất trong ngũ cốc như vitamin C, vitamin D, kẽm cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng hơn.
Nếu ăn ngũ cốc dạng bột giúp bạn dễ nuốt, dễ tiêu hóa, tránh gây đau rát, khó chịu khi ăn và nuốt. Bạn có thể lựa chọn yến mạch, hạnh nhân, đậu đen, đậu xanh, gạo lứt để ăn khi bị viêm họng.
Mật ong
Mật ong từ lâu đã được sử dụng như một mẹo dân gian cải thiện các triệu chứng viêm họng. Thực phẩm này có đặc tính chống vi khuẩn, kiểm soát sự phát triển và tấn công của khuẩn hại gây viêm nhiễm trong cổ họng. Bên cạnh đó mật ong còn chứa hợp chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương niêm mạc họng do gốc tự do gây ra, có thể làm sạch và tái tạo tế bào mới để lành thương nhanh hơn.
Sử dụng mật ong đúng cách hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm đau rát khó chịu, đặc biệt tạo ra hàng rào bảo vệ lớp niêm mạc cổ họng, giảm kích thích và mất nước.
Gia vị có tính kháng viêm
Gia vị có tính kháng viêm sẽ đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng một cách nhanh chóng, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại, tránh tình trạng khuẩn hại tấn công khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy nhanh quá trình lành thương tế bào niêm mạc họng. Bệnh nhân viêm họng được khuyến khích bổ sung gừng, nghệ, tỏi, hành vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Các loại trà ấm
Trà ấm là lựa chọn không nên bỏ qua đối với người bị viêm họng, không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giảm tình trạng sưng đau và chống viêm nhiễm hiệu quả.
Được biết trong trà ấm có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, từ đó người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn ở cổ họng. Thêm vào đó, trà ấm sẽ tăng cường miễn dịch, kích thích làm lành tổn thương ở niêm mạc họng, ngăn ngừa ho, ngạt mũi, sổ mũi, đau họng.
Bạn có thể uống trà ấm như trà hoa cúc, trà gừng, trà chanh mật ong, trà nghệ,...
Bệnh viêm họng không nên ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc bị viêm họng nên ăn gì, người bệnh nên chú ý đến thực phẩm cần tránh như:
- Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng rất dễ làm kích ứng niêm mạc họng, tăng nguy cơ đau rát, sưng tấy khiến niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này có thể tăng kích thích ở đường họng, gây ra cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, thực phẩm dầu mỡ còn làm tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc cổ họng, tăng tiết nhờn trong họng.
- Đồ lạnh: Đây là thực phẩm người bệnh viêm họng cần kiêng nếu không muốn bị ngứa, khó chịu trong họng, gây đau họng, sưng viêm kéo dài.
- Thực phẩm nhiều axit: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ràng đồ chua chứa nhiều axit có thể làm kích ứng họng, tăng sự đau rát, khiến niêm mạc bị lở loét.
- Thực phẩm khô, cứng: Đồ ăn khô cứng như bánh quy, bánh mì giòn, khoai chiên, ngô gây ra tình trạng khó nuốt, đau rát và làm tổn thương họng. Thậm chí ăn nhiều thực phẩm này còn tăng nguy cơ chảy máu, ứ đờm khiến tình trạng viêm họng tiến triển dai dẳng.
Bài viết trình bày một số phương pháp chữa viêm họng bằng mẹo dân gian, Tây y, và Đông y:
Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian
- Mật ong: Ngậm mật ong trong miệng hoặc uống nước mật ong pha loãng để giảm đau họng và kháng viêm.
- Bạc hà: Sử dụng trà bạc hà để giảm ho và tiêu đờm, giảm khó thở.
- Gừng: Ngậm hoặc nhai gừng tươi để giảm đau họng và làm loãng đờm.
- Giấm táo: Sử dụng giấm táo pha loãng để súc miệng giúp giảm viêm nhanh chóng.
Chữa viêm họng bằng Tây y
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng Paracetamol, Aspirin để giảm đau và hạ sốt.
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Sử dụng Dexamethasone, Prednisolone nếu viêm họng nặng.
- Thuốc trị viêm họng nhóm NSAID: Dùng Ibuprofen, Diclofenac để giảm đau và sưng viêm.
Chữa viêm họng bằng Đông y
- Lá tía tô: Sử dụng nước cốt lá tía tô để giảm đau và sưng viêm.
- Cam thảo: Uống trà cam thảo giúp tăng tiết dịch, làm loãng đờm và giảm đau.
- Cây lược vàng: Sử dụng nước cốt lá lược vàng để giảm triệu chứng viêm họng.
Bài thuốc Đông y
- Bài thuốc 1, 2, 3, 4: Sử dụng các bài thuốc Đông y với các thành phần như kinh giới, cam thảo, hoàng liên, lược vàng để điều trị viêm họng từ căn nguyên.
Lưu ý khi chữa trị viêm họng
- Kiên trì áp dụng mẹo dân gian hàng ngày trong khoảng 2 tuần.
- Sử dụng nguyên liệu sạch và không chứa hóa chất độc hại.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Khi nào nên gặp bác sĩ
- Đau họng kéo dài, khó thở, khàn tiếng.
- Sốt cao hoặc có máu trong đờm.
- Triệu chứng không giảm sau nhiều biện pháp tự nhiên hoặc sử dụng thuốc.
- Gặp tác dụng phụ từ thuốc.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng của triệu chứng, bác sĩ có thể kê 1 hoặc nhiều thuốc khác nhau. Kháng sinh chỉ được kê đơn trong các trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn. Dưới đây là 12 loại thuốc chữa viêm họng cho hiệu quả tốt nhất, được nhiều bác sĩ kê đơn:
- Kháng Sinh Amoxicillin: Diệt vi khuẩn gây viêm họng, sử dụng cho người lớn và trẻ em. Liều dùng: 250–500mg x 3 lần/ngày hoặc 500-875mg x 2 lần/ngày cho người lớn, trẻ em dưới 40kg uống 20-50mg/kg/ngày x 2 lần/ngày.
- Kháng Sinh Penicillin: Sử dụng cho viêm họng do liên cầu khuẩn, ít gây độc nhưng dễ gây dị ứng. Liều dùng: Theo chỉ định bác sĩ, chủ yếu qua đường tiêm.
- Cephalexin - Kháng Sinh Cephalosporin: Tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, dùng qua đường uống. Liều dùng: 500mg/lần cho người lớn, 25 – 50mg/kg/ngày cho trẻ em.
- Azithromycin (Zithromax) - Kháng Sinh Macrolid: Sử dụng cho viêm họng nặng hoặc người dị ứng với penicillin. Liều dùng: 500mg/ngày x 3 ngày cho người lớn, 10 – 20 mg/kg × 3 ngày cho trẻ em.
- Erythromycin - Kháng Sinh Macrolid Diệt Khuẩn: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, dùng qua đường uống hoặc dạng hỗn dịch cho trẻ. Liều dùng: 500-1000mg/lần cho người lớn, 30-50mg/kg/lần cho trẻ em.
- Paracetamol: Hạ sốt, giảm đau, an toàn cho người lớn và trẻ em. Liều dùng: 10-15 mg/kg, cách 4-6 giờ/lần cho dạng uống, không quá 75mg/kg/ngày. Dạng đặt hậu môn 10-20 mg/kg/lần, không quá 5 lần và 75 mg/kg/24 giờ.
- Ibuprofen: Thuốc chống viêm không steroid, giảm đau, sưng. Liều dùng: Người lớn 200mg-400mg mỗi 4-6 giờ, trẻ trên 6 tháng theo chỉ định.
- Alphachymotrypsin: Men thủy phân giảm viêm, sưng họng, giảm ho. Liều dùng: Uống hoặc ngậm dưới lưỡi, theo hướng dẫn.
- Prednisolon 5mg: Thuốc chống viêm corticosteroid, giảm sưng viêm. Liều dùng: Người lớn 5 – 60mg/ngày, trẻ 0,05-2 mg/kg/ngày.
- Dexamethason: Chống viêm corticosteroid mạnh, dùng cho viêm nặng. Liều dùng: Người lớn 0,5 – 10mg/ngày, trẻ 0,08 – 0,3 mg/kg/ngày.
- Thuốc Ngậm Dorithricin: Ngậm dưới lưỡi, giảm đau, chống virus, vi khuẩn. Liều dùng: 1 – 2 viên cách nhau 2 – 3 giờ.
- Súc Họng Betadine: Dung dịch súc họng, sát khuẩn, giảm viêm. Liều dùng: 20 – 30ml, 4 lần/ngày sau ăn, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 9 thực phẩm trả lời cho thắc mắc bị viêm họng nên ăn gì là tốt nhất. Việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp có thể góp phần cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh, làm lành tổn thương nhanh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm có hại nếu không muốn viêm họng kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!