Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm họng cấp ở người lớn là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng viêm cấp tỉnh do vi khuẩn, virus. Viêm họng cấp ở người lớn thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, các triệu chứng diễn tiến nhanh và đột ngột.

Viêm họng cấp ở người lớn và phân loại

Viêm họng cấp đề cập đến tình trạng niêm mạc ở cổ họng bị sưng viêm cấp tính. Những biểu hiện của bệnh lý thường có xu hướng bùng phát đột ngột, mức độ nặng nề hơn so với viêm họng mãn tính nhưng thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn có thể bùng phát riêng biệt hoặc đi kèm với các bệnh đường hô hấp khác như cúm, ho gà, bạch hầu, viêm amidan, sốt phát ban, viêm VA,…

Viêm họng cấp ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm họng cấp ở người lớn là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm họng cấp tính được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Viêm họng không đặc hiệu: Bao gồm viêm họng trắng, viêm họng đỏ, viêm tấy amidan.
  • Viêm họng đặc hiệu: Có thể viêm họng vincent hoặc do bạch hầu
  • Viêm họng do những bệnh lý về máu

Không chỉ khởi phát ở người trưởng thành, bệnh viêm họng cấp có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi khác nhau và có mức độ nguy hiểm hơn ở trẻ em. Thời gian và hiệu quả điều trị bệnh lý phụ thuộc nhiều vào phác đồ chữa bệnh cũng như mức độ triệu chứng bệnh lý.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở người lớn

Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng cấp, trong đó phổ biến nhất là do vi khuẩn, virus. Nguyên nhân được xem là yếu tố chi phối mức độ triệu chứng cũng như tiến triển của bệnh lý.

Theo đó, nguyên nhân gây viêm họng cấp ở người lớn được chia thành 2 nhóm khác nhau, bao gồm:

Viêm họng cấp do nhiễm trùng

Số liệu thống kê cho thấy, có hơn 80% trường hợp bị viêm họng cấp ở người trưởng thành khởi phát do vi khuẩn, virus xâm nhập đường hô hấp:

  • Virus: Chủ yếu do Herpes simplex, Adenovirus, virus cúm, Epstein-Barr,… Tuỳ thuộc vào từng loại virus sẽ khiến người bệnh gặp phải những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất là đau họng, sốt, ho, nổi hạch ở cổ,…
  • Vi khuẩn: Phổ biến là liên cầu khuẩn type A. Nam giới có thể gặp phải triệu chứng nổi hạch, xuất hiện mủ ở amidan và tăng nguy cơ gặp phải biến chứng hở van tim, chứng thấp tim.

Viêm họng cấp không do nhiễm trùng

Thói quen sinh hoạt hàng ngày kém khoa học cùng với điều kiện môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng ở người lớn. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ phổ biến:

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh do thói quen tắm khuya, ngủ dưới điều hoà có nhiệt độ thấp.
  • Thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá, thức uống có gas, các thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ,… ảnh hưởng đến đường hô hấp
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi khiến hệ thống hô hấp tị tổn thương gây viêm sưng họng.
  • Thường xuyên tiêu thụ những thức ăn công nghiệp chứa các chất bảo quản hoặc món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng khiến niêm mạc họng bị tổn thương.
  • Người bệnh mắc phải một số bệnh lý khác có thể gây tổn thương cấp đến vùng họng như viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp

Các triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở người trưởng thành thường bùng phát đột ngột, ồ ạt và dễ nhận biết hơn so với bệnh viêm họng mãn tính. Bệnh có thể phát sinh các biểu hiện tại chỗ (tổn thương thực thế), dấu hiệu toàn thân và triệu chứng cơ năng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp
Các triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở người trưởng thành thường bùng phát đột ngột, ồ ạt

Biểu hiện thực thể/ triệu chứng tại chỗ:

  • Viêm họng đỏ: Toàn bộ vùng niêm mạc họng có hiện tượng phù nề, sung huyết và có màu đỏ tươi. Lúc này, amidan có thể bị sưng viêm, tiết dịch nhầy trong suốt hoặc có bựa trắng (thường ít). Bệnh có thể gây sưng hạch ở vùng cổ kèm theo đau nhức và sưng hàm dưới.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Niêm mạc amidan có bựa trắng, ban đầu có màu trắng sau có thể chuyển thành màu xám. Bựa trắng xuất hiện ở thành sau họng và niêm mạc amidan. Ngoài ra, amidan và niêm mạc họng đỏ thẫm, sung huyết nhưng không gây phù nề. Tương tự với viêm họng đỏ, viêm họng do liên cầu khuẩn gây sưng đau ở góc hàm dưới.

Triệu chứng cơ năng:

  • Viêm họng đỏ: Ban đầu người bệnh có cảm giác khô nóng ở vùng họng, sau đó có cảm giác đau rát, mức độ tăng lên khi giao tiếp, khó nuốt, ho và có thể đau lan đến vùng tai. Ngoài ra, bệnh còn gây ho khan, chảy nước mũi, khàn tiếng nhẹ và nghẹt mũi.
  • Viêm họng do liên cầu: Đau khi nuốt, toàn bộ vùng hầu họng bị đau nhức và có thể đau nói lên tai

Triệu chứng toàn thân:

  • Viêm họng đỏ: Sốt cao khoảng 39 – 40 độ C xảy ra đột ngột, kèm theo một số biểu hiện như ăn uống kém, ớn lạnh, ngủ kém.
  • Viêm họng do liên cầu: Thể bệnh này thường sốt nhẹ hơn so với bệnh viêm họng đỏ, dao động từ 38 – 39 độ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, rét run. Những biểu hiện diễn biến rầm rộ khiến thể trạng người bệnh suy giảm nhanh chóng.

Đặc điểm chung của những thể viêm họng cấp là triệu chứng bùng phát đột ngộ, diễn tiến ồ ạt. Bệnh gây sưng viêm niêm mạc kèm theo biểu hiện sưng hạch kèm sốt, đau rát cổ họng và ớn lạnh.

Viêm họng cấp ở người lớn nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng cấp đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị. Người bệnh sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát sau 7 – 10 ngày và gần như không để lại di chứng. Số liệu thống kê cho thấy, viêm họng đỏ thường dễ điều trị và ít phát sinh biến chứng hơn so với bệnh viêm họng do liên cầu. Trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên có thể diễn tiến thành viêm họng mãn tính, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Viêm họng cấp ở người lớn nguy hiểm không?
Bệnh lý nếu không được điều trị có thể dẫn đến bội nhiễm phế cầu, tụ cầu và liên cầu dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi

Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc mắc các sai lầm trong điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Biến chứng viêm họng đỏ: Bội nhiễm phế cầu, tụ cầu và liên cầu dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi.
  • Biến chứng viêm họ do bựa trắng: Viêm thận, viêm maidan, thấp tim (xảy ra khi bệnh kéo dài đến 2 – 3 tuần). Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra một số biến chứng khác như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm hạch, viêm xoang, viêm tai hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Viêm họng cấp là bệnh hô hấp khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh dễ phát sinh các biến chứng nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Chẩn đoán viêm họng cấp ở người lớn

Bệnh viêm họng cấp có triệu chứng dễ nhận biết và khá điển hình. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh lý thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thường gặp. Do đó, người bệnh tránh tự ý điều trị, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.

Một số bước chẩn đoán viêm họng cấp tính, bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Viêm họng cấp được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám vùng họng, thu thập các triệu chứng xảy ra ở người bệnh.
  • Xét nghiệm: Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây viêm họng cấp. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định được sự hiện diện của liên cầu khuẩn, từ đó đưa ra hướng chữa trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm họng cấp ở người lớn

Việc điều trị bệnh viêm họng cấp ở người lớn chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc giúp nâng đỡ thể trạng. Nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng bệnh lý sẽ thuyên giảm nhanh sau 7 – 10 ngày.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm họng cấp tính:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị viêm họng cấp chủ yếu là cải thiện triệu chứng bệnh lý. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn được sử dụng cho những trường hợp bị viêm họng đỏ bội nhiễm và liên cầu khuẩn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị viêm họng cấp chủ yếu là cải thiện triệu chứng bệnh lý

Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng cấp ở người lớn, bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt: Thuốc được sử dụng giúp cải thiện nhanh tình trạng sốt cao ở người bị viêm họng cấp và một số bệnh đường hô hấp khác. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Paracetamol và Aspirin. Đối với thuốc Aspirin không chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thuốc nhỏ mũi Argyrol 5%: Đây là dẫn xuất của bạc có đặc tính sát trùng nhưng hạn chế gây kích ứng niêm mạc. Thuốc nhỏ mũi Argyrol 5% thường được dùng để làm giảm tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi ở người bị viêm họng đỏ.
  • Thuốc bôi glycerin borat 5%: Glycerin borat có tác dụng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn để làm giảm tình trạng lở loét ở lưỡi và niêm mạc miệng. Thuốc bôi được dùng trực tiếp lên cổ họng từ 1 – 2 lần/ ngày nhằm làm giảm cảm giác đau rát do viêm họng cấp gây ra.
  • Dung dịch súc miệng kháng khuẩn và sát trùng: Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số dung dịch súc miệng có khả năng sát trùng như nước muối sinh lý, BBM, clorat kali 1%. Những sản phẩm này có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, đồng thời phòng ngừa bội nhiễm.
  • Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp bị viêm họng đỏ bội nhiễm hoặc viêm họng do liên cầu. Các loại thuốc này được dùng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày (tùy trường hợp) nhằm tiêu trừ vi khuẩn, ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.

Các triệu chứng viêm họng cấp ở người lớn tiến triển nhanh chóng và ồ ạt. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc chữa viêm họng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý hiệu chỉnh liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc trước thời gian được chỉ định. Bên cạnh đó, cần chú ý các biểu hiện của cơ thể, thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng tiến triển nặng nề.

2. Áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp một số biện pháp hỗ trợ tại nhà giúp nâng đỡ thể trạng, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà
Tận dụng một số thảo dược tự nhiên như gừng tươi, mật ong, hoa cúc, lá bạc hà,… để pha trà uống mỗi ngày

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong quá trình điều trị để giúp nâng đỡ và phục hồi thể trạng.
  • Bổ sung nhiều nước, tăng cường bổ sung trái cây, bổ sung rau củ xanh để giúp bù muối khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày và súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần/ ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
  • Người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như gừng tươi, mật ong, hoa cúc, lá bạc hà,… để pha trà uống mỗi ngày. Các loại trà thảo dược này có tác dụng giảm đau rát ở cổ họng, cải thiện tình trạng khàn tiếng đáng kể.
  • Nếu bị nghẹt mũi nhiều, bạn có thể xông muối với nước ấm và một số thảo dược tự nhiên như lá trầu, bạc hà, sả,… nằm loại bỏ dịch tiết hô hấp, làm giảm nguy cơ bị bội nhiễm,

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng cấp tính hiệu quả

Bệnh viêm họng cấp nói chung và viêm họng cấp ở người lớn nói riêng thường bùng phát mạnh vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết lạnh. Do đó, bệnh rất dễ tái phát nếu không chủ động phòng ngừa.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn, bao gồm:

  • Cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ amidan nếu tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần
  • Tránh tiếp xúc với những người bị viêm họng và mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
  • Vệ sinh răng miệng từ 2 lần/ ngày. Khi các triệu chứng viêm họng bùng phát, người bệnh nên súc miệng với nước muối ấm hoặc dùng những sản phẩm súc miệng kháng khuẩn nhằm phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào niêm mạc hầu họng.
  • Mang khẩu trang khi di chuyển ngoài trời hoặc đến những nơi đông người như bệnh viện, sân bay, bến xe, quán ăn,… Ngoài ra, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với những vật dụng công cộng.
  • Sinh hoạt và ăn uống điều độ giúp nâng cao thể trạng. Trường hợp thường xuyên mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, người bệnh nên chủ động bổ sung viên uống chứa Kẽm và vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên tận dụng một số thảo dược tự nhiên như mật ong, gừng tươi, tỏi, nghệ,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn và virus trong khoang miệng.

Viêm họng cấp ở người lớn là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý bùng phát đột ngột, tiến triển nhanh nhưng đa số đáp ứng tốt các biện pháp điều trị. Mặc dù bệnh phổ nhưng nhưng viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng nặng nề nếu chủ quan, không can thiệp điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...