Hen Phế Quản

Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp dưới đặc trưng bởi tình trạng viêm ống dẫn khí mãn tính. Bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng như khó thở, khò khè, nặng ngực, ho. Hen phế quản khó điều trị dứt điểm, việc chữa trị giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Hen phế quản là bệnh gì?

Bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn xảy ra khi các ống dẫn khí viêm nhiễm mãn tính. Khi tiếp xúc với những tác nhân gây hại, phế quản vốn nhạy cảm có thể phản ứng mạnh và gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ho, nặng ngực,… Tuỳ thuộc vào mức độ kích thích đến các tiểu phế quản cũng như cơ thể trạng mỗi người, cơn hen phế quản có biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau.

Bệnh hen phế quản: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp dưới đặc trưng bởi tình trạng viêm ống dẫn khí mãn tính

Trường hợp bị hen suyễn không chỉ khiến đường hô hấp bị viêm mà còn gây phù nề và nhạy cảm hơn với những yếu tố bên ngoài môi trường. Do tính chất mãn tính nên việc điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Hen phế quản rất khó điều trị dứt điểm, các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây hen phế quản

Hen phế quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Thực tế nhận thấy bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tuỳ thuộc vào căn nguyên, các triệu chứng bệnh lý có thể nhẹ hoặc nặng.

Nguyên nhân gây hen phế quản
Thực tế nhận thấy bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Một số nguyên nhân gây bùng phát cơn hen phế quản, bao gồm:

  • Dị nguyên đường hô hấp: Thực tế cho thấy, cơn hen suyễn có thể bùng phát do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp như phấn hoa, bụi bẩn, hoá chất, lông động vật, khói thuốc lá, bọ rận sống trong chăn nệm,…
  • Các tác nhân nhiễm khuẩn: Một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,…) được xem là một trong những nguyên nhân gây bùng phát cơn hen suyễn, đặc biệt là người có cơ địa dị ứng.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Việc sử dụng một số loại thuốc như aspirin, penicillin,…  trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen.
  • Dị nguyên thực phẩm: Các triệu chứng bệnh hen suyễn có thể xảy ra trong trường hợp dị ứng với một số loại thực phẩm như trứng, đậu phộng, mè, thịt gà, hải sản (cua, tôm, sò, cá,…).

Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể xảy ra do một số tác nhân không dị ứng như:

  • Di truyền: Theo các chuyên gia, hen phế quản có tính di truyền cao. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc phải bệnh lý này thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Yếu tố tâm lý: Trường hợp căng thẳng quá mức, rối loạn lo âu, stress, sang chấn tâm lý,… cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý
  • Yếu tố giới tính và tuổi tác: Số liệu thống kê cho thấy, bệnh hen phế quản thường xảy ra ở đối tượng trẻ em cao hơn so với với người trưởng thành. Bên cạnh đó, tỉ lệ mặc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
  • Rối loạn tình dục

Triệu chứng hen phế quản

Hen suyễn gây ra các triệu chứng lâm sàng khá rõ rệt, tuy nhiên người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh viêm đường hô hấp dưới. Đa số trường hợp, cơn hen xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân khởi phát và có xu hướng bùng phát vào ban đêm.

Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông sau một số dấu hiệu sau:

  • Ho dai dẳng: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho như cảm lạnh, nhiễm khuẩn xoang mũi,… Tuy nhiên, cơn ho kéo dài dai dẳng có thể là một trong những biểu hiện bệnh hen phế quản. Triệu chứng này thường bùng phát mạnh vào sáng sớm hoặc ban đêm do ống dẫn khi bị thu hẹp đột ngột.
  • Khó thở, khò khè: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh hen suyễn. Theo đó, người bệnh thường gặp phải tình trạng khó thở, khò khè khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại tồn tại trong không khí, đặc biệt là không khí lạnh. Một số trường hợp tập luyện thể dục thể thao trong thời tiết lạnh cũng có thể gây ra phản ứng này.
  • Hay hắng giọng: Hắng họng là phản xạ nhằm đẩy dịch nhầy ở trong cổ họng ra ngoài. Trong hốc mũi, cổ họng và các xoang đều có màng nhầy, khi bị kích thích, dịch nhầy có xu hướng tiết ra nhiều hơn khiến đường hô hấp bị thắt chặt, thu hẹp ống dẫn khí. Nếu xuất hiện nhiều dịch nhầy ở cổ họng hoặc các bộ phận khác có thể là biểu hiện của bệnh hen phế quản.
  • Dễ bị hụt hơi: Tình trạng ngày xảy ra ngay cả khi bạn vận động nhẹ. Bệnh cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác nặng ngực, ngồi xuống nín thở mới có thể tiếp tục hoạt động lại bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi: Người bị hen phế quản thường xuyên mệt mỏi, nhịp thở không đều, nặng ngực. Nguyên do là lượng oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt.
  • Kém thích nghi với thời tiết lạnh: Người bị hen phế quản thường thích nghi thời tiết lạnh kém. Theo đó, bạn có thể bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, ho, hắt hơi liên tục,… vào thời điểm nhất định trong năm (thường vào mùa đông – xuân).

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh hen phế quản có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Thông thường, cơn khó thở do bệnh lý gây ra tùy thuộc vào độ nặng, nhẹ có thể kéo dài từ 5 – 10 phút đến vài giờ cùng với một số biểu hiện khó chịu đi kèm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người bệnh mà còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen suyễn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời

Bệnh hen phế quản nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể diễn tiến nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn phế quản
  • Suy hô hấp
  • Tràn khí màng phổi
  • Xẹp phổi
  • Tâm phế mãn tính
  • Ngừng hô hấp và gây tử vong

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc chủ quan không kiểm soát bệnh lý kịp thời có thể gây ra những hệ luỵ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.

Chẩn đoán bệnh hen phế quản

Các triệu chứng bệnh hen phế quản thường thể hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, một số biểu hiện của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, ho gà hoặc một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Vì vậy, trước khi điều trị người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán thông qua một số kỹ thuật sau:

  • Khám lâm sàng: Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh hen suyễn. Người mắc phải bệnh lý này thường có một số biểu hiện như thở khò khè, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, nhịp tim tăng nhanh,…. Thăm khám lâm sàng không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn loại trừ một số bệnh lý có triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),…
  • Đo chức năng hô hấp: Theo đó, người bệnh thực hiện hô hấp kí, đo lưu lượng ở đỉnh trước và sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Trường hợp chức năng phổi cải thiện sau khi sử dụng thuốc, bạn có thể mắc bệnh hen phế quản.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp  X-Quang ngực, CT Scan giúp bác sĩ nhận thấy rõ các biểu hiện bất thường ở ống dẫn khí và phổi, từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
  • Một số xét nghiệm khác: Ngoài những xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm bạch cầu, xét nghiệm NO, xét nghiệm Methacholin.

Hen phế quản ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...