Mề Đay Cholinergic

Mề đay cholinergic là thuật ngữ chỉ tình trạng nổi mề đay bùng phát do tác động của mồ hôi và nhiệt độ. Đây là một trong những thể lâm sàng phổ biến của nhóm mề đay vật lý và khởi phát tập trung ở đối tượng từ 10 – 30 tuổi. Việc điều trị mề đay cholinergic thường gặp nhiều khó khăn nhưng có thể tự thuyên giảm sau vài năm.

Mề đay cholinergic là gì?

Mề đay cholinergic hay mề đay do cholin là thể lâm sàng thuộc nhóm mề đay vật lý. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da khi bị kích thích và tác động từ những yếu tố vật lý. Trong đó, tác nhân chính gây ra bệnh mề đay cholinergic là do nhiệt độ và mồ hôi. Do đó, các triệu chứng bệnh lý thường bùng phát sau khi vận động mạnh và tập luyện thể thao.

Mề đay cholinergic là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị
Mề đay cholinergic là thuật ngữ chỉ tình trạng nổi mề đay bùng phát do tác động của mồ hôi và nhiệt độ

Các trường hợp bị mề đay do cholin, cơ thể có xu hướng quá mẫn với những kích thích của chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholin. Tình trạng này làm tăng phóng thích histamine của tế bào mast và dẫn đến xuất hiện tổn thương da do mề đay cholinergic. Do có liên quan đến sự nhạy cảm với acetylcholin nên bệnh lý thường xảy ra ở những đối tượng có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa và phản ứng phản vệ.

Mề đay cholinergic là bệnh da liễu lành tính, hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý có xu hướng tái phát thường xuyên, nhất là khi vận động mạnh, cơ thể tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi. Do đó, mề đay do cholin tác động không nhỏ đến sinh hoạt, yếu tố thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân mề đay cholinergic

Thực tế cho thấy, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng nổi mề đay cholinergic. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Da liễu, tác động của nhiệt độ và mồ hôi là tác nhân chính gây kích thích các triệu chứng bệnh lý bùng phát.

1. Cơ chế bệnh sinh

Ở những trường hợp bị nổi mề đay cholinergic, làn da sẽ phản ứng quá mẫn với chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholine), từ đó kích thích phản ứng giải phóng histamine của tế bào mast. Khi histamine trong máu tăng cao, lúc vận động sẽ sản sinh ra những yếu tố tiền viêm và dẫn đến viêm như bạch cầu trung tính, trytase, bạch cầu ái toan.

Khi những yếu tố này được phóng thích vào tầng trung bì, trên da sẽ xuất hiện những sẩn cục, mảng đỏ gây ngứa ngáy và kèm theo một số biểu hiện toàn thân. Theo một số giải thuyết cho rằng, mề đay cholinergic chính là hệ quả khi cơ thể dị ứng với những thành phần trong mồ hôi. Tuy nhiên, giải thuyết này vẫn chưa được nghiên cứu và minh chứng cụ thể.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lý

Mặc dù vẫn chưa thể xác định căn nguyên cụ thể gây bùng phát bệnh mề đay cholinergic. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các triệu chứng bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như nhiệt độ và môi trường.

Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic
Tập luyện ở cường độ cao gây tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay do cholin

Dưới đây là các yếu tố phổ biến có khả năng kích thích bùng phát bệnh lý:

  • Nhiệt độ môi trường: Đây được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh mề đay cholinergic. Nhiệt độ cao, nóng gây tăng thân nhiệt và khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Từ đó kích thích phản ứng quá mẫn của da và dẫn đến tổn thương da ở dạng sẩn ngứa, ban đỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bệnh lý thường bùng phát vào mùa động do vận động mạnh sinh ra nhiệt, tiếp xúc với nhiệt độ cao ở lò sưởi.
  • Cơ địa dị ứng: Những trường hợp có cơ địa dị ứng thường nhạy cảm với acetylcholine. Do đó, những người bị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản,… thường có nguy cơ bị mề đay do cholin cho hơn so với người bình thường.
  • Tiền sử bệnh mề đay mẩn ngứa: Trường hợp có tiền sử nổi mề đay mẩn ngứa có nguy cơ mắc bệnh mề đay cholinergic cao hơn những người bình thường. Nguyên do là mề đay khiến tế bào mast trở nên nhạy cảm hơn so với những yếu tố kích thích, phóng thích histamin vào niêm mạc và khi khi có tác động.
  • Chứng giảm tiết mồ hôi tự phát: Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng thiếu hụt chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi làm suy giảm chức năng bài biết. Chứng giảm tiết mồ hôi tự phát khiến cơ thể không tự điều hòa thân nhiệt, kích thích phản ứng quá mẫn của làn da với acetylcholine.
  • Yếu tố di truyền: Tương tự như những bệnh da liễu khác, mề đay cholinergic thường có tính chất gia đình. Theo đó, nguy cơ mắc phải bệnh lý này tăng cao ở những người có ba hoặc mẹ có tiền sử bệnh lý.
  • Sử dụng Aspirin: Đây là loại thuốc hạ sốt, giảm đau không được kê đơn và sử dụng khá phố biến. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 52% trường hợp bùng phát các triệu chứng mề đay cholinergic do sử dụng thuốc Aspirin.
  • Độ tuổi: Số liệu thống kê cho thấy, bệnh mề đay cholinergic ảnh hưởng đến đối tượng từ 10 – 30 tuổi. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này có cường độ vận động khá cao nên dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hôi, từ đó kích thích phản ứng quá mẫn của da với tác nhân gây kích ứng.
  • Những yếu tố khác: Ngoài những yếu tố phổ biến trên, bệnh lý còn chịu tác động từ các yếu tố khác như tập luyện thể dục thể thao quá mức, căng thẳng, áp lực, thói quen ăn cay,…

Triệu chứng mề đay cholinergic

Các biểu hiện bệnh mề đay cholinergic có xu hướng bùng phát ngay khi cơ thể đổ mồ hôi sau vài phút. Thể bệnh này thường có các triệu chứng điển hình, dễ nhận biết. Bên cạnh tổn thương da, bệnh lý còn đi kèm một số biểu hiện toàn thân.

1. Triệu chứng chung

Cũng giống với những loại mề đay khác, mề đay do cholin là phản ứng viêm tại tầng trung bì của da khi bị kích thích. Trong đó, tác nhân chính gây khởi phát thể bệnh này là do tăng tiết mồ hôi và nhiệt độ cao.

Biểu hiện nhận biết mề đay do cholin
Sau vài phút đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt, trên da sẽ xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và châm chích khó chịu

Dưới đây là một số biểu hiện của nổi mề đay cholinergic:

  • Thông thường, sau vài phút đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt, trên da sẽ xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và châm chích khó chịu.
  • Kế đến, nổi những nốt ban đỏ có kích thước khoảng 1 – 4mm
  • Tổn thương do bệnh lý gây ra xuất hiện quầng sáng rộng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể (trừ lòng bàn chân và lòng bàn tay), thường tập trung chủ yếu ở chân, tay và thân mình
  • Một vài trường hợp không nổi ban đỏ mà chỉ xuất hiện quầng sáng đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy
  • Ngoài tổn thương da, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, phù mạch, tiêu chảy, hen, đau bụng, phản ứng phản vệ.

Các triệu chứng bệnh mề đay cholinergic thường bùng phát nhanh, ồ ạt và thuyên giảm nhanh sau 30 – 60 phút. Những triệu chứng này có thể tái phát và tự biến mất sau một thời gian nhất định.

2. Phân loại

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và các biểu hiện lâm sàng, mề đay do cholin được chia thành 4 loại sau:

  • Mề đay do cholin tự phát
  • Mề đay do cholin dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay do cholin do tắc lỗ chân lông
  • Mề đay do cholin do giảm bài tiết mồ hôi

Thông thường, các triệu chứng bệnh lý sẽ kéo dài trong vài năm (trung bình khoảng 7 – 8 năm). Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mề đay cholinergic sẽ kéo dài đến vài chục năm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Nổi mề đay cholinergic nguy hiểm không?

Mề đay do cholin là một trong những thể mề đay vật lý thường gặp. Những triệu chứng bệnh lý thường bị kích thích bởi nhiệt độ cao và mồ hôi. Không chỉ gây tổn thương bề mặt da kèm châm chích, ngứa ngáy mà bệnh lý còn đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như chóng mặt, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy,… Mỗi đợt thường kéo dài từ 30 – 60 phút và có xu hướng tái phát trước khi thuyên giảm hẳn.

Nổi mề đay cholinergic nguy hiểm không?
Mề đay cholinergic có xu hướng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Mề đay cholinergic rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Những triệu chứng của bệnh lý có thể thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc nhưng dễ bùng phát khi bị kích thích bởi các yếu tố. Tương tự như những trường hợp mề đay khác, mề đay do cholin gây ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, một số trường hợp, bệnh lý có thể kích hoạt phản ứng phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng mức độ nặng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường như choáng váng, sưng cổ họng,… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh mề đay do cholin tái phát hiệu quả

Mề đay cholinergic là tình trạng da liễu phổ biến và có nguy cơ tái phát cao, nhất là khi có yếu tố từ mồ hôi và nhiệt độ tác động. Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Do đó, người bệnh cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh lý tái phát. Cụ thể:

  • Tránh những hoạt động thể chất có cường độ cao, gây đổ nhiều mồ hôi và tăng thân nhiệt. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên những bộ môn vận động hạn chế những yếu tố kích thích mề đay do cholin tái phát như bơi lội, yoga, đi bộ,…
  • Tránh tắm nước quá nóng và xông hơi, đặc biệt là vào thời tiết nóng ẩm
  • Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, da khô thoáng bằng cách mỗi ngày tắm 2 lần và chọn mặc những trang phục có chất liệu thấm hút tốt, rộng rãi.
  • Tránh dùng những món ăn cay nóng, bia rượu
  • Tránh xa những yếu tố có thể gây kích ứng dị ứng như lông động vật, hóa mỹ phẩm, côn trùng, căng thẳng,… Tuy không đóng vai trò kích thích các triệu chứng mề đay cholinergic bừng phát nhưng những yếu tố này sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nặng nề hơn.

Mề đay cholinergic là một thể lâm sàng phổ biến của nhóm mề đay vật lý. Bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý tái phát.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...