Viêm Amidan Lưỡi

Viêm amidan lưỡi làm sưng tấy và đau nhức khó chịu, nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề gây hại cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, bệnh có chữa được không? Điều trị như thế nào? Các thắc mắc về viêm amidan lưỡi sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Viêm amidan lưỡi là gì?

Theo cấu tạo vòng hạch bạch huyết Waldayer có 4 tổ chức gồm 6 khối cơ quan: 1 amidan vòm hay còn gọi là VA, 2 amidan vòi, 2 amidan khẩu cái và 1 amidan lưỡi. Những khối cơ quan này đều có nhiệm vụ sản sinh tế bào miễn dịch giúp hệ hô hấp chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Viêm amidan lưỡi là gì? Bệnh có nguy hiểm không
Viêm amidan lưỡi là gì?

Viêm amidan lưỡi là tình trạng viêm nhiễm khối lympho nằm dưới đáy, phía sau V lưỡi. Do vị trí này chứa nhiều tế bào lympho nhất nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Tương tự như các dạng viêm nhiễm khác, viêm amidan lưỡi cũng được phân thành hai giai đoạn cấp và mãn tính.

Nếu không sớm điều trị, hiện tượng viêm nhiễm kéo dài có thể lan rộng, chuyển thành mãn tính. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm do viêm amidan lưỡi gây ra, chẳng hạn:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm nhiễm tại amidan lưỡi có thể gây viêm họng, viêm họng mãn tính, sỏi amidan, loét khe amidan,…
  • Biến chứng lân cận: Viêm nhiễm bắt đầu lan rộng sang các khu vực lân cận, gây bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, nhiều người còn bị viêm phế quản, viêm thanh quản.
  • Biến chứng xa: Bệnh có thể lan rộng toàn thân gây ra các tác hại đến hệ tim mạch, xương khớp,… Người bệnh lúc này có thể bị viêm khớp, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận,… nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Viêm amidan lưỡi khi đã biến chứng rất khó điều trị, cần nhiều thời gian và chi phí. Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích người bệnh ngay khi phát hiện cơ thể, đặc biệt là khu vực hầu họng có triệu chứng bất thường nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên nhân viêm amidan lưỡi

Vi khuẩn, virus, nấm,… tấn công một cách ồ ạt khiến amidan lưỡi bị viêm nhiễm. Nhìn chung các tác nhân gây hại cho đường hô hấp đều có thể gây viêm tại khu vực này. Trong đó, thường gặp là một chủng virus có tên là epstein-barr. Chúng có thể đi vào đường hô hấp thông qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với một người bệnh trước đó.

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan lưỡi
Viêm nhiễm có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, liên cầu khuẩn nhóm A cũng được đánh giá có sự góp mặt trong các bệnh lý về viêm hiễm đường hô hấp, viêm nhiễm amidan lưỡi. Một số hại khuẩn khác nguy cơ cao chẳng hạn như vi khuẩn lậu cầu, chlamydia,… cũng có thể tấn công gây viêm nhiễm amidan lưỡi, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn hai loại chính kể trên.

Những người có khả năng mắc bệnh thường nằm trong các nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như:

  • Người có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú, tấn công gây hại.
  • Người đã hoặc đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Đặc biệt những đối tượng không được điều trị đúng cách, hại khuẩn có thể tiếp tục phát triển, lan viêm nhiễm sang amidan lưỡi dẫn đến tình trạng sưng viêm.
  • Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người lớn tuổi, người đang điều trị bằng hóa trị,… có nguy cơ cao bị viêm amidan lưỡi.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất, ô nhiễm,…. có khả năng mắc bệnh cao.

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường lặp lại thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các mẹo hỗ trợ. Bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp cho từng đối tượng để giảm thiểu rủi ro phát sinh biến chứng nguy hại sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng viêm amidan lưỡi

Vậy người bị viêm amidan lưỡi có những biểu hiện gì, triệu chứng nhận biết như thế nào? Theo thống kê, đa số bệnh nhân mắc viêm amidan lưỡi có triệu chứng tương tự như các bệnh viêm họng hoặc viêm amidan thông thường khác. Một số dấu hiệu điển hình khi amidan lưỡi bị viêm nhiễm như:

Triệu chứng nhận biết viêm amidan lưỡi
Amidan lưỡi sưng đau, gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn, thức uống,…
  • Amidan lưỡi sưng to, có thể quan sát thấy mảng trắng và nhiều rêu lưỡi.
  • Khi nuốt nước bọt cảm giác bị đau rát. Ngoài ra tình trạng này càng nặng nề hơn khi người bệnh ăn, uống, có cảm giác vướng víu cổ họng khó chịu.
  • Thân nhiệt của người bệnh tăng cao trên 39 – 40 độ C, kèm theo chảy dịch mũi, viêm kết mạc (thường do virus gây ra).
  • Trường hợp viêm amidan lưỡi do vi khuẩn, người bệnh nhận thấy bề mặt họng có nhiều chấm màu trắng, sưng amidan, hạch ở hàm, cùng với cảm giác đau, sưng đỏ,…
  • Tình trạng viêm trở nặng, các triệu chứng bắt đầu nghiêm trọng hơn. Khu vực xung quanh amidan lưỡi bị lây lan viêm nhiễm, dẫn đến viêm phế quản, thanh quản, người bệnh bị ho nhiều, có đờm, sốt cao, tức ngực, khó thở,…
  • Bên cạnh các dấu hiệu kể trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, thở ra có mùi hôi ở miệng,….

Mỗi mức độ bệnh khác nhau sẽ có các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường. Thông qua thăm khám, bác sĩ giúp bạn nhận biết bệnh lý đang gặp phải, mức độ tổn thương và phương pháp can thiệp hợp lý nhất.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm amidan lưỡi

Viêm amidan lưỡi có thể điều trị nếu người bệnh phát hiện và can thiệp sớm. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân chủ quan, không điều trị kịp thời khiến viêm nhiễm lan rộng, gây khó khăn trong công tác điều trị. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động trong việc phòng ngừa viêm nhiễm amidan lưỡi nói riêng và các dạng viêm nhiễm nói chung khác.

Một số lưu ý cho bạn đọc về vấn đề chăm sóc và phòng ngừa như sau:

  • Nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, đánh răng và súc miệng để loại bỏ nguy cơ hại khuẩn lưu trú tiếp tục sinh sôi, phát triển gây hại cho hầu họng.
  • Khi thời tiết thay đổi, nhất là chuyển lạnh thất thường nên giữ ấm cơ thể, nhất là khu vực đầu cổ, lòng bàn chân, bụng,…
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó nên hạn chế có món ăn không có lợi cho sức khỏe như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, chứa chất bảo quản độc hại,…
  • Chú ý bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài, đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, virus nhất là ở những nơi đông người, nơi ô nhiễm khói bụi, hóa chất.
  • Uống nhiều nước, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn nên xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh thức quá khuya, nên tập luyện thể dục, vận động cơ thể thường xuyên.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị phù hợp giúp phòng tránh rủi ro gây hại sức khỏe của người bệnh.

Viêm amidan lưỡi nếu không phát hiện và điều trị lâu dần có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hại. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu lạ, thường xuyên xảy ra, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...