Viêm Amidan Mãn Tính

Viêm amidan mãn tính đặc trưng bởi tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên tái phát. Bệnh lý thường có xu hướng tiến triển dai dẳng với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng cũng như mức độ viêm của amidan, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật cắt amidan.

Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên tái phát. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể gặp ở trẻ em và người trưởng thành với các triệu chứng cơ năng và thực thể đa dạng. Tình trạng viêm thường tái phát nhiều lần không chỉ gây nuốt vướng, khó chịu mà còn khiến amidan gia tăng kích thước hoặc teo, xơ.

Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân và hướng điều trị
Viêm amidan mãn tính đặc trưng bởi tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên tái phát

Amidan chính là tổ chức lympho nằm ở 2 bên hầu họng có nhiệm vụ chính là bắt giữ và tiêu diệt những tác nhân gây nhiễm trùng vi khuẩn, virus, nấm mốc,... Tuy nhiên, amidan có cấu tạo với bề mặt nhiều kẽ, rãnh và hốc nên những tác nhân này dễ trú ngụ và phát triển. Do cấu tạo đặc biệt nên tình trạng viêm nhiễm amidan thường tái phát nhiều lần so với những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm họng, viêm VA,...

Không giống với viêm amidan cấp tính, bệnh viêm amidan mãn tính thường khởi phát các triệu chứng âm ỉ, chậm nhưng kéo dài dai dẳng. Do đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này đáp ứng kém với sử dụng thuốc. Trường hợp viêm amidan tái phát liên tục và có hiện tượng phì đại gây ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

Nguyên nhân viêm amidan mãn tính

Thông thường, các triệu chứng viêm amidan cấp thường xảy ra do vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, đối với viêm amidan mãn tính, nguyên nhân bùng phát bệnh thường do nhiễm các loại vi khuẩn như:

  • Tụ cầu khuẩn
  • Liên cầu khuẩn
  • Xoắn khuẩn
  • Các chủng yếm khí và ái khí

Theo đó, nhiễm khuẩn được xác định là nguyên nhân gây ra viêm amidan nói chung và viêm amidan mãn tính nói riêng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao nếu gặp những yếu tố thuận lợi sau:

  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, chất lượng không khí thấp
  • Sức đề kháng suy yếu
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém
  • Xuất hiện các ổ viêm mãn tính lân cận như viêm VA, viêm xoang, viêm lợi, sâu răng,...

Amidan là một trong những cơ quan miễn dịch hoạt động mạnh trong độ tuổi từ 4 - 14, do lúc này chức năng đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện. Đến thời điểm dậy thì, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng lên, chức năng của VA và amidan sẽ suy giảm theo thời gian. Do đó, viêm amidan thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và người trẻ tuổi.

Tuy nhiên, không giống với viêm amidan cấp tính, bệnh viêm amidan mãn tính có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành do lượng lớn vi khuẩn trú ngụ lâu ngày và bùng phát ngay khi có điều kiện thuận lợi.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm amidan tính có thể 2 thể lâm sàng chính là viêm amidan thể xơ teo và viêm amidan thể quá phát. Trong một số tài liệu cũng đề cập đến viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy viêm amidan hốc mủ đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ, viêm, xuất hiện các ổ mủ trong hốc, kẽ. Tình trạng này thường xảy ra hầu hết trong các giai đoạn của bệnh viêm amidan mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng kèm theo tình trạng đau rát, ho ít

Bệnh viêm amidan mãn tính có các triệu chứng khá đa dạng. Để nhận biết bệnh lý, người bệnh có thể căn cứ vào một số biểu hiện sau:

Triệu chứng cơ năng:

  • Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng kèm theo tình trạng đau rát. Trong một số trường hợp cơn đau có thể lan đến tai gây đau nhức khó chịu
  • Khi nuốt cảm giác có dị vật trong cổ họng nên nhiều người bệnh thường có biểu hiện đằng hắng
  • Hơi thở có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Trường hợp viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng thở khò khè, ngủ ngáy to
  • Thỉnh thoảng gây ho nhưng không nhiều
  • Khạc ra bã đậu có màu vàng nhạt hoặc trắng đục

Triệu chứng thực thể:

Viêm amidan mãn tính đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện bã đậu và mủ trắng ở các hốc, khe trên bề mặt amidan. Bên cạnh đó, các triệu chứng thực thể còn có sự khác biệt tuỳ thuộc vào thể bệnh. Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, bệnh lý được chia thành 2 thể sau:

  • Viêm amidan thể xơ teo: Số liệu thống kê cho thấy, thể bệnh này thường gặp ở người trưởng thành do lượng vi khuẩn thường trú và phát triển lâu ngày. Thể xơ teo đặc trưng bởi tình trạng amidan thu nhỏ kích thước, xuất hiện các xơ trắng, bề mặt gồ ghề, có màu đỏ thẫm. Tổ chức amidan cứng chắc, khi chậm sẽ có dịch mủ tiết ra từ các khe kẽ, hốc.
  • Viêm amidan thể quá phát: Bệnh khởi phát chủ yếu ở trẻ em, thường là hệ quả của viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần. Thể bệnh này đặc trưng bởi tình trạng amidan ở 2 bên thành họng gia tăng kích thước dẫn đến eo họng bị thu hẹp. Tình trạng amidan quá phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp, ăn uống và hô hấp.
  • Các thể bệnh trên đều khiến hạch ở góc hàm sưng to so với bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này thường dễ nhận biết hơn ở đối tượng trẻ nhỏ.

Viêm amidan mãn tính nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính là một trong những bệnh đường hô hấp khá phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Co thể thấy, bệnh lý gây ra các triệu chứng khó chịu như nuốt vướng, đau họng, khàn tiếng, ho, đằng hắng thường xuyên,... Các biểu hiện bệnh viêm amidan mãn tính thường diễn tiến chậm, âm ỉ kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần. Tình trạng này tái đi tái lại thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể.

Viêm amidan mãn tính nguy hiểm không? 
Viêm amidan mãn tính không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể

Ngoài ra, ổ vi khuẩn trú ngụ trong amidan có thể lan rộng sang những cơ quan khác và gây ra hàng loạt các biến chứng nặng nề nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm amidan mãn tính:

  • Viêm tấy amidan
  • Áp xe quanh amidan
  • Viêm nội tâm mạc
  • Viêm tấy thành bên họng hoặc hạch ở dưới hàm
  • Viêm khớp
  • Viêm cầu thận
  • Nhiễm khuẩn huyết

Mặc dù là bệnh đường hô cấp thường gặp nhưng viêm amidan mãn tính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh tránh chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện bất thường. Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh viêm amidan mãn tính gây ra, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp biện pháp điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính tái phát

Bệnh viêm amidan mãn tính có đặc tính kéo dai dẳng, âm ỉ và rất dễ tái phát, nhất là với những trường hợp chưa phẫu thuật cắt amidan. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:

  • Vệ sinh răng đều đặn mỗi ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, thói quen này còn ức chế sự phát triển quá mức của virus, vi khuẩn thường trú trong khoang miệng.
  • Mang khẩu trang khi di chuyển ngoài trời hoặc đến những nơi công cộng. Hạn chế tiếp xúc thân mật với người đang bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp.
  • Giải quyết triệt để những ổ viêm nhiễm như viêm xoang, viêm VA, viêm mũi, sâu răng, viêm nướu,... Vi khuẩn, virus từ nhưng cơ quan này có thể di chuyển đến amidan và phát triển trong các khe kẽ, hốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát viêm amidan.
  • Người bệnh nên cân nhắc phẫu thuật loại bỏ amidan nếu bệnh lý tái phát liên tục.

Viêm amidan mãn tính là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành. Các triệu chứng bệnh lý có đặc tính kéo dài dai dẳng, dễ phát sinh biến chứng nếu không có phương pháp điều trị và xử lý đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...