Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Bệnh đặc trưng với những cơn ngứa ngáy theo nhiều cấp độ kèm theo nhiều triệu chứng khác như da nứt nẻ, chảy máu… Bệnh được đánh giá không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là căn bệnh không quá xa lạ trong y học hiện nay và có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính hay bệnh sẩn ngứa besnier. Đây là một dạng của bệnh viêm da mạn tính được khởi phát từ các vết chàm, mẩn ngứa và sưng đỏ trên da.

Bệnh xảy ra theo từng đợt, tái đi tái lại nhiều lần ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như tay, chân, mặt, bụng, lưng, vùng kín, mông, đùi… Những vết chàm đỏ ngứa này xuất hiện một cách ồ ạt trong một khoảng thời gian nhất định và tự thuyên giảm. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm khiến người bệnh mệt mỏi.

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da cơ địa, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất ít trường hợp người trưởng thành mắc viêm da cơ địa, nhưng không loại trừ trường hợp bị viêm da cơ địa từ nhỏ cho đến lớn, tái phát nhiều lần suốt đời.

Hiện nay, trong y học phân chia viêm da cơ địa làm 3 cấp độ gồm bán cấp, cấp tính và mạn tính. Sự phân chia này phụ thuốc chủ yếu vào mức độ nặng hay nhẹ, triệu chứng nhiều hay ít và sự ảnh hưởng tác động đến người bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cấp độ bệnh càng nặng thì việc chữa khỏi sẽ càng khó hơn.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây là kết quả của sự tác động từ môi trường gây kích phát yếu tố di truyền trong cơ thể. Bằng chứng là có đến 60% người bị viêm da cơ địa thì con cái của họ cũng mắc phải căn bệnh này. Thậm chí, tỷ lệ thế hệ con bị bệnh còn tăng cao hơn khoảng 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh.

Di truyền và một số tác nhân nguy cơ như dị ứng thức ăn, thời tiết, cảm xúc… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa
Di truyền và một số tác nhân nguy cơ như dị ứng thức ăn, thời tiết, cảm xúc… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ sau đây được xem là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng bệnh:

  • Cơ địa nhạy cảm: Những người nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như thời tiết thay đổi, bụi bặm, phấn hoa, các loại hóa chất tẩy rửa… từ môi trường hoặc do tính chất công việc.
  • Dị ứng thức ăn: Nếu có cơ địa dễ dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, sữa, đậu, bột mì… sẽ dễ dàng khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Da mất đi khả năng tự bảo vệ: Tình trạng suy giảm nồng độ lipid trên da làm làn da dễ bị khô, cứng do mất nước, suy giảm sức đề kháng, tế bào da bị biến dạng… Và đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Dị ứng nguyên nội sinh: Trong huyết thanh của một số người có chứa kháng thể IgE dễ kích thích sản sinh T lympho và IgE gây ra viêm nhiễm với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
  • Trạng thái cảm xúc: Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng và stress kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây kích phát các triệu chứng dị ứng.
  • Xuất phát từ bệnh lý: Những người có tiền sử bệnh lý viêm mũi dị ứng hay hen suyễn cũng dễ dàng kéo theo viêm da cơ địa.

Lưu ý: Những nguyên nhân trên đây chỉ mang tính chất tương đối và không chắc chắn 100%. Để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh phải thực hiện xét nghiệm chuyên sâu.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu nên những triệu chứng của bệnh chủ yếu xuất hiện ngoài da.

Một số triệu chứng chung

  • Ngứa ngáy: Người bệnh ngứa ngáy và nổi mề đay do cơ thể sản sinh các hoạt chất histamine kích thích cơn ngứa. Hoạt chất này được tiết ra khi cơ thể phát hiện các tác nhân gây bệnh.
  • Nổi mẩn đỏ: Trên bề mặt da xuất hiện các đốm mẩn đỏ hình đồng tiền và bong tróc nằm rải rác ở những vùng da trên cơ thể. Càng gãi ngứa nhiều thì càng nổi nhiều mụn nước trên da khó chịu.
  • Phù nề: Sau khi những đốm mụn nước bị vỡ ra sẽ gây ra tình trạng phù nề kèm theo vừa sưng vừa nóng tại vùng da bị viêm.
  • Đóng vảy: Tại vị trí vùng da bị viêm sau khi bị khô sẽ gây đóng vảy tiết vàng, gây ra các vết nứt và tiếp diễn tình trạng ngứa ngáy trong suốt một thời gian dài.
  • Tổn thương da lan rộng: Chất dịch nhầy chảy ra từ vùng da bị tổn thương là điều kiện thuận lợi phát triển của các loại vi khuẩn, gây ra nhiễm trùng kế phát và bắt đầu lan rộng ra khắp các vùng da khác.
  • Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược cơ thể…

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa với đặc điểm nhận biết là những đốm mẩn đỏ nổi nhiều trên mặt, hai má…
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa với đặc điểm nhận biết là những đốm mẩn đỏ nổi nhiều trên mặt, hai má…

Một số triệu chứng theo độ tuổi

  • Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh là độ tuổi dễ bị viêm da cơ địa nhất do sức đề kháng yếu kém. Trên bề mặt da ở hai bên mũi, miệng, má… nổi rất nhiều đốm mẩn ngứa, sưng và trợt da.
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Một số triệu chứng điển hình như vùng da quanh cổ, lòng bàn chân, xung quanh mắt cá, khuỷa tay… có vảy phấn trắng, phát ban, không sốt. Sau một thời gian làn da bị tổn thương này khô cứng lại và dày lên.
  • Đối với trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Nổi nhiều đốm mụn nước, phát ban mụn đỏ ở những vị trí phổ biến như các nếp gấp tại kẽ chân, kẽ tay, nách, vùng mặt, cổ…

Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa

Chữa viêm da cơ địa tại nhà có thể là lựa chọn tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng ở mức độ nhẹ. Dưới đây là một số biện pháp thông dụng và nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng:

Chăm sóc da, chườm lạnh:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để giảm khô da và ngứa ngáy.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường ẩm.
  • Tắm nước ấm và thêm bột baking soda hoặc bột yến mạch.
  • Chườm lạnh giúp giảm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Mật ong: Thoa mật ong nguyên chất lên da để giảm viêm và kháng khuẩn.
  • Rượu tỏi: Sử dụng rượu tỏi để thoa lên vùng da bị bệnh.
  • Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên da để giúp làm dịu và cải thiện tình trạng.

Lưu ý an toàn khi tự chăm sóc da tại nhà:

  • Phương pháp này chỉ hỗ trợ và không thể thay thế thuốc đặc trị, đặc biệt là đối với trường hợp nặng.
  • Rượu và mật ong có thể gây kích ứng, nên kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng.
  • Tránh chà xát da mạnh, sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, và kết hợp với ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu tình trạng không cải thiện, có thể cần đến chuyên gia da liễu. Trong phương pháp Tây y, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngoại khoa, bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài chứa corticosteroid.
  • Thuốc uống corticosteroid hoặc chống nhiễm trùng.
  • Điều trị chuyên sâu như băng thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng.

Ngoài ra, cách chữa bằng thuốc Nam và Đông y cũng được nhiều người quan tâm. Các bài thuốc có thể sử dụng gồm lá đinh lăng, lá đơn đỏ, lá trầu không, cây sài đất, và các bài thuốc Đông y khác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam và Đông y:

  • Chú ý đến an toàn và chỉ dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện liệu trình để đạt được kết quả.
  • Đối với thuốc Đông y, nên tìm đến các cơ sở uy tín để nhận tư vấn và mua thuốc.

Trong mọi trường hợp, nếu xuất hiện dấu hiệu như ngứa ngáy dữ dội, da bội nhiễm, hoặc các biến chứng, bệnh nhân nên ngay lập tức thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Thuốc Chữa Viêm Da Cơ Địa

Cùng tìm hiểu các loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa sau đây:

  • Betamethason dipropionat: Corticoid đặc trị bệnh viêm da cơ địa. Giảm ngứa, đỏ, sưng, kiểm soát tế bào da. Cảnh báo trẻ dưới 6 tuổi không sử dụng.
  • Benzoyl Peroxide: Giảm sưng, đau rát, ngứa ngáy, ức chế vi khuẩn. Liều 1-2 lần/ngày, tránh người nhạy cảm.
  • Salicylic 5%: Kháng viêm, tái cấu trúc làn da, giảm ngứa. Gel hoặc miếng dán, kết hợp với Corticoid.
  • Hydrocortison: Hormone Corticosteroid giảm ngứa, sưng. Chống chỉ định nhiễm nấm, ký sinh trùng.
  • Tacrolimus: Ức chế miễn dịch, giảm IgE, chữa vết thương. Dạng bôi, uống, tiêm, chỉ định theo bác sĩ.
  • Gentrisone: Thành phần betamethasone dipropionate, clotrimazole, gentamicin giúp giảm ngứa, khô, nứt, đau rát.
  • Dipolac: Kem chứa corticoid, Betamethasone dipropionate, gentamicin, clotrimazole giúp cải thiện ngứa ngáy, viêm, dị ứng.
  • Korcin: Chứa thành phần Dexamethasone, Chloramphenicol giúp kháng viêm, chống khuẩn.
  • Fucidin H: Chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhờ Axit fusidic - kháng sinh mạnh. Cảnh báo tác dụng phụ, dị ứng.
  • Kedermfa: Ketoconazol chống nấm, kháng viêm. Sử dụng liên tục 2 tuần, cảnh báo tác dụng phụ.

Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, gây mất thẩm mỹ và có thể để lại sẹo. Bài viết đề cập đến việc kiêng ăn một số thực phẩm để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.

1. Thịt Đỏ:

  • Thịt đỏ có thể kích thích miễn dịch, nên kiêng ăn thịt đỏ như bò, dê, cừu.

2. Hải Sản:

  • Hải sản có histamin cao, có thể gây phản ứng mạnh, nên tránh ăn tôm, cua, sò, mực.

3. Đồ Ăn Nhiều Gia Vị:

  • Thực phẩm chế biến nhiều gia vị, đường, muối, dầu mỡ có thể kích thích và làm gia tăng ngứa ngáy.

4. Đồ Ăn Đóng Hộp:

  • Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, gây áp lực cho gan và thận, kiêng ăn thịt hộp, cá hộp.

5. Lạc, Trứng và Đậu:

  • Kiêng ăn lạc, trứng, và đậu vì chúng có thể gây kích ứng và làm tăng triệu chứng.

6. Sữa và Chế Phẩm Sữa:

  • Sữa bò có thể chứa nhiều chất dị ứng, nên kiêng ăn sữa và chế phẩm sữa.

7. Đồ Ăn Lên Men và Hoa Quả Sấy Khô:

  • Thực phẩm lên men và hoa quả sấy khô có thể chứa chất gây dị ứng, nên hạn chế.

Thực Phẩm Hỗ Trợ:

  • Ăn thực phẩm chứa Omega 3, kali, flavonoid, vitamin, và chất xơ giúp củng cố sức khỏe da và giảm viêm.

Lối Sống Hàng Ngày:

  • Tránh tắm nước quá lạnh hoặc nóng, không cào gãi mạnh khi ngứa, sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp.

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và duy trì theo dõi định kỳ để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Nhìn chung, hầu hết những trường hợp mắc bệnh đều gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu theo nhiều cấp độ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

  • Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều làm cho vùng da nổi mẩn ngứa càng bị tổn thương nặng hơn. Không những vậy, móng tay tiếp xúc với vết thương có thể gây nhiễm trùng, viêm loét, thậm chí là hoại tử.
  • Trường hợp bị viêm da cơ địa bội nhiễm do virus còn có thể biến chứng ảnh hưởng tổn thương nội tạng, suy tạng và tử vong nếu bệnh tiến triển nặng không thể phục hồi.
  • Những người bị viêm da cơ địa mạn tính nếu lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc điều trị sai cách sẽ gây nổi mẩn đỏ toàn thân, cực kỳ ngứa và sốt rét.
  • Những tổn thương bệnh xuất hiện ở vùng quanh mắt có thể làm ảnh hưởng đến thị giác. Điển hình là một số bệnh như viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt, viêm tuyến lệ do chảy nước mắt liên tục…
  • Các đốm mẩn đỏ, mụn nước biến mất do viêm da cơ địa sẽ để lại sẹo, thâm mất thẩm mỹ khiến người bệnh kém tự tin trong giao tiếp.
  • Ngoài ra, một số biến chứng khác của viêm da cơ địa phổ biến khác như hen suyễn, suy hô hấp, hen phế quản, viêm mũi dị ứng…

Những cơn ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều và kéo theo các biến chứng bệnh phức tạp
Những cơn ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều và kéo theo các biến chứng bệnh phức tạp

Bên cạnh những biến chứng vừa kể trên, bệnh viêm da cơ địa được cho là phức tạp trong điều trị vì nó thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Một số lưu ý trong cách điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa

Bệnh có tính chất di truyền rõ rệt nên trong một số trường hợp việc dự phòng thường không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc dự phòng nên tập trung chủ yếu vào tránh tiếp xúc các nguy cơ dị ứng cũng như chăm sóc người bệnh kỹ lưỡng:

  • Dù điều trị bằng phương pháp nào thì để chữa bệnh cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Tuân thủ các nguyên tắc điều trị và kết hợp chăm sóc tại nhà mới đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
  • Tạo thói quen giữ vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0.9%. Tắm rửa kỹ lưỡng, không tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Sau khi tắm xong phải bôi kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông. Ưu tiên sản phẩm không chứa hương liệu và chất bảo quản.
  • Tránh mặc quần áo bó sát, vải da không thấm hút để tránh gây bí bách cho da, dễ kích phát viêm da cơ địa.
  • Luôn giữ cho môi trường sống hằng ngày sạch sẽ, thoáng mát, kết hợp cân bằng độ ẩm trong không khí bằng thiết bị lọc hoặc máy tạo ẩm.
  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng như không tiếp xúc với gia cầm, gia súc, không ăn thức ăn dị ứng…
  • Tránh căng thẳng quá mức, ngủ nghỉ đúng giờ giấc sẽ giúp bạn có một sức đề kháng tốt phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan mà phải sớm thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Da liễu để được tư vấn hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa bệnh diễn tiến thành mạn tính khó chữa trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...