Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa

Chữa viêm da cơ địa tại nhà có thể là lựa chọn tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng ở mức độ nhẹ. Dưới đây là một số biện pháp thông dụng và nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng:

Chăm sóc da, chườm lạnh:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để giảm khô da và ngứa ngáy.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường ẩm.
  • Tắm nước ấm và thêm bột baking soda hoặc bột yến mạch.
  • Chườm lạnh giúp giảm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Mật ong: Thoa mật ong nguyên chất lên da để giảm viêm và kháng khuẩn.
  • Rượu tỏi: Sử dụng rượu tỏi để thoa lên vùng da bị bệnh.
  • Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên da để giúp làm dịu và cải thiện tình trạng.

Lưu ý an toàn khi tự chăm sóc da tại nhà:

  • Phương pháp này chỉ hỗ trợ và không thể thay thế thuốc đặc trị, đặc biệt là đối với trường hợp nặng.
  • Rượu và mật ong có thể gây kích ứng, nên kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng.
  • Tránh chà xát da mạnh, sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, và kết hợp với ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu tình trạng không cải thiện, có thể cần đến chuyên gia da liễu. Trong phương pháp Tây y, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngoại khoa, bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài chứa corticosteroid.
  • Thuốc uống corticosteroid hoặc chống nhiễm trùng.
  • Điều trị chuyên sâu như băng thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng.

Ngoài ra, cách chữa bằng thuốc Nam và Đông y cũng được nhiều người quan tâm. Các bài thuốc có thể sử dụng gồm lá đinh lăng, lá đơn đỏ, lá trầu không, cây sài đất, và các bài thuốc Đông y khác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam và Đông y:

  • Chú ý đến an toàn và chỉ dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện liệu trình để đạt được kết quả.
  • Đối với thuốc Đông y, nên tìm đến các cơ sở uy tín để nhận tư vấn và mua thuốc.

Trong mọi trường hợp, nếu xuất hiện dấu hiệu như ngứa ngáy dữ dội, da bội nhiễm, hoặc các biến chứng, bệnh nhân nên ngay lập tức thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Việc áp dụng cách chữa viêm da cơ địa phù hợp, hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng bệnh, làm lành tổn thương và ngăn tái phát. Thực tế hiện nay các phương pháp điều trị viêm da cơ địa tương đối đa dạng, mức độ bệnh và cơ địa ở mỗi người sẽ phù hợp với những hướng can thiệp khác nhau.

Tổng Quan Bệnh Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là căn bệnh không quá xa lạ trong y học hiện nay và có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính hay bệnh sẩn ngứa besnier. Đây là một dạng của bệnh viêm da mạn tính được khởi phát từ các vết chàm, mẩn ngứa và sưng đỏ trên da.

Bệnh xảy ra theo từng đợt, tái đi tái lại nhiều lần ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như tay, chân, mặt, bụng, lưng, vùng kín, mông, đùi… Những vết chàm đỏ ngứa này xuất hiện một cách ồ ạt trong một khoảng thời gian nhất định và tự thuyên giảm. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm khiến người bệnh mệt mỏi.

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da cơ địa, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất ít trường hợp người trưởng thành mắc viêm da cơ địa, nhưng không loại trừ trường hợp bị viêm da cơ địa từ nhỏ cho đến lớn, tái phát nhiều lần suốt đời.

Hiện nay, trong y học phân chia viêm da cơ địa làm 3 cấp độ gồm bán cấp, cấp tính và mạn tính. Sự phân chia này phụ thuốc chủ yếu vào mức độ nặng hay nhẹ, triệu chứng nhiều hay ít và sự ảnh hưởng tác động đến người bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cấp độ bệnh càng nặng thì việc chữa khỏi sẽ càng khó hơn.

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây là kết quả của sự tác động từ môi trường gây kích phát yếu tố di truyền trong cơ thể. Bằng chứng là có đến 60% người bị viêm da cơ địa thì con cái của họ cũng mắc phải căn bệnh này. Thậm chí, tỷ lệ thế hệ con bị bệnh còn tăng cao hơn khoảng 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh.

Di truyền và một số tác nhân nguy cơ như dị ứng thức ăn, thời tiết, cảm xúc… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa
Di truyền và một số tác nhân nguy cơ như dị ứng thức ăn, thời tiết, cảm xúc… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ sau đây được xem là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng bệnh:

  • Cơ địa nhạy cảm: Những người nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như thời tiết thay đổi, bụi bặm, phấn hoa, các loại hóa chất tẩy rửa… từ môi trường hoặc do tính chất công việc.
  • Dị ứng thức ăn: Nếu có cơ địa dễ dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, sữa, đậu, bột mì… sẽ dễ dàng khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Da mất đi khả năng tự bảo vệ: Tình trạng suy giảm nồng độ lipid trên da làm làn da dễ bị khô, cứng do mất nước, suy giảm sức đề kháng, tế bào da bị biến dạng… Và đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Dị ứng nguyên nội sinh: Trong huyết thanh của một số người có chứa kháng thể IgE dễ kích thích sản sinh T lympho và IgE gây ra viêm nhiễm với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
  • Trạng thái cảm xúc: Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng và stress kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây kích phát các triệu chứng dị ứng.
  • Xuất phát từ bệnh lý: Những người có tiền sử bệnh lý viêm mũi dị ứng hay hen suyễn cũng dễ dàng kéo theo viêm da cơ địa.

Lưu ý: Những nguyên nhân trên đây chỉ mang tính chất tương đối và không chắc chắn 100%. Để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh phải thực hiện xét nghiệm chuyên sâu.

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu nên những triệu chứng của bệnh chủ yếu xuất hiện ngoài da.

Một số triệu chứng chung

  • Ngứa ngáy: Người bệnh ngứa ngáy và nổi mề đay do cơ thể sản sinh các hoạt chất histamine kích thích cơn ngứa. Hoạt chất này được tiết ra khi cơ thể phát hiện các tác nhân gây bệnh.
  • Nổi mẩn đỏ: Trên bề mặt da xuất hiện các đốm mẩn đỏ hình đồng tiền và bong tróc nằm rải rác ở những vùng da trên cơ thể. Càng gãi ngứa nhiều thì càng nổi nhiều mụn nước trên da khó chịu.
  • Phù nề: Sau khi những đốm mụn nước bị vỡ ra sẽ gây ra tình trạng phù nề kèm theo vừa sưng vừa nóng tại vùng da bị viêm.
  • Đóng vảy: Tại vị trí vùng da bị viêm sau khi bị khô sẽ gây đóng vảy tiết vàng, gây ra các vết nứt và tiếp diễn tình trạng ngứa ngáy trong suốt một thời gian dài.
  • Tổn thương da lan rộng: Chất dịch nhầy chảy ra từ vùng da bị tổn thương là điều kiện thuận lợi phát triển của các loại vi khuẩn, gây ra nhiễm trùng kế phát và bắt đầu lan rộng ra khắp các vùng da khác.
  • Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược cơ thể…

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa với đặc điểm nhận biết là những đốm mẩn đỏ nổi nhiều trên mặt, hai má…
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa với đặc điểm nhận biết là những đốm mẩn đỏ nổi nhiều trên mặt, hai má…

Một số triệu chứng theo độ tuổi

  • Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh là độ tuổi dễ bị viêm da cơ địa nhất do sức đề kháng yếu kém. Trên bề mặt da ở hai bên mũi, miệng, má… nổi rất nhiều đốm mẩn ngứa, sưng và trợt da.
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Một số triệu chứng điển hình như vùng da quanh cổ, lòng bàn chân, xung quanh mắt cá, khuỷa tay… có vảy phấn trắng, phát ban, không sốt. Sau một thời gian làn da bị tổn thương này khô cứng lại và dày lên.
  • Đối với trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Nổi nhiều đốm mụn nước, phát ban mụn đỏ ở những vị trí phổ biến như các nếp gấp tại kẽ chân, kẽ tay, nách, vùng mặt, cổ…

Chữa viêm da cơ địa tại nhà

Điều trị viêm da cơ địa tại nhà là lựa chọn của nhiều bệnh nhân bởi vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp này chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ, chưa diễn tiến nghiêm trọng.

Các biện pháp thông dụng

Với việc chữa viêm da cơ địa tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chăm sóc da kết hợp sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm nhất định và phù hợp với trường hợp cụ thể.
Chủ động chăm sóc da, chườm lạnh
Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây nên, mỗi người có thể chủ động chăm sóc da tại nhà hoặc áp dụng một số mẹo giúp giảm ngứa, sưng đỏ.

  • Thoa kem dưỡng ẩm: Điều này giúp làn da được cấp nước, giảm bớt khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu sống trong môi trường có nhiệt độ nóng ẩm, bệnh nhân viêm da cơ địa sẽ bị ngứa và bong tróc nặng nề. Việc dùng máy tạo ẩm giúp không khí mát mẻ, dễ chịu, bớt khô da.
  • Tắm nước ấm: Bệnh nhân có thể pha vào bồn tắm chút bột baking soda hoặc bột yến mạch, sau đó ngâm mình trong 10-15 phút rồi lau khô sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, sưng viêm ở những bệnh nhân viêm da cơ địa cấp tính.

Chườm lạnh giúp giảm đáng kể cảm giác nóng rát, ngứa ngáy
Chườm lạnh giúp giảm đáng kể cảm giác nóng rát, ngứa ngáy

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Khi tham khảo cách chữa viêm da cơ địa tại nhà, bệnh nhân có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như dưới đây:

  • Mật ong: Vệ sinh vùng da cần điều trị, dùng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên da và chờ 10-15 phút rồi đi rửa lại với nước ấm, lau khô. Nên sử dụng mật ong 1 lần/tuần để đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Rượu tỏi: Ngâm 300g tỏi ta với 1 lít rượu trắng trong vòng 1 tuần. Sau đó đem rượu thoa lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày làm 2-3 lần và tránh để rượu dính vào dùng bị trầy xước, có tổn thương hở.
  • Dầu dừa: Rửa và lau khô vùng da bị bệnh, lấy dầu dừa thoa lên da và massage nhẹ nhàng. Chờ 40-45 phút rồi đi rửa lại với nước hoặc dùng khăn mềm lau sạch.

Lưu ý an toàn

Tuy có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí, dễ thực hiện nhưng khi áp dụng cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Những phương pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc đặc trị, nhất là với tình trạng bệnh nặng đã viêm nhiễm, tổn thương lan rộng.
  • Rượu, mật ong có tính nóng đôi khi có thể gây kích ứng khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nặng. Vì vậy bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ, xác định rõ những dị ứng của bản thân.
  • Trong thời gian điều trị nên tránh chà xát da, không mặc quần áo bó sát, ưu tiên sử dụng xà phòng/sữa tắm có thành phần dịu nhẹ.
  • Kết hợp ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress… để bệnh mau thuyên giảm.

Bệnh nhân nên kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi khoa học
Bệnh nhân nên kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi khoa học

Phương pháp Tây y

Trong trường hợp việc tự thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc da nhưng tình trạng ngứa rát, bong tróc do viêm da cơ địa không thuyên giảm bệnh nhân cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp chuyên sâu hơn.

Sử dụng thuốc nội khoa

Việc điều trị viêm da cơ địa cần được bắt đầu sớm để kịp thời kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tổn thương lan rộng và loại bỏ nguy cơ biến chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, bôi ngoài. Cụ thể như sau:

  • Thuốc bôi ngoài: Kem bôi/thuốc mỡ chứa Corticosteroid giúp kháng khuẩn, giảm ngứa tuy nhiên thuốc sẽ tiềm ẩn tác dụng phụ là làm mỏng da nên cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc bôi khác như Elidel hay Protopic có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc uống: Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc bôi ngoài có thể phải dùng Corticosteroid đường uống. Điển hình như Prednisone, tuy nhiên thuốc tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.
  • Thuốc chống nhiễm trùng: Một số loại kem bôi kháng sinh được chỉ định khi viêm da cơ địa gây nhiễm khuẩn trên vết thương hở/nứt. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể phải uống kháng sinh nhằm kiểm soát nhiễm trùng.

Thuốc bôi ngoài thường được chỉ định phổ biến nhất để trị viêm da cơ địa
Thuốc bôi ngoài thường được chỉ định phổ biến nhất để trị viêm da cơ địa

Điều trị chuyên sâu

Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, cách chữa viêm da cơ địa bằng việc dùng thuốc uống/bôi không đáp ứng bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp chuyên sâu như:
Băng thuốc
Liệu pháp băng thuốc là cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả, chuyên sâu và chỉ được thực hiện ở bệnh viện. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ băng vùng da bị viêm bằng Corticosteroid dạng bôi và băng ướt trong thời gian cụ thể, sau đó liên tục theo dõi đánh giá tiến triển.
Liệu pháp ánh sáng 
Nếu viêm da cơ địa liên tục tái phát và không đáp ứng bất cứ hình thức điều trị nào nói trên, bệnh nhân sẽ phải áp dụng liệu pháp ánh sáng. Phổ biến nhất là phơi sáng tự nhiên (phơi nắng).
Hiệu quả hơn cả là sử dụng tia UVA và UVB nhân tạo kết hợp thuốc nội khoa để rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, hình thức điều trị này chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định và có nguy cơ gây ung thư da nên bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng.

Lưu ý khi điều trị bằng Tây y

Khi áp dụng phác đồ điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y, để ngăn nguy cơ bệnh bùng phát và tổn thương cho da, sức khỏe mỗi người cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, không lạm dụng tăng liều vì có thể gây nhờn thuốc, thậm chí là phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Luôn đảm bảo da có độ ẩm cần thiết bằng việc dưỡng ẩm, chăm sóc kỹ vùng da bị bệnh mỗi ngày.
  • Tránh những tác nhân gây hại cho da như đổ mồ hôi, xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, phấn hoa, khói bụi… thậm chí là căng thẳng stress.
  • Lưu ý khi sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng như hải sản, thịt bò, đậu nành, sữa, trứng, lúa mì…
  • Hạn chế tắm quá lâu, nên lau khô người bằng khăn mềm sau khi tắm, tránh cọ xát quá mạnh.

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị, chăm sóc da của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị, chăm sóc da của bác sĩ

Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu sau bệnh nhân viêm da cơ địa cần lập tức đến bệnh viện:

  • Ngứa ngáy dữ dội.
  • Da bội nhiễm, mưng mủ, lở loét, rỉ dịch.
  • Nứt da, chảy máu, đau rát nặng nề.
  • Da đóng vảy tiết, mụn mủ.
  • Đau cơ, đau đầu kéo dài.
  • Biến chứng gây hen, viêm mũi dị ứng...

Thuốc Nam trong điều trị viêm da cơ địa

Ngoài biện pháp điều trị viêm da cơ địa tại nhà, sử dụng thuốc Tây theo chỉ dẫn, cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam cũng được nhiều người tìm đến. Bởi Đây là lựa chọn tương đối tiết kiệm, nguyên liệu gần gũi dễ kiếm.

Các bài thuốc thường gặp

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa. Điển hình như:
Lá đinh lăng
Đinh lăng là thảo dược có tính mát, giúp giảm đau, tiêu viêm, ngăn dị ứng, mụn nhọt… Đặc biệt nguyên liệu tự nhiên này còn cho hiệu quả trong kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành tổn thương. Vì vậy, cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng được nhiều người lựa chọn.
Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo nước rồi đem nấu cùng 500ml nước.
  • Đun nước với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp, trút nước ra để nguội bớt và dùng khi còn ấm.
  • Kiên trì uống nước lá đinh lăng 2-3 tuần để cải thiện tình trạng da.

Lá đinh lăng được sử dụng khá phổ biến trong xử lý viêm da cơ địa
Lá đinh lăng được sử dụng khá phổ biến trong xử lý viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ
Đơn đỏ (đơn tướng quân) có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm… Một số thành phần có trong dược liệu này giúp kháng viêm, sát khuẩn nên đem lại hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa, xử lý triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ rửa sạch, sau đó đem nấu cùng 2-3 lít nước.
  • Chờ nước lá đơn đỏ nguội hẳn rồi dùng tắm toàn thân, duy trì 3-4 lần/tuần để có được kết quả.

Lá trầu không
Nhờ tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu thũng, kích thích tái tạo da… lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
Cách thực hiện:

  • Lấy 10 lá trầu không bánh rẻ rửa sạch, sau đó vò nát và nấu cùng 1 lít nước trong 10 phút.
  • Trút nước trầu không vừa nấu ra chậu, chờ cho nước nguội hẳn và dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Có thể tận dụng phần bã lá trầu không để chà nhẹ lên khu vực da bị bệnh.

Cây sài đất
Sài đất giúp cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa như ngứa, viêm, sưng tấy và cho hiệu quả sát trùng. Vì vậy, đây cũng được xem là bài thuốc Nam tương đối phổ biến.
Cách thực hiện:

  • Dùng 50g cây sài đất khô sắc với 1 lít nước đến khi còn khoảng 50ml thì tắt bếp.
  • Gạn hết nước thuốc đã thu được và chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
  • Dùng 2 lần/tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Khuyến cáo khi dùng thuốc Nam

Khi áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam người bệnh cần lưu ý:

  • Các bài thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế chỉ định của bác sĩ.
  • Tuy dược tính của các bài thuốc Nam khá cao nhưng đa phần chưa được kiểm chứng, cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Với những bài thuốc ngâm rửa chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần, không nên lạm dụng vì dễ gây phản tác dụng, thậm chí bội nhiễm.

Bệnh nhân không nên phụ thuộc quá nhiều vào các bài thuốc Nam
Bệnh nhân không nên phụ thuộc quá nhiều vào các bài thuốc Nam

Bài thuốc Đông y

Trong điều trị viêm da cơ địa, Đông y tạo tác động từ gốc tấn công căn nguyên bệnh - kiểm soát triệu chứng - ngăn tái phát. Nhờ cơ chế này mà các bài thuốc Đông y luôn được đánh giá cao về độ an toàn, hiệu quả.

Một số bài thuốc phổ biến

Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Đông y có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, hóa thấp, bồi bổ gan thận, khí huyết. Điển hình như:
Bài thuốc số 1:

  • Thành phần dược liệu: 12g mỗi vị mạch đông, đẳng sâm, sài đất, lá đỏ, rau má, ngân hoa; 10g huyết sâm; 8g toái cốt tử; 8g hoàng liên.
  • Cách dùng: Sắc thang thuốc cùng 500ml nước đến khi còn 300ml, chia lượng thuốc này làm 3 phần và dùng vào 3 buổi trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Thành phần dược liệu: Ké đầu ngựa, cam thảo dây, kim ngân dây, diếp trời, húng trám.
  • Cách dùng: Sắc dược liệu với 500ml nước đến khi còn 2/3 thì tắt bếp. Chia lượng thuốc thu được làm 2-3 phần và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Thành phần dược liệu: Sài hồ, kinh giới, thuyền thoái, thương hoạt, phòng phong, bạch dược, bồ công anh, bạch linh, ngân hoa, bạch tiên bì.
  • Cách dùng: Sắc thuốc cùng 2 lít nước trong 60 phút hoặc đến lượng nước cạn còn 2/3. Phần nước thuốc thu được chia làm 3 lần và dùng sau mỗi bữa ăn. Đều đặn ngày uống 1 thang để cải thiện viêm da cơ địa.

Các bài thuốc Đông y kết hợp đa dạng nhiều loại dược liệu
Các bài thuốc Đông y kết hợp đa dạng nhiều loại dược liệu

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y

Khi lựa chọn điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thuốc Đông y sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, cho cơ chế tác động từ gốc nên mang đến hiệu quả chậm, đòi hỏi bệnh nhân cần sử dụng kiên trì theo liệu trình để đạt kết quả.
  • Bài thuốc cho hiệu quả nhanh hay chậm, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh, triệu chứng ở mỗi người.
  • Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tìm đến những cơ sở Y học cổ truyền uy tín để thăm khám, mua thuốc.

Cùng tìm hiểu các loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa sau đây:

  • Betamethason dipropionat: Corticoid đặc trị bệnh viêm da cơ địa. Giảm ngứa, đỏ, sưng, kiểm soát tế bào da. Cảnh báo trẻ dưới 6 tuổi không sử dụng.
  • Benzoyl Peroxide: Giảm sưng, đau rát, ngứa ngáy, ức chế vi khuẩn. Liều 1-2 lần/ngày, tránh người nhạy cảm.
  • Salicylic 5%: Kháng viêm, tái cấu trúc làn da, giảm ngứa. Gel hoặc miếng dán, kết hợp với Corticoid.
  • Hydrocortison: Hormone Corticosteroid giảm ngứa, sưng. Chống chỉ định nhiễm nấm, ký sinh trùng.
  • Tacrolimus: Ức chế miễn dịch, giảm IgE, chữa vết thương. Dạng bôi, uống, tiêm, chỉ định theo bác sĩ.
  • Gentrisone: Thành phần betamethasone dipropionate, clotrimazole, gentamicin giúp giảm ngứa, khô, nứt, đau rát.
  • Dipolac: Kem chứa corticoid, Betamethasone dipropionate, gentamicin, clotrimazole giúp cải thiện ngứa ngáy, viêm, dị ứng.
  • Korcin: Chứa thành phần Dexamethasone, Chloramphenicol giúp kháng viêm, chống khuẩn.
  • Fucidin H: Chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhờ Axit fusidic - kháng sinh mạnh. Cảnh báo tác dụng phụ, dị ứng.
  • Kedermfa: Ketoconazol chống nấm, kháng viêm. Sử dụng liên tục 2 tuần, cảnh báo tác dụng phụ.

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, gây mất thẩm mỹ và có thể để lại sẹo. Bài viết đề cập đến việc kiêng ăn một số thực phẩm để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.

1. Thịt Đỏ:

  • Thịt đỏ có thể kích thích miễn dịch, nên kiêng ăn thịt đỏ như bò, dê, cừu.

2. Hải Sản:

  • Hải sản có histamin cao, có thể gây phản ứng mạnh, nên tránh ăn tôm, cua, sò, mực.

3. Đồ Ăn Nhiều Gia Vị:

  • Thực phẩm chế biến nhiều gia vị, đường, muối, dầu mỡ có thể kích thích và làm gia tăng ngứa ngáy.

4. Đồ Ăn Đóng Hộp:

  • Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, gây áp lực cho gan và thận, kiêng ăn thịt hộp, cá hộp.

5. Lạc, Trứng và Đậu:

  • Kiêng ăn lạc, trứng, và đậu vì chúng có thể gây kích ứng và làm tăng triệu chứng.

6. Sữa và Chế Phẩm Sữa:

  • Sữa bò có thể chứa nhiều chất dị ứng, nên kiêng ăn sữa và chế phẩm sữa.

7. Đồ Ăn Lên Men và Hoa Quả Sấy Khô:

  • Thực phẩm lên men và hoa quả sấy khô có thể chứa chất gây dị ứng, nên hạn chế.

Thực Phẩm Hỗ Trợ:

  • Ăn thực phẩm chứa Omega 3, kali, flavonoid, vitamin, và chất xơ giúp củng cố sức khỏe da và giảm viêm.

Lối Sống Hàng Ngày:

  • Tránh tắm nước quá lạnh hoặc nóng, không cào gãi mạnh khi ngứa, sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp.

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và duy trì theo dõi định kỳ để có phác đồ điều trị hiệu quả.


Có thể thấy, cách chữa viêm da cơ địa rất đa dạng và phù hợp với nhiều tình trạng, giai đoạn bệnh, đối tượng bệnh nhân khác nhau. Để được điều trị hiệu quả, an toàn tốt nhất người bệnh nên tìm đến địa chỉ có chuyên khoa da liễu uy tín thăm khám và nhận tư vấn, chỉ định từ bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...