Vôi Hóa Cột Sống

Vôi hoá cột sống hình thành do quá trình tích tụ, lắng đọng canxi một cách bất thường ở xương khớp cũng như hệ thống dây chằng. Tổn thương do bệnh lý gây ra khiến cột sống bị đau nhức, co cứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm gây ra các biến chứng nặng nề.

Vôi hoá cột sống là gì?

Vôi hoá cột sống đề cập đến tình trạng hệ thống dây chằng bám vào cột sống, thân đốt sống tại các mấu gai, mấu ngang bị lắng đọng canxi. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các gai đốt sống và gây đau nhức, tê mỏi, khói chịu. Khi vận động, các gai xương sẽ chèn ép lên hệ thống thần kinh, mạch máu và khiến người bệnh đau đớn dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Vôi Hoá Cột Sống: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị
Vôi hoá cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi cột sống khởi phát do quá trình lão hoá tự nhiên và tác động của một số yếu tố như hoạt động quá tải, nhiễm trùng,... Tuỳ thuộc vào vị trí phát triển, bệnh lý được chia thành 2 dạng chính:

  • Vôi hoá cột sống cổ: Tổn thương xảy ra tại vùng cột sống cổ do chịu áp lực từ sức nặng của đầu và vận động đột ngột của các động tác như ngửa, gập, xoay, cúi đầu.
  • Vôi hoá cột sống lưng: Cột sống lưng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong chống đỡ toàn bộ sức nặng phần trên của cơ thể nên thường dễ bị chấn thương, thoái hoá. Đồng thời, thói quen mang vác nặng, ngồi quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ biến đối cấu trúc của cột sống lưng, dẫn đến lắng đọng canxi và hình thành vôi cột sống.

Các chuyên gia cho biết, ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên và cao tuổi thường dễ bị vôi hoá cột sống cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn so với nữ giới do thường xuyên lao động nặng nhọc. Vôi hoá cột sống là bệnh lý có các triệu chứng tương tự với bệnh gai cột sống. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 40% bị gai cột sống tiến triển thành vôi hoá cột sống.

Tổn thương do vôi hoá cột sống gây ra không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, vôi hoá cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây bại liệt vĩnh viễn.

Nguyên nhân vôi hoá cột sống

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi hoá cột sống thuộc nhóm thoái hoá cột sống. Do đó, các nguyên nhân khởi phát bệnh lý cũng tương tự với bệnh thoái hoá xương khớp khác. Trong đó, nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu. Lâu dần khiến xương trở nên giòn xốp và thoái hoá.

Nguyên nhân gây vôi hoá cột sống 
Nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu

Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác cao sẽ thúc đẩy quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh chóng. Điều này có thể khiến hoạt động của các cơ quan bên trong dần suy yếu, quá trình phục hồi tổn thương ở xương cũng sẽ không được đảm bảo, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh vôi hoá cột sống.
  • Giới tính: Thực tế nhận thấy, tỷ lệ nam giới và nữ giới bị vôi hoá cột sống có sự chênh lệch rõ rệt. Theo đó, đối tượng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tính chất công việc của nam giới thường xuyên mang vác, bưng bê vật nặng khiến cột sống dễ bị tổn thương, từ đó khiến cột sống dễ bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Trong khi nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh lý khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Lắng đọng canxi bất thường: Hiện tượng lắng đọng canxi bất thường được xem là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng vôi hoá cột sống. Trường hợp lắng đọng canxi bất thường ở dây chằng và các gân ở cạnh các đốt sống diễn ra trong thời gian dài có thể khiến hệ thống dây chằng trở nên dày hơn và dẫn đến hình thành gai xương.
  • Chấn thương: Chấn thương cũng được xem là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cũng như các vấn đề về cột sống khác.
  • Thừa cân - béo phì: Số liệu thống kê nhận thấy, bệnh lý thường gặp ở người bị thừa cân - béo phì hoặc tăng cân đột ngột ở phụ nữ mang thai. Khi đó, cân nặng của cơ thể sẽ tạo ra áp lực lớn lên cột sống khiến chứng dễ bị tổn thương và gây khởi phát bệnh lý.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học như lười vận động, ngồi nhiều, sai tư thế, chế độ ăn thiếu dưỡng chất,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống. Theo đó, những thói quen này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm các khớp xương. Lâu dần khiến xương khớp trở nên suy yếu và thúc đẩy quá trình hình thành bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh lý cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, rối loạn di truyền, viêm nhiễm kéo dài, rối loạn tuần hoàn máu,...

Từ các nguyên nhân phổ biến trên, có thể nhận thấy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cao hơn bình thường là:

  • Người bị thừa cân - béo phì
  • Người cao tuổi
  • Bổ sung quá nhiều canxi
  • Tính chất công việc lao động quá sức hoặc ít vận động
  • Cuộc sống khó khăn, không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Triệu chứng vôi hóa cột sống

Thông thường, các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu, gặp khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, cơn đau bùng phát vào ban đêm có thể gây suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn.

Dấu hiệu nhận biết 
Các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ

Khi bị vôi hoá cột sống, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Ban đầu, cơ đau khởi phát ở mức độ nhẹ đi kèm với tình trạng cứng khớp ở cổ, bả vai, hông và đùi. Tuỳ thuộc vào vị trí đau và cứng khớp sẽ tiến triển thành vôi hoá đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
  • Xuất hiện cơn đau nhức ở xung quanh vị trí bị vôi hoá, lúc này cơn đau sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, nhất là khi vận động mạnh và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng, vị trí đau thường không khu trú một chỗ mà lan rộng theo đường đi của dây thần kinh đến vai, cánh tay, đùi và chân.
  • Ở người bị vôi hoá cột sống kèm theo biểu hiện xẹp đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng, nghiêm trọng hơn là bị biến dạng khớp xương.
  • Các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tuỷ sống. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng rối loạn đại tiểu tiện, tê bì tay chân, mất cảm giác, cơ bắp dần suy yếu và dẫn đến teo cơ,...

Thực tế nhận thấy, các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống có nét tương đồng với các bệnh lý về xương khớp khác như đứt đĩa liên sống, viêm thấp khớp, chấn thương lưng,... Do đó, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe, các biểu hiện bất thường để sớm nhận biết bệnh lý. Để xác định cụ thể bệnh lý, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phù hợp.

Cách Chữa Vôi Hóa Cột Sống

Các phương pháp chữa vôi hóa cột sống theo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, phổ biến và có thể giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo và cách thực hiện:

Hạt Đu Đủ:

  • Hạt đu đủ có chứa các chất kháng khuẩn và enzyme giúp giảm sưng viêm cột sống.
  • Thực hiện: Giã nát hạt đu đủ, đắp lên vùng tổn thương và để trong 30 phút.

Quả Nhàu:

  • Quả nhàu giảm đau, tiêu độc, và kháng viêm.
  • Thực hiện: Ngâm quả nhàu trong rượu, uống 2-3 lần mỗi ngày.

Rượu Hạt Gấc:

  • Rượu hạt gấc có tính ôn, giúp máu lưu thông và giảm đau.
  • Thực hiện: Thoa rượu hạt gấc lên vùng tổn thương mỗi ngày.

Cây Xương Rồng:

  • Cây xương rồng chứa flavonoids và acid citric giúp giảm đau và chống viêm.
  • Thực hiện: Chườm lá cây xương rồng lên vùng đau mỗi ngày.

Lưu ý Khi Chữa Vôi Hóa Cột Sống Theo Dân Gian:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Mẹo dành cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
  • Không kết hợp với thuốc Tây y mà không thăm khám bác sĩ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giãn cơ.
  • Vật lý trị liệu như châm cứu, vận động, và Yoga có thể hỗ trợ.

Dùng Thuốc Nam:

  • Dây đau xương, ngải cứu, lá lốt là các cây thuốc Nam thường được sử dụng.
  • Bài thuốc Đông y có thể cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khi Nào Gặp Bác Sĩ:

  • Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Gặp tác dụng phụ từ biện pháp tự nhiên hoặc thuốc Tây y.
  • Không có cải thiện sau thời gian dài điều trị.

Thuốc Chữa Vôi Hóa Cột Sống

Các thuốc được chỉ định thường là dạng giảm đau, ức chế chèn ép thần kinh, tăng trưởng sụn khớp,… Dưới đây là một số viên uống, thuốc chữa vôi hóa cột sống được nhiều người tin dùng hiện nay:

  • Chondroitin ZS: Giảm đau và tái tạo sụn khớp. Dùng cho vôi hóa cột sống, thoái hóa khớp. Liều dùng: 2 viên, 3 lần/ngày sau ăn. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Giá: 1.600.000đ/hộp.
  • Diclofenac: Kháng viêm không steroid. Cải thiện triệu chứng xương khớp mãn tính. Liều dùng: 75mg – 150mg/ngày, chia 2 – 3 lần. Giá: 28.000đ/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg.
  • Brexin:  Kháng viêm Piroxicam. Hỗ trợ xương khớp và giảm đau, sưng. Liều dùng: Theo hướng dẫn bác sĩ, không quá 20mg/ngày. Giá: 182.000đ/hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 20mg.
  • Bi – Jcare: Chứa thành phần Glucosamine HCL, MSM, Collagen type 2 giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp. Liều dùng: 2 viên/ngày sau ăn. Giá: 1.400.000đ – 1.500.000đ/hộp.
  • Glucosamine HCL Kirkland: Giảm đau, tê bì, sưng viêm. Liều dùng: 1 – 2 viên/ngày sau bữa ăn. Giá: 600.000đ – 800.000đ/hộp.
  • Jex Max: Giảm đau xương khớp, linh hoạt sụn. Liều dùng: 2 viên/ngày sau ăn sáng và tối. Giá: 175.000đ/hộp 15 viên và 335.000đ/hộp 30 viên.
  • Orihiro Squelene: Gồm Sụn cá mập, Chondroitin Sulfat, Omega 3, canxi. Giảm đau, tê bì, giảm viêm. Liều dùng: 6 viên/ngày, chia thành 2 lần. Giá: 600.000đ/hộp 360 viên và 800.000đ/hộp 900 viên.
  • Xương Khớp MH: Thảo dược giúp phục hồi tổn thương, giảm đau. Tăng cường lưu thông máu, kích thích tái tạo tế bào. Liều dùng: Theo hướng dẫn. Giá tham khảo: 650.000đ hộp.
  • QP Kowa: Giảm triệu chứng đau mỏi và tái tạo sụn khớp. Liều dùng: 2 viên/ngày, sau ăn. Không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai. Giá: 500.000đ – 1.000.000đ/hộp.
  • Morphin: Giảm đau nhanh chóng, chỉ định cho bệnh trung bình đến nặng. Kết hợp linh hoạt với các loại thuốc khác. Chống chỉ định cho suy hô hấp, trẻ dưới 30 tháng, người nghiện rượu, tim, não bộ, chấn thương nặng.

Bị Vôi Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì

Nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống. Dưới đây là toplist nhóm thực phẩm và nguyên tắc dinh dưỡng cần tuân thủ:

Bổ Sung Vitamin D:

  • Các thực phẩm như cá mòi, cá thu, cá hồi, sữa hạt, tôm, nước cam, nấm.
  • Ánh nắng mặt trời buổi sáng.

Ăn Chất Canxi:

  • Hải sản, rau xanh đậm, sữa, sản phẩm từ sữa.

Thực Phẩm Giàu Vitamin và Chất Xơ:

  • Rau cải xoang, rau chân vịt, bông cải xanh, các loại rau màu xanh đậm.
  • Vitamin C từ quả chua, cà chua, rau màu xanh.

Omega 3:

  • Cá mòi, cá thu, cá hồi, hạt lanh, hạt chia, đậu nành.

Bổ Sung Protein:

  • Bông cải xanh, yến mạch, ức gà, phô mai, sữa chua, trứng, thịt bò nạc.

Collagen từ Thực Phẩm:

  • Các loại cá, thịt gà, nước hầm từ xương, trái cây có vitamin C, tỏi, rau màu xanh đậm.

Kiêng Ăn:

  • Món cay nóng và thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.
  • Thức ăn quá mặn để tránh lắng tụ calci.
  • Thức ăn và đồ uống chứa đường tinh luyện và cồn.

Bệnh vôi hoá cột sống có nguy hiểm không?

Vôi hoá cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý tiến triển dai dẳng, âm ỉ và gần như không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát cơn đau và các biểu hiện lâm sàng. Đồng thời hạn chế bệnh lý tiến triển nặng nề và làm chậm quá trình thoái hoá.
Trường hợp bị vôi hoá cột sống ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vẹo cột sống, gù lưng: Tình trạng vôi hoá có thể khiến các khớp xương bị biến dạng, kèm theo thoát vị đĩa đệm, xẹp các đốt sống,... Từ đó dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ gù lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm được xem là biến chứng thường gặp ở người bị vôi hoá cột sống. Bởi khi hiện tượng vôi hoá xảy ra, chức năng đàn hồi của hai đốt sống nằm sát nhau bị giảm sút, đĩa đệm bị bào mòn, xẹp xuống và thoát vị đĩa đệm.
  • Hẹp tủy sống: Những gai xương vôi hoá phát triển, kết quả là gây thu hẹp không gian trong tuỷ sống. Lúc này, cấu trúc cột sống có thể bị thay đổi khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội ở cánh tay, bả vai.
  • Thiểu năng hệ động mạch: Khi các gai cột sống tăng kích thích, đồng nghĩa với cách động mạch ở đốt sống bị chèn ép. Điều này có thể khiến người bệnh bị hoa mắt, ù tai, suy giảm trí nhớ,...
  • Chèn ép rễ thần kinh: Tình trạng vôi hoá có thể gây tổn thương rễ thần kinh. Lúc này, các dây thần kinh sẽ phát đi tín hiệu không chính xác, đồng thời làm gián đoạn quá trình truyền tinh. Do đó, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt một tay hoặc thậm chí là hai tay.
  • Rối loạn tiền đình: Khi các rễ thần kinh cột sống bị chèn ép có thể gây cản trở hoạt động tuần hoàn máu lên não và gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, chóng mặt, giảm trí nhớ.

Kiểm soát và phòng ngừa bệnh vôi hoá cột sống

Vôi hoá cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh lý có thể được kiểm soát, phòng ngừa bằng cách loại bỏ các thói quen xấu và kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh lý tái phát:

Kiểm soát và phòng ngừa bệnh vôi hoá cột sống 
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh lý tốt nhất

Trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến chức năng cột sống như mang vác nặng, sai tư thế, đứng/ ngồi quá lâu, vận động mạnh một cách đột ngột, chơi thể thao quá sức,...
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, tránh tăng cân đột ngột vì có thể làm tăng áp lực lên cột sống. Trường hợp bị thừa cân - béo phì cần áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học thông qua chế độ ăn uống điều độ và tập luyện đúng cách.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc của bác sĩ để tránh tình trạng mất cân bằng canxi trong cơ thể.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến các khớp xương, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp. Một số bộ môn có tác động tốt đối với người bị vôi hoá cột sống bao gồm đi bộ. yoga, đạp xe, bơi lội,...
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường ở hệ xương khớp. Từ đó can thiệp các biện pháp điều trị từ sớm.

Trong chế độ ăn uống:

  • Thói quen hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống và các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá để phòng ngừa bệnh lý, đồng thời cải thiện sức khoẻ tổng thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khoẻ tổng thể và hệ thống xương khớp. Theo đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa canxi (hải sản có vỏ, sữa và chế phẩm từ sữa,…), các loại thịt, đậu nành, nước hầm xương ống, các loại trái cây như cam, đu đủ, dứa, ổi,...
  • Kiêng các thực phẩm gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong cơ thể cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thức uống chứa cồn,...
  • Người bệnh có thể tham vấn chuyên khoa các loại thực phẩm chức năng giúp tái tạo xương sụn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý. Hơn nữa, một số loại viên uống giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Vôi hoá cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng do bệnh lý gây ra có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...