Bị Vôi Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì

Nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống. Dưới đây là toplist nhóm thực phẩm và nguyên tắc dinh dưỡng cần tuân thủ:

Bổ Sung Vitamin D:

  • Các thực phẩm như cá mòi, cá thu, cá hồi, sữa hạt, tôm, nước cam, nấm.
  • Ánh nắng mặt trời buổi sáng.

Ăn Chất Canxi:

  • Hải sản, rau xanh đậm, sữa, sản phẩm từ sữa.

Thực Phẩm Giàu Vitamin và Chất Xơ:

  • Rau cải xoang, rau chân vịt, bông cải xanh, các loại rau màu xanh đậm.
  • Vitamin C từ quả chua, cà chua, rau màu xanh.

Omega 3:

  • Cá mòi, cá thu, cá hồi, hạt lanh, hạt chia, đậu nành.

Bổ Sung Protein:

  • Bông cải xanh, yến mạch, ức gà, phô mai, sữa chua, trứng, thịt bò nạc.

Collagen từ Thực Phẩm:

  • Các loại cá, thịt gà, nước hầm từ xương, trái cây có vitamin C, tỏi, rau màu xanh đậm.

Kiêng Ăn:

  • Món cay nóng và thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.
  • Thức ăn quá mặn để tránh lắng tụ calci.
  • Thức ăn và đồ uống chứa đường tinh luyện và cồn.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì? Người bệnh được khuyến khích bổ sung thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein,… Đồng thời, kiêng những thực phẩm không có lợi cho tình trạng vôi hóa, làm tăng lắng đọng calci như nước ngọt có gas, bia rượu, muối,…

Tổng Quan Bệnh Học Vôi Hóa Cột Sống

Vôi hoá cột sống đề cập đến tình trạng hệ thống dây chằng bám vào cột sống, thân đốt sống tại các mấu gai, mấu ngang bị lắng đọng canxi. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các gai đốt sống và gây đau nhức, tê mỏi, khói chịu. Khi vận động, các gai xương sẽ chèn ép lên hệ thống thần kinh, mạch máu và khiến người bệnh đau đớn dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Vôi Hoá Cột Sống: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị
Vôi hoá cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi cột sống khởi phát do quá trình lão hoá tự nhiên và tác động của một số yếu tố như hoạt động quá tải, nhiễm trùng,... Tuỳ thuộc vào vị trí phát triển, bệnh lý được chia thành 2 dạng chính:

  • Vôi hoá cột sống cổ: Tổn thương xảy ra tại vùng cột sống cổ do chịu áp lực từ sức nặng của đầu và vận động đột ngột của các động tác như ngửa, gập, xoay, cúi đầu.
  • Vôi hoá cột sống lưng: Cột sống lưng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong chống đỡ toàn bộ sức nặng phần trên của cơ thể nên thường dễ bị chấn thương, thoái hoá. Đồng thời, thói quen mang vác nặng, ngồi quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ biến đối cấu trúc của cột sống lưng, dẫn đến lắng đọng canxi và hình thành vôi cột sống.

Các chuyên gia cho biết, ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên và cao tuổi thường dễ bị vôi hoá cột sống cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn so với nữ giới do thường xuyên lao động nặng nhọc. Vôi hoá cột sống là bệnh lý có các triệu chứng tương tự với bệnh gai cột sống. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 40% bị gai cột sống tiến triển thành vôi hoá cột sống.

Tổn thương do vôi hoá cột sống gây ra không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, vôi hoá cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây bại liệt vĩnh viễn.

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi hoá cột sống thuộc nhóm thoái hoá cột sống. Do đó, các nguyên nhân khởi phát bệnh lý cũng tương tự với bệnh thoái hoá xương khớp khác. Trong đó, nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu. Lâu dần khiến xương trở nên giòn xốp và thoái hoá.

Nguyên nhân gây vôi hoá cột sống 
Nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu

Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác cao sẽ thúc đẩy quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh chóng. Điều này có thể khiến hoạt động của các cơ quan bên trong dần suy yếu, quá trình phục hồi tổn thương ở xương cũng sẽ không được đảm bảo, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh vôi hoá cột sống.
  • Giới tính: Thực tế nhận thấy, tỷ lệ nam giới và nữ giới bị vôi hoá cột sống có sự chênh lệch rõ rệt. Theo đó, đối tượng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tính chất công việc của nam giới thường xuyên mang vác, bưng bê vật nặng khiến cột sống dễ bị tổn thương, từ đó khiến cột sống dễ bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Trong khi nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh lý khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Lắng đọng canxi bất thường: Hiện tượng lắng đọng canxi bất thường được xem là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng vôi hoá cột sống. Trường hợp lắng đọng canxi bất thường ở dây chằng và các gân ở cạnh các đốt sống diễn ra trong thời gian dài có thể khiến hệ thống dây chằng trở nên dày hơn và dẫn đến hình thành gai xương.
  • Chấn thương: Chấn thương cũng được xem là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cũng như các vấn đề về cột sống khác.
  • Thừa cân - béo phì: Số liệu thống kê nhận thấy, bệnh lý thường gặp ở người bị thừa cân - béo phì hoặc tăng cân đột ngột ở phụ nữ mang thai. Khi đó, cân nặng của cơ thể sẽ tạo ra áp lực lớn lên cột sống khiến chứng dễ bị tổn thương và gây khởi phát bệnh lý.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học như lười vận động, ngồi nhiều, sai tư thế, chế độ ăn thiếu dưỡng chất,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống. Theo đó, những thói quen này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm các khớp xương. Lâu dần khiến xương khớp trở nên suy yếu và thúc đẩy quá trình hình thành bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh lý cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, rối loạn di truyền, viêm nhiễm kéo dài, rối loạn tuần hoàn máu,...

Từ các nguyên nhân phổ biến trên, có thể nhận thấy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cao hơn bình thường là:

  • Người bị thừa cân - béo phì
  • Người cao tuổi
  • Bổ sung quá nhiều canxi
  • Tính chất công việc lao động quá sức hoặc ít vận động
  • Cuộc sống khó khăn, không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Thông thường, các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu, gặp khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, cơn đau bùng phát vào ban đêm có thể gây suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn.

Dấu hiệu nhận biết 
Các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ

Khi bị vôi hoá cột sống, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Ban đầu, cơ đau khởi phát ở mức độ nhẹ đi kèm với tình trạng cứng khớp ở cổ, bả vai, hông và đùi. Tuỳ thuộc vào vị trí đau và cứng khớp sẽ tiến triển thành vôi hoá đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
  • Xuất hiện cơn đau nhức ở xung quanh vị trí bị vôi hoá, lúc này cơn đau sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, nhất là khi vận động mạnh và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng, vị trí đau thường không khu trú một chỗ mà lan rộng theo đường đi của dây thần kinh đến vai, cánh tay, đùi và chân.
  • Ở người bị vôi hoá cột sống kèm theo biểu hiện xẹp đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng, nghiêm trọng hơn là bị biến dạng khớp xương.
  • Các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tuỷ sống. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng rối loạn đại tiểu tiện, tê bì tay chân, mất cảm giác, cơ bắp dần suy yếu và dẫn đến teo cơ,...

Thực tế nhận thấy, các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống có nét tương đồng với các bệnh lý về xương khớp khác như đứt đĩa liên sống, viêm thấp khớp, chấn thương lưng,... Do đó, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe, các biểu hiện bất thường để sớm nhận biết bệnh lý. Để xác định cụ thể bệnh lý, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể. Các triệu chứng do vôi hóa gây ra khiến người bệnh đau nhức, khó khăn trong vận động, làm việc. Một số trường hợp không kịp thời điều trị, tình trạng vôi hóa diễn ra nặng nề dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là hiện tượng lắng tụ calci, khiến cột sống bị đau nhức khó chịu


Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, do tiến độ lão hóa tự nhiên của xương khớp. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng vôi hóa cột sống ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống, sinh hoạt của giới trẻ ngày càng không đều độ hoặc ảnh hưởng từ công việc, chấn thương, bệnh lý trong cơ thể,...
Tình trạng lắng đọng calci khi bị vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai xương, nằm chèn lên dây thần kinh, mô mềm, mạch máu gây ra các cơn đau nhức, khó chịu ở cột sống lưng. Cần chủ động thăm khám và điều trị khắc phục, ngăn chặn sự thoái hóa diễn ra theo chiều hướng xấu.
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh được khuyến cáo điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp hơn, giúp bệnh sớm cải thiện. Trong đó, vai trò của chế độ dinh dưỡng không thể bàn cãi. Người biết xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có khả năng điều trị và ức chế quá trình vôi hóa hiệu quả hơn.
Không chỉ giúp bệnh được kiểm soát tốt, việc xây dựng chế độ sống lành mạnh còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là hỗ trợ phòng chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng vôi hóa, giúp cơ thể tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực cho cột sống lưng,...
Nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị vôi hóa cột sống

Vậy, bị vôi hóa cột sống nên ăn gì và nguyên tắc dinh dưỡng như thế nào? Trước hết, bạn cần nắm rõ nguyên tắc ăn uống cho người bị vôi hóa cột sống như sau:

  • Đảm bảo ăn đủ chất, không ăn quá nhiều, không ăn quá ít. Việc dung nạp thực phẩm cho cơ thể cần căn nhắc, điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp và cân đối.
  • Ưu tiên bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị bệnh, đồng thời cắt giảm các mối nguy hại từ thực phẩm không phù hợp.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn ít nhưng ăn đủ dinh dưỡng trong ngày giúp cơ thể bạn hấp thu tốt hơn. Không chỉ tốt cho xương khớp, việc này còn giúp hệ tiêu hóa giảm tải áp lực, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng nuôi cơ thể.
  • Ăn chín, uống sôi là một trong những nguyên tắc bạn cần lưu ý. Những món tái sống có nguy cơ tăng khả năng nhiễm khuẩn cho cơ thể, bạn nên thay bằng các món đã được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là nền tảng vững chắc cho quá trình điều trị. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm tốt, giúp việc điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả hơn.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Như trên đã đề cập đến nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh, vậy khi bị vôi hóa cột sống nên ăn gì? Các chuyên gia trong lĩnh vực này chỉ ra các nhóm thực phẩm người bệnh cần cung cấp để hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị vôi hóa cột sống như sau:

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Quá trình tổng hợp canxi không thể thiếu vitamin D. Đây là dưỡng chất thiết yếu giúp người bệnh cải thiện tình trạng vôi hóa cột sống, tăng cường khả năng chữa lành tổn thương cột sống lưng do tác động vôi hóa. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D với lượng vừa đủ giúp cột sống khỏe mạnh hơn, đồng thời còn hỗ trợ giảm đau nhức.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Thực phẩm chứa vitamin D giúp quá trình tổng hợp canxi cho xương khớp diễn ra hiệu quả hơn

Các loại như các mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, sữa hạt, tôm, nước cam, các loại nấm,... chứa hàm lượng vitamin D tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm từ 6 - 7 giờ hàng ngày.

Ăn thực phẩm chứa canxi

Canxi là dưỡng chất thiết yếu của hệ xương khớp, giúp hình thành và phát triển xương. Nhiều trường hợp ăn uống thiếu canxi gặp phải các bệnh lý về xương khớp sớm, trong đó có bệnh vôi hóa cột sống. Chính vì thế, để việc điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần bổ sung cho cơ thể các thực phẩm nhiều canxi.
Dưỡng chất này có trong nhiều loại thực phẩm như hải sản, các loại rau xanh đậm, sữa, các sản phẩm từ sữa,... Cung cấp lượng canxi cần thiết giúp duy trì tính ổn định cho xương, tăng sức mạnh cho cột sống, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, ngăn hiện tượng thoái hóa diễn ra sớm.

Ăn thực phẩm giàu vitamin và chất xơ

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Trong đó, các loại rau như cải xoang, rau chân vịt, bông cải xanh,... chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào, đặc biệt là vitamin A, E giúp tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, bảo vệ bao khớp và đầu xương.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin K2 có trong các loại phô mai, rau chân vịt, bông cải,... Dưỡng chất này giúp cho quá trình điều tiết canxi trong mô mềm đến xương diễn ra thuận lợi hơn.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ

Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý không nên bỏ qua các thực phẩm chứa vitamin C. Bởi, vitamin C có khả năng chống oxy hóa, ức chế quá trình lão hóa, thoái hóa cột sống diễn ra. Dưỡng chất thiết yếu này có trong các loại quả có vị chua, quả màu đỏ như ớt, cà chua, hoặc rau màu xanh đậm,...
Cung cấp cho cơ thể đa dạng vitamin, thực phẩm giàu chất xơ không chỉ tốt cho hệ xương khớp mà còn tăng cường đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Bổ sung đầy đủ, hợp lý kết hợp với nhiều dưỡng chất khác giúp hỗ trợ cải thiện quá trình điều trị vôi hóa cột sống.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Dưỡng chất này mang lại nhiều lợi ích như phòng chống ung thư, tăng cường thị lực, giúp não bộ phát triển ổn định, ngăn tình trạng đông máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, cải thiện các vấn đề về thần kinh, bệnh liên quan đến hệ miễn dịch,...
Trường hợp bệnh nhân bị vôi hóa cột sống gây đau nhức, sưng, có hiện tượng viêm, tổn thương dây thần kinh nên bổ sung vào thực đơn thực phẩm giàu omega 3. Axit béo lành mạnh này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị, góp phần ngăn ngừa và làm giảm các phản ứng viêm, ngăn tình trạng đau đớn trở nên nặng nề.
Không những thế, omega 3 còn có tác dụng như một chất chống lão hóa, làm chậm quá trình vôi hóa cột sống và ngăn tình trạng thoái hóa diễn ra quá nhanh chóng. Nhờ đó, quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn, giảm các triệu chứng khó chịu cho cơ thể do quá trình lắng tụ calci gây ra.
Thực phẩm chứa omega 3 rất đa dạng. Trong đó, dưỡng chất có nhiều trong các loại cá biển như cá mòi, có thu, cá hồi, cá cơm,.. các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, đậu nành,..., có trong hàu, hạt óc chó,...

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tác dụng cải thiện sức khỏe, duy trì và phát triển chức năng của các mô. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp tăng cường phản ứng sinh hóa, thúc đẩy chuyển hóa và vận chuyển dưỡng chất đi nuôi cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Bổ sung các nguồn protein tốt cho cơ thể

Không những thế, protein còn đảm nhiệm vai trò cung cấp năng lượng, giúp tạo ra kháng thể globulin cho hệ miễn dịch, phòng nguy cơ nhiễm trùng, chống viêm. Do đó, người bị vôi hóa cột sống nên bổ sung thực phẩm chứa dưỡng chất này. Không chỉ tốt cho quá trình điều trị, protein còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng hiệu quả tái tạo tế bào.
Tham khảo các thực phẩm chứa hàm lượng protein lành mạnh và dồi dào như bông cải xanh, yến mạch, ức gà, phô mai, sữa chua, trứng, một số loại hạt như hạt diêm mạch, hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, các loại thịt như thịt bò nạc,...

Bổ sung collagen từ thực phẩm

Nhắc đến collagen, chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến tác dụng chống lão hóa. Ngoài ra, dưỡng chất này còn tốt cho hệ xương khớp, giúp tăng cường tái tạo tế bào xương, sụn, cột sống bị tổn thương. Bên cạnh đó còn giúp chữa lành, giảm áp lực lên các dây thần kinh xung quanh.
Chính vì thế, khi bị vôi hóa cột sống, bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những món ăn chứa collagen để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Bổ sung lượng phù hợp giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa diễn ra nhanh, đồng thời còn kiểm soát sự hình thành gai xương, giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều collagen có thể kể đến như các loại cá, thịt gà, nước hầm từ xương, trái cây có vitamin C, tỏi, rau màu xanh đậm, các loại đậu hạt, cà chua,... Ngoài ra hiện nay có nhiều viên uống, dung dịch chứa collagen, bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng bổ sung trong trường hợp không nạp đầy đủ từ thực phẩm.
Trên đây là một số nhóm thực phẩm người bị vôi hóa cột sống nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Cân bằng dinh dưỡng, xây dựng thực đơn sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể, không nên ăn quá nhiều hoặc ăn không đủ chất gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Kiêng ăn gì khi bị vôi hóa cột sống để tránh biến chứng?

Bên cạnh thắc mắc: "Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì?", người bệnh cũng nên lưu ý đến nhóm thức ăn, thức uống cần kiêng trong quá trình điều trị. Việc kiêng khem hợp lý không chỉ giúp cải thiện tình trạng tổn thương xương khớp mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ điều trị vôi hóa. Dưới đây là các nhóm thực phẩm, nước uống cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn:

Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ không tốt cho tình trạng sức khỏe, nhất là khi bạn đang bị vôi hóa cột sống nói riêng và các vấn đề xương khớp nói chung khác. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên bổ sung vào thực đơn những món quá cay nóng khi đang bị vôi hóa cột sống.

Kiêng ăn gì khi bị vôi hóa cột sống để tránh biến chứng?
Kiêng ăn những món quá cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ để bảo vệ xương khớp

Bởi, thực phẩm cay nóng có khả năng kích thích làm tăng viêm nhiễm, đau nhức tại vị trí cột sống bị tổn thương. Đồng thời, nếu ăn thường xuyên những món cay nóng, dạ dày của người bệnh cũng dễ viêm nhiễm, phát sinh nhiều hệ lụy khác.
Ngoài ra, đối với các món chiên rán nhiều dầu mỡ, chúng có thể khiến bạn trở nên thừa cân, dễ béo phì nếu dung nạp vào cơ thể lượng lớn, thường xuyên. Đây được xem là yếu tố chính khiến tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, trong đó có hiện tượng thoái hóa, vôi hóa cột sống sớm.
Không những thế, nếu ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay nóng thường xuyên còn gây ra các phản ứng viêm, khiến tốc độ phá hủy xương diễn ra nhanh chóng, gây đau nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần kiêng những món cay nóng, nhiều dầu mỡ trong thời gian điều trị vôi hóa cột sống để phòng tránh biến chứng.

Tránh ăn thức ăn quá mặn

Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều muối, đồ ăn chế biến quá mặn trong thời gian điều trị vôi hóa cột sống để tránh nguy cơ lắng tụ calci diễn ra nghiêm trọng hơn. Bởi, theo một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng thoái hóa, loãng xương có liên quan đến thói quen ăn mặn của nhiều người.
Việc nạp cho cơ thể lượng muối vượt quá lượng cần thiết dễ làm xương khớp suy yếu, giảm khả năng chịu lực, đặc biệt còn tăng tốc độ lão hóa. Đồng thời, hàm lượng natri clorua trong muối còn gây đau viêm, nhức khớp trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra thói quen ăn mặn còn không tốt cho tim mạch, huyết áp, bạn cần lưu ý.

Tránh dùng nhiều đường tinh luyện, đồ ngọt

Bên cạnh hạn chế ăn thức ăn quá mặn, người bệnh nên tránh ăn nhiều đường, giảm ăn bánh kẹo ngọt để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Theo nghiên cứu cho thấy, người ăn nhiều đường tinh luyện, đồ béo, ngọt có tốc độ lão hóa cơ thể nhanh hơn những người bình thường khác.

Kiêng ăn gì khi bị vôi hóa cột sống để tránh biến chứng?
Hạn chế ăn những món ngọt, nhiều đường để giúp xương khớp phục hồi hiệu quả hơn

Cũng do tiến trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, mật độ xương trong cơ thể cũng giảm nhanh hơn, sụn khớp bị bào mòn, thoái hóa, trong đó đặc biệt là vị trí cột sống lưng. Thói quen ăn ngọt được xếp vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây bệnh vôi hóa cột sống, do đó, người bệnh cần điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Cắt giảm bớt các món ăn, thực phẩm chứa nhiều đường. Việc thay đổi thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả điều trị bệnh xương khớp, giúp giảm phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó giúp cơn đau thuyên giảm, ngừa nguy cơ thừa cân béo phì. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giảm ăn ngọt còn giúp cột sống nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung trở nên khỏe mạnh hơn.

Kiêng thức uống chứa gas, cồn

Ngoài kiêng những món ăn kể trên, người bị vôi hóa cột sống nên tránh uống rượu bia, các thức uống chứa cồn hoặc nước ngọt chứa gas để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả, an toàn hơn. Những thức uống này có thể gây kích thích, khiến cơn đau nhức trở nên nặng nề, làm tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng thức uống chứa cồn, chất kích thích lâu ngày có nguy cơ tăng tích tụ độc tố, khiến cơ thể ngày càng suy yếu, dễ phát sinh biến chứng hại sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, bạn nên kiêng những thức uống này.

Kiêng ăn gì khi bị vôi hóa cột sống để tránh biến chứng?
Kiêng đồ uống chứa cồn, chất kích thích trong quá trình điều trị vôi hóa cột sống

Thay nước uống có gas, cồn bằng nước lọc, nước ép trái cây tươi. Bổ sung cho cơ thể đủ nước mỗi ngày, kết hợp một chế độ dinh dưỡng cân đối là yếu tố then chốt giúp bạn đẩy nhanh tốc độ điều trị vôi hóa cột sống, cũng như giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, hãy lưu ý hạn chế ăn những món được chế biến sẵn, đồ đóng hộp chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Bạn nên chủ động chế biến món ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nắm rõ các gia vị nêm nếm, giảm bớt các thành phần không có lợi cho sức khỏe.

Các phương pháp chữa vôi hóa cột sống theo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, phổ biến và có thể giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo và cách thực hiện:

Hạt Đu Đủ:

  • Hạt đu đủ có chứa các chất kháng khuẩn và enzyme giúp giảm sưng viêm cột sống.
  • Thực hiện: Giã nát hạt đu đủ, đắp lên vùng tổn thương và để trong 30 phút.

Quả Nhàu:

  • Quả nhàu giảm đau, tiêu độc, và kháng viêm.
  • Thực hiện: Ngâm quả nhàu trong rượu, uống 2-3 lần mỗi ngày.

Rượu Hạt Gấc:

  • Rượu hạt gấc có tính ôn, giúp máu lưu thông và giảm đau.
  • Thực hiện: Thoa rượu hạt gấc lên vùng tổn thương mỗi ngày.

Cây Xương Rồng:

  • Cây xương rồng chứa flavonoids và acid citric giúp giảm đau và chống viêm.
  • Thực hiện: Chườm lá cây xương rồng lên vùng đau mỗi ngày.

Lưu ý Khi Chữa Vôi Hóa Cột Sống Theo Dân Gian:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Mẹo dành cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
  • Không kết hợp với thuốc Tây y mà không thăm khám bác sĩ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giãn cơ.
  • Vật lý trị liệu như châm cứu, vận động, và Yoga có thể hỗ trợ.

Dùng Thuốc Nam:

  • Dây đau xương, ngải cứu, lá lốt là các cây thuốc Nam thường được sử dụng.
  • Bài thuốc Đông y có thể cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khi Nào Gặp Bác Sĩ:

  • Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Gặp tác dụng phụ từ biện pháp tự nhiên hoặc thuốc Tây y.
  • Không có cải thiện sau thời gian dài điều trị.

Các thuốc được chỉ định thường là dạng giảm đau, ức chế chèn ép thần kinh, tăng trưởng sụn khớp,… Dưới đây là một số viên uống, thuốc chữa vôi hóa cột sống được nhiều người tin dùng hiện nay:

  • Chondroitin ZS: Giảm đau và tái tạo sụn khớp. Dùng cho vôi hóa cột sống, thoái hóa khớp. Liều dùng: 2 viên, 3 lần/ngày sau ăn. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Giá: 1.600.000đ/hộp.
  • Diclofenac: Kháng viêm không steroid. Cải thiện triệu chứng xương khớp mãn tính. Liều dùng: 75mg – 150mg/ngày, chia 2 – 3 lần. Giá: 28.000đ/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg.
  • Brexin:  Kháng viêm Piroxicam. Hỗ trợ xương khớp và giảm đau, sưng. Liều dùng: Theo hướng dẫn bác sĩ, không quá 20mg/ngày. Giá: 182.000đ/hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 20mg.
  • Bi – Jcare: Chứa thành phần Glucosamine HCL, MSM, Collagen type 2 giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp. Liều dùng: 2 viên/ngày sau ăn. Giá: 1.400.000đ – 1.500.000đ/hộp.
  • Glucosamine HCL Kirkland: Giảm đau, tê bì, sưng viêm. Liều dùng: 1 – 2 viên/ngày sau bữa ăn. Giá: 600.000đ – 800.000đ/hộp.
  • Jex Max: Giảm đau xương khớp, linh hoạt sụn. Liều dùng: 2 viên/ngày sau ăn sáng và tối. Giá: 175.000đ/hộp 15 viên và 335.000đ/hộp 30 viên.
  • Orihiro Squelene: Gồm Sụn cá mập, Chondroitin Sulfat, Omega 3, canxi. Giảm đau, tê bì, giảm viêm. Liều dùng: 6 viên/ngày, chia thành 2 lần. Giá: 600.000đ/hộp 360 viên và 800.000đ/hộp 900 viên.
  • Xương Khớp MH: Thảo dược giúp phục hồi tổn thương, giảm đau. Tăng cường lưu thông máu, kích thích tái tạo tế bào. Liều dùng: Theo hướng dẫn. Giá tham khảo: 650.000đ hộp.
  • QP Kowa: Giảm triệu chứng đau mỏi và tái tạo sụn khớp. Liều dùng: 2 viên/ngày, sau ăn. Không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai. Giá: 500.000đ – 1.000.000đ/hộp.
  • Morphin: Giảm đau nhanh chóng, chỉ định cho bệnh trung bình đến nặng. Kết hợp linh hoạt với các loại thuốc khác. Chống chỉ định cho suy hô hấp, trẻ dưới 30 tháng, người nghiện rượu, tim, não bộ, chấn thương nặng.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: "Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì?". Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...