Cách Chữa Nội Tiết Tố Nữ
Nội tiết tố nữ có thể cải thiện thông qua nhiều biện pháp tại nhà, bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Chế độ dinh dưỡng:
Nên ăn:
- Chất béo lành mạnh: Dầu oliu, hạt óc chó, hạnh nhân, cá hồi, sáp ong, quả bơ,...
- Vitamin D: Sữa, trứng, nấm, hải sản,...
- Thực phẩm chống viêm: Rau cải xanh, gừng, nghệ, hạt lanh, cá hồi, mâm xôi, lựu,...
- Rau củ quả: Cung cấp khoáng chất, vitamin, chất chống viêm.
- Các loại hạt: Hạt lanh, hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, quina,...
- Uống trà xanh: Chậm quá trình oxy hóa, kiểm soát đường huyết.
Nên kiêng:
- Đồ ăn nhiều tinh bột, đường.
- Chất kích thích: Caffeine, nicotine.
- Đồ ăn dầu mỡ.
Sinh hoạt và tập luyện:
Tập thể dục:
- Đều đặn giúp duy trì cân nặng, cân bằng hormone.
- Kích thích sản sinh endorphin, giảm stress.
Duy trì giấc ngủ chất lượng:
- Ngủ đủ giấc giảm stress, cân bằng hormone.
- Đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm và có giấc ngủ trưa 30 phút.
Duy trì tâm lý tích cực:
- Đối mặt với stress, tâm trạng không ổn định thông qua yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách.
Cách chữa bằng thuốc:
Tây y:
- Sử dụng thuốc tránh thai, kích thích rụng trứng, điều trị PCOS, hormone thay thế, kháng androgen, chống loạn kinh nguyệt.
Cây thuốc Nam:
- Cây trinh nữ, nữ lang, sâm tố nữ, củ mài đắng.
Thuốc Đông y:
- Sử dụng bài thuốc chứa hoàng kỳ, đẳng sâm, sơn thù du, cam thảo, dạ giao đằng, kỷ tử, cúc hoa, hoài sơn, sinh địa, bạch linh, trạch tả, bá tử nhân, hạ khô thảo, xuyên ngưu tất,...
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nội tiết tố nữ gồm 2 yếu tố chính là estrogen và progesterone, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe, sinh lý và cả nhan sắc của người phụ nữ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do có thể gây ra tình trạng rối loạn, sụt giảm nội tiết. Nếu thực hiện sớm những cách chữa nội tiết tố nữ mất cân bằng, các chị em có thể đảm bảo sức khỏe ổn định, sinh lý tốt, hạn chế được nhiều bệnh phụ khoa.
Tổng quan bệnh nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ hay cũng có thể gọi bằng Estrogen, là một loại nội tiết tổng hợp từ Estriol, Estradiol, Estron, là một hormone sinh dục được sản sinh bởi buồng trứng. Yếu tố này có tính quyết định rất lớn tới ngoại hình của mọi người phụ nữ, bao gồm làn da trắng mịn, ngực nở, vòng eo thon gọn, giọng nói êm dịu cũng như nét tính cách đặc trưng. Đồng thời, nội tiết tố nữ cũng là yếu tố liên quan trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt, giúp chị em có thể mang thai và sinh con.
Theo đó, Estrogen được gọi là cân bằng khi nằm trong mức 100mp/ml - 400mp/ml. Khi này, chị em sẽ luôn có vóc dáng cuốn hút, làn da sáng, đẹp, khả năng sinh lý và mang thai đều rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu gặp phải các yếu tố tác động mạnh mẽ, nội tiết tố có thể bị rối loạn.
Mất cân bằng nội tiết tố chính là biểu thị lượng Estrogen trong cơ thể bị quá ít hoặc quá nhiều so với mức cần thiết, dễ gây ra nhiều bệnh lý, làm suy giảm khả năng có thai cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt chăn gối.
Cụ thể công dụng của Estrogen đối với nữ giới là:
- Có tác dụng tham gia vào quá trình tạo ra tử cung, âm đạo, cơ quan sinh dục, buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen đầy đủ sẽ giúp nữ giới có ham muốn quan hệ vợ chồng, âm đạo luôn được duy trì độ ẩm thích hợp, đặc biệt khi quan hệ tình dục.
- Nội tiết tố nữ còn giúp chị em tăng cường bảo vệ sức khỏe cho hệ tim mạch, duy trì tuổi xuân, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, tổn thương xương khớp. Bên cạnh đó, trí nhớ sẽ luôn được duy trì tốt, tinh thần thoải mái, giấc ngủ điều độ.
- Duy trì vóc dáng quyến rõ, eo nhỏ gọn, ngực nở đẹp, lông chân và lông tay ít, nhỏ, làn da luôn có sự căng mịn, sáng hồng, ít các đốm nâu, tàn nhang, mái tóc và móng tay cũng rất chắc khỏe.
Nếu nội tiết tố bị rối loạn, chị em sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sinh lý và cả sắc đẹp, cơ thể có nhiều thay đổi rất nhanh chóng và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Estrogen có thể bị rối loạn bởi nhiều yếu tố tác động, từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất phải kể tới gồm:
- Tuổi tác: Nữ giới khi bước vào độ tuổi từ ngoài 30 trở ra sẽ bắt đầu có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, mất cân bằng hormone bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Lúc này, lượng Estrogen sẽ không còn duy trì ổn định, dễ chịu các tác động tiêu cực gây ra sự rối loạn.
- Cơ thể nhiễm hóa chất độc hại: Có thể bạn chưa biết, những chị em sống hoặc làm việc ở những môi trường có nhiều chất độc hại, không sử dụng đồ bảo hộ sẽ dễ bị hóa chất gây tác động rất nghiêm trọng tới Estrogen. Nội tiết tố mất cân bằng và xảy ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số chất độc hại có thể kể tới như: Phân bón hóa học các loại, thuốc trừ sâu, các hóa chất bảo quản,...
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai được sử dụng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên lạm dụng thuốc lại là nguyên do gây mất cân bằng nội tiết tố nữ. Hormone sẽ bị rối loạn, cản trở quá trình sản sinh và cân bằng, gây sụt giảm lượng lớn hormone cần thiết ở nữ giới.
- Áp lực stress: Tinh thần luôn mệt mỏi, căng thẳng, chịu nhiều áp lực stress sẽ khiến lượng hormone trong cơ thể dao động, làm mất sự cân bằng và gây ra các triệu chứng rối loạn rất dễ nhận biết. Các chuyên gia cũng cho biết, nữ giới mắc bệnh trầm cảm là nhóm đối tượng có tỉ lệ rối loạn nội tiết rất cao.
- Mang thai và sau khi sinh con: Nữ giới khi mang thai và sinh con cũng bị mất cân bằng nội tiết tố, hormone sẽ có thời điểm tăng cao nhưng lại có lúc tụt giảm mạnh. Nguyên do sâu xa là bởi Estrogen sẽ tăng cao nhằm tăng cường cơ chế bảo vệ cho sự phát triển của bào thai và sẽ sụt giảm sau khi chị em sinh con để các hormone sản sinh sữa thế chỗ.
- Chế độ ăn uống quá ít chất béo: Những người ăn uống quá kiêng khem đều dễ bị rối loạn nội tiết tố nữ. Theo các nghiên cứu đưa ra, khi cơ thể của bạn có lượng chất béo nạp vào chưa đạt 22% trở lên, buồng trứng sẽ giảm khả năng sản sinh nội tiết tố, từ đó dẫn tới thiếu hụt trầm trọng, làm nữ giới đến thời kỳ mãn kinh sớm hơn so với quy luật tự nhiên.
Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ có rất nhiều biểu hiện, chị em có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của mất cân bằng nội tiết tố nữ. Các chị em sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt không còn đều, thời gian giữa các tháng chênh lệch rõ rệt. Có tháng kinh nguyệt tới sớm, nhưng có tháng vượt quá 35 ngày vẫn chưa có dấu hiệu. Ngoài ra, máu kinh cũng nhiều ít thất thường, màu kinh thay đổi và hay có hiện tượng rong kinh.
- Dễ viêm nhiễm phụ khoa: Biểu hiện thứ hai gặp phải ở hầu hết chịu em khi Estrogen mất cân bằng đó là bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất dễ xảy ra. Các chị em có thể bị viêm vùng kín do pH mất cân bằng, dịch âm đạo không đủ tiết, nhiều vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập tấn công gây bệnh. Hơn nữa, các bệnh lý này lại khá dễ dàng tái phát dù đã dùng nhiều biện pháp điều trị và luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Đau rát, không còn nhiều ham muốn quan hệ tình dục: Như chia sẻ ban đầu, nội tiết tố nữ có liên quan mật thiết tới sức khỏe sinh lý nữ, duy trì ham muốn tình dục và giúp cho các cuộc “yêu” diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nếu Estrogen mất cân bằng, chị em sẽ bị khô hạn vùng kín, có cảm giác đau rát khó chịu mỗi lần quan hệ vì dịch nhờn không sản sinh đủ. Hơn nữa, ham muốn tình dục cũng giảm đi rõ rệt, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng và làm chị em có tâm lý mệt mỏi, chán nản.
- Tâm trạng dễ cáu gắt: Không thể phủ nhận rằng, nữ giới khi bị rối loạn Estrogen thường mang tâm trạng dễ cáu gắt, bực bội, nổi giận vô cớ, ngoài ra còn có cảm giác lo lắng mặc cảm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của chị em, tác động tới cả công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Ngoại hình thay đổi theo hướng xấu: Nếu ở trạng thái cân bằng nội tiết, chị em sẽ luôn có thân hình tươi trẻ, rạng rỡ, duy trì được vẻ đẹp thanh xuân lâu dài. Tuy nhiên, khi Estrogen không còn ổn định, làn da và cả vóc dáng đều có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, da bị sạm đen, ngày càng có nhiều nám và tàn nhang, dễ nổi mụn và xuất hiện các nếp nhăn. Vóc dáng mất đi sự thon gọn, mông và ngực chảy xệ, làn da kém săn chắc, không có sự đàn hồi.
- Sức khỏe tổng thể yếu đi: Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng tác động rất nhiều tới sức khỏe tổng thể của người phụ nữ. Khi này, bệnh nhân sẽ dễ bị mất ngủ về đêm, đổ mồ hôi, bốc hỏa, có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về tim mạch. Cơ thể thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, sức lực giảm sút, các cơn đau đầu xuất hiện khá thường xuyên và có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
Mẹo chữa nội tiết tố nữ tại nhà
Nội tiết tố nữ có thể cải thiện bằng khá nhiều mẹo tại nhà, bao gồm thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Chế độ dinh dưỡng
Các bữa ăn hàng ngày có thể hỗ trợ cơ thể cân bằng nội tiết tố nữ, tăng cường sản sinh các hormone cần thiết, giảm triệu chứng do rối loạn nội tiết gây ra khi dùng thực phẩm đúng cách. Nữ giới nên kiêng cũng như thường xuyên dùng các nhóm dinh dưỡng sau đây.
Nên ăn:
- Chất béo lành mạnh: Hỗ trợ sản xuất thêm hormone và duy trì các chức năng hoạt động của cơ thể. Kiểm soát đường huyết, giảm viêm nhiễm, bảo vệ tế bào khỏi yếu tố gây hại và duy trì sức khỏe làn da. Nên ăn nhiều dầu oliu, hạt óc chó, hạnh nhân, cá hồi, sáp ong, quả bơ,...
- Vitamin D: Bổ sung các thực phẩm như sữa, trứng, nấm, hải sản các loại,... là cách hữu ích để bổ sung vitamin D. Dưỡng chất này giúp cơ thể nữ giới tăng cường sức khỏe tim mạch và xương khớp, giảm các biểu hiện thường gặp do nội tiết mất cân bằng gây ra.
- Thực phẩm chống viêm: Thường chứa các thành phần gồm flavonoid, anthocyanin, vitamin C, K cùng nhiều khoáng chất khác. Qua đó giúp giảm viêm nhiễm do rối loạn nội tiết và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cân bằng hormone. Nên ăn nhiều rau cải xanh, gừng, nghệ, hạt lanh, cá hồi, mâm xôi, lựu,...
- Rau củ quả: Ăn nhiều rau củ sẽ cung cấp khoáng chất, vitamin và chất chống viêm, từ đó hỗ trợ sức khỏe nội tiết và giảm triệu chứng của rối loạn nội tiết tố. Đồng thời, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
- Các loại hạt: Có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng các chất giúp hỗ trợ ổn định nội tiết tố nữ, bảo vệ sức khỏe tim mạch, xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch. Hãy bổ sung các loại hạt như: Hạt lanh, hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, quina,...
- Uống trà xanh: Thức uống này có chứa nhiều polyphenol, catechins, L-Theanine giúp làm chậm quá trình oxy hóa, kiểm soát đường huyết và cân nặng, loại bỏ độc tố, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Nên kiêng:
- Đồ ăn nhiều tinh bột, đường: Bao gồm kẹo, bánh quy, chè, kem, các loại mì trắng, bánh mì,... Các đồ ăn này cung cấp năng lượng cao và ít chất dinh dưỡng, dễ làm insulin tăng đột ngột, tăng huyết áp và cholesterol xấu. Vi sinh vật đường ruột bị rối loạn làm giảm khả năng sản sinh hormone. Từ đó nội tiết càng mất cân bằng và có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch lớn hơn.
- Chất kích thích: Caffeine, nicotine và các chất kích thích khác dễ làm rối loạn hormone, tăng cường cảm giác căng thẳng và lo âu. Người dùng bị gián đoạn giấc ngủ và trực tiếp cản trở hoạt động sản sinh nội tiết tại buồng trứng.
- Đồ ăn dầu mỡ: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thường dễ dẫn đến tăng cân, ảnh hưởng đến cân bằng đường huyết và hormone. Ngoài ra các thực phẩm này còn tăng cholesterol và áp lực máu, gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sinh hoạt và tập luyện
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, nữ giới hãy tích cực tập luyện thể dục, điều chỉnh các thói quen ngủ nghỉ chưa hợp lý và ổn định tâm trạng.
Tập thể dục:
Các chữa nội tiết tố nữ rối loạn bằng tập thể dục là giải pháp hiệu quả, an toàn và có tác dụng đối với cả sức khỏe tổng thể. Hoạt động thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn tác động tới quá trình sản xuất và cân bằng hormone trong cơ thể.
Thể dục kích thích sản sinh endorphin, hormone hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và giảm các vấn đề stress, trầm cảm. Đồng thời có thể tăng độ nhạy insulin, duy trì cân bằng đường huyết. Estrogen và progesterone được sản sinh nhiều hơn, chất lượng giấc ngủ tốt và đẩy lùi các dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Duy trì giấc ngủ chất lượng:
Ngủ đủ giấc giúp giảm stress và căng thẳng, cân bằng hormone estrogen và progesterone, giảm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề liên quan đến hormone sinh dục. Đồng thời, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ còn có thể cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tinh thần, cũng như ổn định độ nhạy insulin cho cơ thể.
Vì vậy, nữ giới cần đảm bảo ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi đêm và nên có giấc ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
Duy trì tâm lý mỗi ngày vui vẻ, thoải mái:
Để cải thiện nội tiết tố nữ, cần chú ý tới vấn đề duy trì trạng thái tâm lý. Stress và tâm trạng không ổn định có thể tạo ra rối loạn trong hormone, ngày càng khiến nội tiết mất cân bằng nghiêm trọng hơn và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Theo đó, có thể thực hiện tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh, tâm sự cùng người thân để giải tỏa các áp lực, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực.
Cách chữa nội tiết tố nữ rối loạn trong Tây y
Với Tây y, việc điều chỉnh nội tiết tố nữ thường sẽ kết hợp khá nhiều loại thuốc. Khi sử dụng những thuốc này, cần đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ để có kết quả tốt và an toàn với cơ thể.
Những thuốc trị nội tiết thường dùng gồm có:
- Thuốc tránh thai: Là một phương pháp phổ biến để kiểm soát nội tiết tố ở phụ nữ. Thuốc thường chứa hormone như estrogen, progestin để ức chế quá trình rụng trứng và thay đổi niêm mạc tử cung, kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
- Thuốc kích thích rụng trứng: Đối với những phụ nữ gặp khó khăn trong quá trình rụng trứng, các loại thuốc kích thích clomiphene rất cần thiết để cải thiện tình trạng và tăng khả năng mang thai.
- Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Metformin được sử dụng để cải thiện đường huyết và giảm các triệu chứng của PCOS, từ đó điều chỉnh đường huyết cùng chỉ số insulin.
- Thuốc hormone thay thế: Trong trường hợp phụ nữ mãn kinh, hormone thay thế như estrogen và progestin có thể được kê đơn để giảm các triệu chứng thường gặp và hỗ trợ ổn định nội tiết tố nữ.
- Thuốc kháng androgen: Với bệnh nhân tăng sản xuất androgen, spironolactone sẽ giúp giảm sản xuất dầu nhờn và kiểm soát tình trạng da.
- Thuốc chống loạn kinh nguyệt: Nếu người bệnh bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, medroxyprogesterone sẽ được chỉ định sử dụng để điều chỉnh chu kỳ hiệu quả hơn.
Khi sử dụng cách chữa nội tiết tố nữ từ Tây y, nếu nhận thấy các bất thường sau khi dùng thuốc, cần phải thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý. Tránh chủ quan sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Cây thuốc Nam
Từ lâu đã có rất nhiều cây thuốc Nam được nữ giới sử dụng để điều chỉnh nội tiết tố, ổn định các hormone và duy trì sức khỏe sinh lý. Nổi bật trong số đó gồm có:
Cây trinh nữ
Cây trinh nữ được biết đến với khả năng tăng cường nội tiết tố nữ một cách tự nhiên. Các hợp chất trong cây như vitexin và agnuside có thể kích thích sự sản sinh và cân bằng estrogen, progesterone. Thuốc làm dịu các triệu chứng thường gặp khi nội tiết mất cân bằng, cải thiện sinh lý và giảm stress, căng thẳng khá tốt. Các dấu hiệu sạm da, rụng tóc, tâm trạng buồn bực khó chịu đều dịu đi đáng kể.
Cách sử dụng: Nấu nước trinh nữ hoàng cung uống đều đặn mỗi ngày cho tới khi nội tiết đã ổn định.
Cây nữ lang
Các nghiên cứu cho thấy rằng, cây nữ lang chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm các loại saponin, flavonoid và alkaloid, giúp ổn định nội tiết tố. Thuốc sẽ nhanh chóng kích thích cơ thể sản xuất và cân bằng hormone estrogen, progesterone. Bên cạnh đó, nữ lang còn có tác dụng giảm căng thẳng và stress, giúp tinh thần người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách dùng: Rửa sạch cây nữ lang, cắt thành các khúc ngắn rồi đem nấu cùng lượng nước vừa đủ để uống thay cho trà.
Sâm tố nữ
Sâm tố nữ chứa nhiều miroestrol, deoxymiroestrol, cho tác dụng hỗ trợ cơ thể sản sinh thêm nhiều estrogen và progesterone. Các dấu hiệu thường gặp do rối loạn nội tiết như sạm da, khô da, sinh lý suy giảm, xương khớp đau nhức, mất ngủ,... đều có thể thuyên giảm tốt khi sử dụng cây thuốc Nam này.
Cách dùng: Mỗi ngày bệnh nhân sắc sâm tố nữ để uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
Củ mài đắng
Củ mài đắng có chứa nhiều acid gymnemic, saponins, alkaloids và flavonoids. Qua đó có thể ổn định cường độ đường huyết, hỗ trợ tuyến tụy, tham gia vào quá trình kiểm soát cân bằng hormone estrogen và progesterone. Đồng thời thuốc còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương nâng cao sức khỏe tổng thể.
Cách dùng: Rửa sạch củ mài, thái thành các lát mỏng và đem sắc thuốc để uống hàng ngày.
Thuốc Đông y
Với những người bị mất cân bằng nội tiết có nhu cầu dùng thuốc Đông y, cần lưu ý rằng thuốc phải dùng kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để thấy được hiệu quả. Bởi đây là các dược liệu tự nhiên, tác động từ từ tới cơ thể. Nhưng có tính an toàn rất cao, lành tính, thích hợp với nhiều cơ địa khác nhau.
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Hoàng kỳ, đẳng sâm, sơn thù du, đương quy, a giao, bạch truật, chế hương phụ, cam thảo.
- Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc với 800ml nước đến khi cạn còn 250ml. Nước thuốc uống lúc còn ấm để hấp thụ tối đa vào cơ thể.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Dạ giao đằng, kỷ tử, cúc hoa, hoài sơn, sinh địa, bạch linh, bạch thược, sơn thù, táo nhân, trạch tả, bá tử nhân, hạ khô thảo.
- Cách dùng: Dùng 5 bát nước để sắc thuốc, lấy về 1 bát con và uống thành 3 bữa nhỏ trong ngày.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Cam thảo, sơn tra, sinh địa, chỉ xác, đương quy, bạch linh, xuyên khung, hoàng kỳ, sài hồ, trần bì, hồng hoa, xích thược.
- Cách dùng: Bệnh nhân dùng 1 thang thuốc sắc với lượng nước vừa đủ. Nước thuốc uống hết trong ngày, tránh để qua đêm sẽ dễ làm giảm dược tính.
Bài thuốc số 4:
- Dược liệu: Xuyên ngưu tất, chỉ xác, hoàng kỳ, trần bì, hồng hoa, trúc nhự, sài hồ, cam thảo, sinh địa, xuyên khung, đương quy.
- Cách dùng: Sắc thuốc bằng 1 lít nước, đến khi sôi cạn còn 300ml sẽ dừng lại và chia thuốc làm 3 lần uống.
Danh sách 9 viên uống nội tiết tố nữ chất lượng nhất:
- Angela Gold:
- Thành phần: Lepidium Meyenii, polypodium leucotomos, black cohosh, chiết xuất Ginkgo Biloba, chiết xuất Damiana, chiết xuất Dong Quai,...
- Công dụng: Cân bằng nội tiết tố, giảm triệu chứng tiền mãn kinh, chống lão hóa, giảm khô hạn, hỗ trợ cơ thể dung nạp canxi.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, chị em gặp vấn đề về sinh sản do rối loạn nội tiết tố.
- Dim For Her Olym:
- Thành phần: DIM (diindolylmethane), bioperine cùng tá dược khác.
- Công dụng: Cân bằng nội tiết tố, duy trì chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị ung thư vú, cổ tử cung, giảm cân, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Đối tượng sử dụng: Chị em rối loạn nội tiết tố, mắc bệnh u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
- Nature's Way Evening Primrose Oil:
- Thành phần: Dầu hoa anh thảo, acid gamma linolenic - GLA và các tá dược khác.
- Công dụng: Bổ sung chất cần thiết, cân bằng nội tiết tố, giảm triệu chứng tiền mãn kinh, cải thiện sức khỏe da và các vấn đề về xương khớp.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, người muốn tăng cường sức khỏe.
- Healthy Care Super Lecithin:
- Thành phần: Lecithin, gelatin, dầu đậu nành, glycerol, nước tinh khiết,...
- Công dụng: Cải thiện rối loạn nội tiết tố, giảm triệu chứng mãn kinh, làm chậm lão hóa, bổ sung dưỡng chất cho tim mạch.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ sau 30 tuổi, chị em có vấn đề da, người tiền mãn kinh.
- Blackmores Evening Primrose Oil:
- Thành phần: Tinh dầu anh thảo, gamma-linolenic, D-alpha-tocopherol.
- Công dụng: Hỗ trợ cân bằng hormone, giảm triệu chứng mãn kinh, chống viêm, giảm đau, bảo vệ da.
- Đối tượng sử dụng: Chị em trước kỳ kinh, chuẩn bị mãn kinh.
- Nat&Form Huile D’Onagre:
- Thành phần: Dầu hạt anh thảo, vitamin E và tá dược khác.
- Công dụng: Giảm mệt mỏi, cân bằng nội tiết tố, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, chị em đang rối loạn kinh nguyệt.
- Sắc Ngọc Khang:
- Thành phần: Cao khô ích mẫu, cao khô ngưu tất, cao khô đương quy, vi tảo lục Nhật Bản, dầu gấc, tinh chất mầm đậu tương,...
- Công dụng: Cải thiện tình trạng da, cân bằng nội tiết tố, giảm triệu chứng mãn kinh.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ mãn kinh, đang có vấn đề về da.
- Bảo Xuân:
- Thành phần: Tinh chất mầm đậu nành, collagen tự nhiên từ cá biển sâu, vitamin E, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa, nhân sâm, lô hội,...
- Công dụng: Cải thiện triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố, giảm lão hóa, hỗ trợ chu kỳ mãn kinh.
- Đối tượng sử dụng: Phụ nữ ngoài 30 tuổi, chị em có dấu hiệu lão hóa.
- Hoa Thiên:
- Thành phần: Tinh chất mầm đậu tương, collagen, lô hội, vitamin E, vitamin C,...
- Công dụng: Bổ sung estrogen thực vật, cải thiện nội tiết tố, giảm triệu chứng tiền mãn kinh.
- Đối tượng sử dụng: Chị em rối loạn nội tiết tố, có triệu chứng mãn kinh.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Dùng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
- Ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.
Nên Ăn
- Đậu nành: Chứa isoflavones, giúp tăng cường sản xuất estrogen và giảm dấu hiệu tiền mãn kinh.
- Rau màu xanh đậm: Chứa DIM trong bông cải xanh giúp làm sạch estrogen độc hại, ổn định nội tiết tố.
- Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích có omega 3 và vitamin D, giúp duy trì cân bằng nội tiết tố.
- Đậu xanh: Tăng cường chất xơ, phytoestrogen, magie, canxi, giúp nâng cao estrogen.
- Tỏi: Isoflavone trong tỏi cải thiện nội tiết tố, giảm cholesterol xấu.
- Hoa quả: Bơ, táo, quả đào, quả mọng giúp ổn định nội tiết tố và chống oxy hóa.
- Hạt lanh, hạt mè, hạnh nhân: Chứa nhiều vitamin B6, E, kẽm, phytoestrogen, giúp nâng cao estrogen.
- Dầu oliu: Hỗ trợ ổn định nội tiết tố và ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực từ thiếu hormone.
Kiêng Ăn:
- Thịt đỏ:Có thể gây chênh lệch hormone, hạn chế sử dụng để tránh mất cân bằng nội tiết.
- Đồ ăn dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm rối loạn nội tiết tố, hạn chế tiêu thụ.
Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các loại thực phẩm và lời khuyên về chế độ ăn, giúp người đọc xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ.
Hy vọng rằng, qua đây bạn đọc đã có được những thông tin quan trọng về cách chữa nội tiết tố nữ mất cân bằng. Tuy vậy, không nên tự áp dụng những phương pháp này khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Hãy tới bệnh viện thăm khám để được tư vấn chuyên khoa chi tiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!