Cách Chữa Sỏi Niệu Đạo
Các mẹo chữa sỏi niệu đạo tại nhà như sau:
Uống Nước:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp sỏi di chuyển và ngăn chặn sự hình thành sỏi.
- Nước lọc, nước ép cam, quýt, bưởi đều tốt cho sức khỏe.
Hạn Chế Oxalat:
- Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat, để ngăn chặn sự hình thành sỏi.
Ăn Thực Phẩm Có Axit Citric:
- Ăn thực phẩm có axit citric như trái cây họ cam quýt để giúp làm tan sỏi thận.
Thăm Bác Sĩ Khi Cần:
- Thăm bác sĩ khi có các triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu, màu nước tiểu lạ.
Điều Trị Theo Phương Pháp Tây Y:
- Sử dụng thuốc nếu sỏi nhỏ và không gặp nhiều biến chứng.
- Các loại thuốc phụ thuộc vào thành phần của sỏi (cystin, acid uric, canxi, struvite).
Điều Trị Ngoại Khoa:
- Tán sỏi ngoài cơ thể hoặc qua da bằng sóng xung kích, laser.
- Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi trực tiếp cho sỏi lớn và khó tiếp cận.
Lưu Ý Khi Điều Trị:
- Liên hệ bác sĩ nếu có phản ứng bất thường.
- Hạn chế vận động mạnh khi còn sonde JJ.
- Tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình điều trị.
Bài Thuốc Đông Y:
- Sử dụng các bài thuốc chứa các thành phần tự nhiên như kim tiền thảo, biển súc, hương nhu trắng.
- Bài Thuốc Nam:
- Sử dụng rau diếp cá, sài đất, cỏ tranh, hoàng bá và bán biên liên.
- Kết hợp các thành phần để có hiệu quả tốt hơn.
Chế Độ Ăn Uống và Sinh Hoạt Lành Mạnh:
- Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị.
Kiểm Tra Định Kỳ:
- Thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra kết quả điều trị và thay đổi lối sống.
Cảnh Báo Phản Ứng Bất Thường:
- Liên hệ bác sĩ nếu có phản ứng nghiêm trọng như đau nhiều hơn, nước tiểu có màu máu, sốt.
Bài viết giới thiệu cả phương pháp chữa trị theo hướng Đông Y và phương pháp phương Tây, cung cấp các mẹo lưu ý và bài thuốc từ các loại thảo dược.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sỏi niệu đạo được hình thành do các phân tử muối và khoáng chất lắng đọng, kết tinh với nhau trong ống niệu đạo. Việc này sẽ khi dòng chảy của nước tiểu ra ngoài cơ thể bị chặn lại hoặc đa phần là sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống và mắc kẹt ở niệu đạo. Khi gặp tình trạng như vậy, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa sỏi niệu đạo dưới đây để có kết quả điều trị tốt nhất.
Tổng quan sỏi niệu đạo
Sỏi niệu đạo là bệnh lý xuất hiện các tinh thể khoáng chất cứng tồn tại trong ống niệu đạo. Những viên sỏi này thường hình thành ở thận - bể thận hoặc bàng quang,... sau đó di chuyển xuống niệu đạo và mắc kẹt tại đây. Điều này gây bít tắc 1 phần hoặc hoàn toàn đường niệu đạo của người bệnh, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Theo thống kê các ca mắc thực tế, các bác sĩ cho biết nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Nguyên nhân bởi đường niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều so với nữ, điều này khiến các viên sỏi khó di chuyển để đào thải khỏi cơ thể.
Sỏi niệu đạo xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, Trong đó, có 6 nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể như sau:
- Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang di chuyển xuống: Trong quá trình bài tiết, nước tiểu được vận chuyển từ bể thận, bàng quang xuống niệu đạo kèm theo các viên sỏi xuống. Khi đến niệu đạo, do kích thước nhỏ nên hẹp nên bị kẹt tại các vị trí niệu đạo màng hoặc lỗ, niệu đạo ngoài,....
- Hẹp niệu đạo: Niệu đạo hẹp khiến nước tiểu và các tạp chất không thể thoát ra ngoài. Sau đó các chất lắng đọng và dần hình thành các tinh thể rắn, tích tụ nên sỏi tại niệu đạo.
- Sỏi to, gồ ghề mắc kẹt: Trong một số trường hợp sỏi nhỏ, nhẵn mịn có thể tự đào thải khỏi cơ thể trong quá trình đi tiểu. Nhưng nếu sỏi to và gồ ghề sẽ kẹt tại niệu đạo.
- Bao quy đầu bị viêm, dính, kích thước hẹp: Một nguyên nhân phổ biến gây sỏi niệu đạo ở nam giới là do bao quy đầu viêm, dính hoặc có kích thước hẹp. Điều này khiến nước tiểu đọng lại bên trong và hình thành nên sỏi trong niệu đạo.
- Dùng thuốc liều cao và dài ngày: Việc lạm dụng các loại thuốc (đặc biệt thuốc chữa canxi phòng ngừa loãng xương) hoặc bổ sung quá nhiều dược phẩm chứa vitamin C trong thời gian dài cũng khiến các khoáng chất lắng đọng hình thành sỏi.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều món mặn, món ăn dầu mỡ, đồ uống có chứa cồn, có gas hoặc bổ sung quá ít nước là nguyên nhân hình thành sỏi tại niệu đạo.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh thường phải đối diện khi mắc bệnh. Trong trường hợp có bất cứ dấu hiệu nào, bạn cần nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.
- Đau bụng dưới và vùng sinh dục: Sỏi chèn ép hệ thống dây thần kinh, đồng thời cọ xát vào niêm mạc niệu đạo dẫn đến cảm giác đau buốt. Các cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, lan khắp mạn sườn, thắt lưng, bụng dưới, đặc biệt là bộ phận sinh dục tại khu vực tầng sinh môn.
- Tiểu khó, tiểu buốt: Niệu đạo có đường kính nhỏ nên các viên sỏi này sẽ gây bít tắc, cản trở lưu thông nước tiểu gây tiểu khó. Ngoài ra, sỏi cọ xát vào niêm mạch gây trầy xước, dẫn tới cảm giác đau buốt mỗi khi tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần: Một trong những triệu chứng điển hiện người bị bệnh lý thường gặp phải là tình trạng đi tiểu nhiều lần. Bạn có thể buồn tiểu ngay mặc dù mới đi vệ sinh trong thời gian ngắn trước đó.
- Nước tiểu đục, mùi hôi khó chịu: Sỏi gây tổn thương niêm mạc dẫn đến nhiễm khuẩn. Lúc này người bệnh đi tiểu sẽ thấy nước tiểu đục, có màu sắc bất thường như đỏ, hồng và kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Sốt, buồn nôn: Khi niệu đạo nhiễm khuẩn nghiêm trọng sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, nôn mửa.
Các mẹo chữa sỏi niệu đạo tại nhà
Đối với những trường hợp người bệnh đang mắc tình trạng sỏi niệu đạo, có thể áp dụng một vài mẹo tại nhà bên dưới đay.
Uống nhiều nước
Đối với những người bệnh đang gặp tình trạng sỏi niệu đạo, nếu muốn nhanh đẩy lùi các triệu chứng, người bệnh cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, các loại nước ép, cam, quýt, bưởi cũng rất tốt cho sức khỏe. Khi uống nhiều nước, bạn sẽ cần đi vệ sinh nhiều hơn và điều này sẽ giúp sỏi di chuyển và không phát triển.
Mỗi ngày người bệnh cần uống ít nhất 2-3 lít nước. Không có tác dụng ngăn sỏi thận phát triển mà nước còn giúp ngăn ngừa hình thành sỏi. Khi đi vào cơ thể, nước sẽ làm loãng các chất kích thích hình thành sỏi trong nước tiểu, khiến chúng ít có khả năng kết tinh.
Hạn chế dùng thực phẩm giàu oxalat
Oxalat là một chất có trong các loại rau xanh, trái cây và ca cao. Ngoài ra, cơ thể cũng sản xuất oxalat với số lượng đáng kể. Khi lượng oxalate quá cao sẽ làm tăng bài tiết oxalat trong nước tiểu. Lúc này, oxalat sẽ liên kết canxi và các khoáng chất khác tạo thành tinh thể, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi. Vì thế, một trong những cách chữa sỏi thận không dùng thuốc là bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu oxalat.
Để cân bằng được chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn phù hợp.
Ăn nhiều thực phẩm có axit citric
Việc ăn nhiều các thực phẩm có axit citric sẽ giúp làm tan sỏi thận nhỏ. Đây là một axit hữu cơ có trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Axit citric có tác dụng cụ thể như sau:
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi: Axit citric liên kết với canxi trong nước tiểu và làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.
- Ngăn chặn sỏi phát triển thêm: Axit citric liên kết với các tinh thể canxi oxalat hiện có, ngăn tình trạng sỏi phát triển lớn. Sỏi sẽ tự ra ngoài mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Ngay khi thấy cơ thể có phản ứng bất thường, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị trong thời gian sớm nhất.
Khi đi tiểu, người bệnh cảm thấy bụng dưới đau nhức, thường xuyên buồn tiểu, dòng nước gián đoạn, nước tiểu có màu lạ như đục sẫm hay đái máu,... bạn nên tiến hành thăm khác bác sĩ. Tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được thực hiện một vài bài test chẩn đoán bệnh sỏi niệu đạo để chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị bằng Tây y
Tùy thuộc vào tình trạng, vị trí và kích thước sỏi niệu đạo sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa
Nếu sỏi chỉ có 1 viên và kích thước nhỏ (<7mm) sẽ rất phù hợp để điều trị bằng phương pháp này. Nếu tình trạng vẫn ở mức độ nhẹ, chưa gặp nhiều các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc như sau.
- Sỏi Cystin: Có thuốc làm giảm nồng độ cystine.
- Sỏi Acid uric: Được kê thuốc kiềm hóa nước tiểu.
- Sỏi Canxi: Được chỉ định các loại thuốc như kali citrate, lợi tiểu thiazid giúp tăng cường lưu lượng nước tiểu, giúp dễ dàng bài xuất sỏi ra ngoài hơn,...
- Sỏi Struvite: Đơn thuốc có kháng sinh nhằm phòng tình trạng nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Điều trị ngoại khoa
Đối với sỏi có kích thước lớn, nằm ở vị trí khó, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa, cụ thể như sau.
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích để khiến sỏi vỡ ra thành các mảnh nhỏ. Lúc này, việc đi tiểu sẽ giúp loại bỏ sỏi ra bên ngoài mà không gây đau đớn, không xâm lấn, diễn ra trong thời gian ngắn
- Tán sỏi qua da: Bác sĩ sẽ cần rạch da ở vùng thắt lưng hoặc vùng lưng với đường kính nhỏ, tạo đường hầm thông tới thận để luồn ống nội soi tiếp cận tới vị trí của viên sỏi. Máy laser sẽ làm sỏi vỡ ra rồi hút ra ngoài thông qua đường hầm đó.
- Tán sỏi ngược dòng bằng tia laser: Phương pháp này sẽ sử dụng ống nội soi tới vị trí có sỏi. Luồn dây dẫn tia laser, phá vỡ sỏi và loại bỏ bằng đường nước tiểu. Bác sĩ sẽ loại sỏi ra ngoài nếu sỏi có kích thước quá lớn.
Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi trực tiếp
Phẫu thuật theo phương pháp nào sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào vị trí và kích thước của viên sỏi:
- Sỏi nằm ở tuyến tiền liệt và niệu đạo màng: Bác sĩ sẽ đặt Sonde niệu đạo nhằm bơm dầu paraffin hoặc glycerin cùng với nước muối sinh lý vào bên trong để có thể đẩy được viên sỏi đi ngược lên bàng quang. Lúc này, sỏi sẽ được tán nhỏ, mổ hở hoặc sử dụng các loại thuốc tây để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
- Sỏi ở gần lỗ tiểu: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ để mở phần miệng sáo và tách sỏi ra khỏi niêm mạc niệu đạo và lấy sỏi.
- Sỏi ở những vị trí khác: Bác sĩ sẽ mổ hở để lấy sỏi và tạo hình niệu đạo nhằm khắc phục nguyên nhân gây nên tình trạng chít hẹp niệu đạo khi phẫu thuật.
Lưu ý khi điều trị sỏi niệu đạo
Trong quá trình điều trị sỏi niệu đạo, người bệnh cần lưu ý một vài yếu tố sau.
- Nếu tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn, nước tiểu có màu máu, sốt cao, ớn lạnh thì người bệnh cần liên hệ bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Trong thời gian sonde JJ vẫn chưa được loại bỏ, bạn nên hạn chế vận động mạnh. Hãy nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng, tránh xô lệch, cọ xát sonde JJ vào niêm mạc niệu quản.
- Thuốc kê đơn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tăng hay giảm liều lượng sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị và gây các biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, rút sonde JJ đúng lịch trình để sớm loại bỏ sỏi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để được kiểm tra lại kết quả điều trị và thay đổi lối sống tiêu cực và tránh tái phát.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu, thường xuyên vận động luyện tập thể dục hàng ngày để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi.
Bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y được lưu truyền và sử dụng từ thời nhiều đời giúp điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả.
Ưu điểm của bài thuốc Đông Y
- Tình trạng sỏi niệu đạo sẽ được điều trị dứt điểm nếu người bệnh kiên trì sử dụng thuốc điều độ.
- Áp dụng các bài thuốc Đông y sẽ giúp trị tận gốc nguyên căn của bệnh.
- Phương pháp này sẽ điều trị từ bên trong, không phải mổ nên có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm khi thực hiện..
- Người bệnh không cần tốn quá nhiều chi phí điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng không gây đau đớn trong khi điều trị.
- Các bài thuốc đều chứa các thành phần tự nhiên có lợi cho sức khỏe, hoàn toàn lành tính với cơ thể.
Bài thuốc 1
Dược liệu: Kim tiền thảo 20g, biển súc 16g, lá tre 16g, hương nhu trắng 20g, lá đinh lăng 20g, cây xấu hổ 20g, rau má 20g, bồ công anh 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, hoàng kỳ 12g, ích mẫu 16g, mã đề thảo 20g.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và cho vào ấm cùng sắc cùng một lượng nước lọc vừa và đun sôi.
- Khi các hoạt chất được được tiết ra ngoài, bạn hãy tắt bếp và lọc lấy nước cốt để uống.
- Mỗi ngày sử dụng một thang và sắc thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Dược liệu: Thài lài tía 20g, ích mẫu 16g, kê nội kim 12g, bạch mao căn 20g, mã đề thảo 20g, ngân hoa 10g, mía dò 16g, cây xấu hổ 20g, râu ngô 16g, diếp cá 20g, lá tre 16g, cát căn 16g, vỏ bí đỏ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc và cho cùng lượng nước vừa đủ vào ấm sắc thuốc.
- Đun cho tới khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp, lọc bỏ bã. Chia đều lượng thuốc sử dụng trong ngày
- Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Bài thuốc 3
Dược liệu: Rau ngổ 20g, diếp cá 20g, mã đề thảo 20g, cây xấu hổ 20g, đinh lăng 20g, rau má 20g, mộc thông 10g, kê nội kim 12g, hoàng kỳ 12g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 16g, bồ công anh 20g, vỏ bí đỏ 20g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày người bệnh cần sử dụng 1 thang thuốc, đun cho tới khi lượng nước cô đặc lại còn một nửa.
- Thuốc sử dụng khi còn ấm và dùng liên tục trong 10 ngày liên tiếp.
Bài thuốc 4
Dược liệu: Phúc bồn tử 40g, thỏ ty tử 12g, bạch giới tử 12g, bổ cốt chỉ 12g, quy bản 12g, ngưu tất 12g, thương truật 20g, thục địa 16g, hà thủ ô 20g, tang phiêu tiêu 12g, bạch chỉ 12g, hoàng tinh 12g, bạch mao căn 12g, sinh hoàng kỳ 40g.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc cần thiết, đem rửa sạch và để ráo nước.
- Sắc nguyên liệu cùng một lượng nước vừa đủ, đun với lửa nhỏ trong thời gian dài.
- Thuốc sử dụng mỗi ngày 1 thang và chia đều lượt thuốc trong các bữa ăn. Cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh có thể dừng uống thuốc.
Các vị thuốc Nam
Các bài thuốc nam chữa thận yếu là một trong những biện pháp dành cho mức độ bệnh nhẹ hay mới tái phát.
Rau diếp cá
Diếp cá là cây có tính mát, vị hơi tanh nhẹ, có công dụng lợi tiểu, cải thiện các triệu chứng tiểu rắt, tiểu khó,... Đặc biệt là hỗ trợ điều trị sỏi thận niệu đạo cũng như sỏi bàng quang vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Cách 1: Diếp cá đã chuẩn bị cần là lá tươi, không bị sâu và đem đi rửa sạch. Bạn có thể xay hoặc giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt. Nước nên uống mỗi ngày cho tới tình khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Diếp cá có thể kết hợp cùng các loại thảo dược khác và đem sắc tất cả các nguyên liệu với lửa nhỏ. Thuốc có thể chia làm hai lần uống trong ngày và sử dụng đều đặn, kiên trì.
Sài đất
Theo các tài liệu Y học Cổ truyền, sài đất có công dụng điều trị các chứng bệnh như sỏi niệu đạo vô cùng tốt. Đây là cách được dân gian lưu truyền và đã có rất nhiều người áp dụng. Sài đất có thể nâng cao công dụng nếu kết hợp cùng các loại thảo dược như mã đề, bồ công anh, cam thảo.
Cách thực hiện
- Sài đất cùng các vị thuốc đem đi sắc cùng 1 lít nước cho tới khi nước cạn chỉ còn một nửa. Lọc phần bã và thu về hỗn hợp nước dược liệu.
- Thuốc chia thành 2 lần uống và sử dụng ngay trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Rễ cỏ tranh
Cỏ tranh cũng là một loại cây có chứa dược tính cao, có vị ngọt và tính cam hàn. Khi sử dụng loại cây này, người bệnh có thể sẽ loại bỏ được độc tốt, giúp thanh nhiên cũng như lợi tiểu.
Cách thực hiện:
- Cỏ tranh chuẩn bị 10gr kết hợp cùng 15gr rau má, 5gr rễ đậu biếc và đem đi rửa sạch và sắc nước uống.
- Đun nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn khoảng 1 nửa, lọc bỏ phần bã và thu lấy nước cốt.
- Thuốc chia đều cho các bữa trong ngày và uống kiên trì.
Hoàng bá và bán biên liên
Hai loại dược liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn và hoạt động như kháng sinh tự nhiên. Đặc biệt khi kết hợp với nhau sẽ giúp người bệnh sỏi niệu đạo giảm tình trạng đau nhức, giãn cơ và đẩy sỏi dưới 7mm ra bên ngoài.
- Chuẩn bị hoàng bá và bán biên liên, mỗi loại 15g.
- Đem đi nấu 500ml nước cùng các nguyên liệu với lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml.
- Chia phần nước thu được thành 2 lần, uống ngay khi còn ấm và chỉ dùng trong ngày.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị sỏi niệu đạo, bệnh nhân nên:
- Bổ Sung Chất Xơ:
- Ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ, giúp di chuyển nước tiểu và ngăn chặn sự tập trung của chất tạo thành sỏi.
- Ăn Thực Phẩm Giàu Canxi:
- Tiêu thụ canxi giúp kiểm soát sự hình thành sỏi niệu đạo, nên ăn thực phẩm như sữa tươi, rau cải xanh, cá hồi.
- Uống Nước Ép Tươi:
- Nước ép trái cây như lựu, cam, dưa lưới có lợi cho người có vấn đề về sỏi niệu đạo.
- Uống Nước Lọc:
- Nước lọc giúp hạn chế lắng đọng khoáng chất và tạo sỏi, cũng như giảm áp lực trong niệu đạo.
- Kiêng Ăn Thực Phẩm Gây Hại:
- Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm giàu muối, và thực phẩm chứa nhiều oxalate như chocolate, tỏi tây.
- Chú Ý Hạn Chế Muối:
- Giảm ăn thực phẩm mặn để ngăn chặn lắng đọng chất khoáng và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
- Giảm Thực Phẩm Có Purine:
- Hạn chế thịt đỏ, thịt gia cầm, và hải sản để giảm axit uric và nguy cơ sỏi urat.
- Kiểm Soát Đường Huyết:
- Giữ ổn định đường huyết và insulin để hạn chế sỏi oxalate canxi.
- Hạn Chế Thực Phẩm Có Oxalate:
- Giảm thực phẩm như chocolate, củ cải, và nho để tránh tăng hình thành tinh thể sỏi niệu đạo.
Tư vấn thêm từ bác sĩ là quan trọng để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn đọc các cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản có phức tạp có. Hãy căn cứ vào tình trạng bệnh của mình và lựa chọn các phương pháp phù hơn. Người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thêm nhiều nước. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng thuốc có phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với trung tâm để được giải đáo trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!