Cách Chữa Sỏi Niệu Quản

Mẹo chữa sỏi niệu quản tại nhà:

Uống Nhiều Nước:

  • Uống đủ nước giúp pha loãng nước tiểu, ngăn chặn kết tủa của tinh thể muối tạo sỏi.
  • Khuyến khích uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ăn Vừa Đủ Thực Phẩm Giàu Canxi:

  • Bổ sung canxi đủ mức giúp ngăn chặn sỏi thận canxi oxalate.
  • Các thực phẩm giàu canxi bao gồm thủy hải sản, sữa đậu nành, đậu hủ, v.v.

Bổ Sung Thực Phẩm Có Axit Citric:

  • Thực phẩm giàu axit citric như cam, dâu tây, nho giúp ngăn canxi kết tủa với oxalate.

Cắt Giảm Lượng Muối:

  • Giảm muối ăn hàng ngày dưới 5g để hạn chế tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.

Hạn Chế Lượng Đạm:

  • Giảm tiêu thụ đạm để ngăn tăng nồng độ canxi, phosphat và axit uric trong nước tiểu.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, như Kali citrat cho sỏi canxi, kháng sinh cho sỏi struvite, và Tiopronin cho sỏi cystine.

Sử Dụng Sóng Xung Kích (SWL):

  • Phương pháp này sử dụng sóng xung kích để loại bỏ sỏi trong niệu quản mà không cần phẫu thuật.

Nội Soi Niệu Quản:

  • Sử dụng ống nội soi để đưa camera và loại bỏ sỏi thận bằng tia laser.

Phương Pháp Đông Y:

  • Sử dụng các bài thuốc Đông Y như tam lăng, mộc thông, cam thảo để thanh nhiệt và hóa kiền.

Cây Thuốc Nam:

  • Sử dụng rau ngổ, râu ngô, cây nhọ nồi, lá dâu tằm để giảm đau, lợi tiểu, và giảm triệu chứng sỏi niệu quản.

Nhớ rằng, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sỏi niệu quản là một tình trạng hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản, cuối cùng là dừng lại ở các vị trí hẹp tự nhiên. Sỏi niệu quản sẽ gây đau quặn thận khi sỏi di chuyển trong và gây co thắt niệu quản, những tình trạng đau nhức này thường đến rất đột ngột. Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa sỏi niệu quản được chia sẻ bên dưới đây.

Tổng quan sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là loại sỏi di chuyển từ thận xuống đường niệu quản. Sỏi có hình bầu dục, bề mặt xù xì, đường kính dao động khoảng 1cm. Thông thường số lượng sỏi là 1 viên, nhưng một số trường hợp hình thành nhiều viên và tạo thành một chuỗi. Nó có thể nằm ở bất cứ đoạn nào trên niệu quản, trong đó 3 vị trí có đặc điểm hẹp sinh lý nên thường gặp như sau:

  • Đoạn nối thận vào niệu quản.
  • Đoạn nối niệu quản cùng với bàng quang.
  • Đoạn niệu quản nằm ngay phía trước động mạch chậu.

soi nieu quan
Sỏi niệu quản là loại sỏi di chuyển từ thận xuống đường niệu quản

Sỏi niệu quản được tạo thành từ tinh thể trong nước tiểu kết tụ với nhau và thường hình thành trong thận trước khi di chuyển vào niệu quản. Nhưng không phải tất cả các viên sỏi đều được tạo từ tinh thể giống nhau. Một số loại tinh thể phổ biến tạo nên sỏi niệu quản như:

  • Canxi oxalat (chất vôi): Đây là loại tinh thể phổ biến nhất tạo ra sỏi. Thường xuất hiện do cơ thể mất nước, kết hợp chế độ ăn có thực phẩm chứa nhiều oxalate.
  • Acid uric: Loại sỏi Acid uric thường xuất hiện khi quá trình chuyển hóa purine tăng cao. Nguyên nhân do người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu purine như lòng bò, lòng heo, nấm,...
  • Struvite: Sỏi struvite hình thành do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn gây tình trạng tích tụ amoniac trong nước tiểu sẽ dẫn tới hình thành sỏi. Loại sỏi này có khả năng tăng kích thước rất nhanh.
  • Cystine: Đây là loại sỏi hiếm gặp và thường hình thành sau khi thận đào thải quá nhiều chất cystine. Nguyên nhân gây tình trạng này thường do bẩm sinh đã mắc chứng rối loạn vận chuyển tại hấp thu cystine tại ống thận và niêm mạch ruột.

Sau các nghiên cứu chuyên sâu, chuyên gia cho biết một số nguyên nhân có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại niệu quản như sau:

  • Do di truyền: Nếu trong gia định có thành viên bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, các thế hệ sau có tỉ lệ mắc cao.
  • Mất nước kéo dài: Nếu không uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại hệ tiết niệu.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Bệnh có nguy cơ hình thành cao ở những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, natri, protein động vật và vitamin C.
  • Béo phì: Một trong những yếu tố gia tăng khả năng hình thành sỏi tại niệu quản là béo phì, thừa cân.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc làm tăng khả năng hình thành sỏi như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật, thuốc thông mũi, thuốc steroid.
  • Do biến chứng một số bệnh: Sỏi dễ hình thành ở những người mắc bệnh viêm ruột, bệnh gout, bệnh nhiễm trùng tiểu tái phát.

Khi sỏi mới xuất hiện, người bệnh sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào. Nhưng sau 1 thời gian phát triển kích thước, sỏi gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

  • Đau vùng hông và thắt lưng: Người bệnh gặp các cơn đau quặn, bắt đầu từ vị trí hỗ thắt lưng, sau đó lan xuống bụng dưới và tiến tới vùng sinh dục ngoài. Các cơn đau kéo dài thừ vài phút hoặc có thể đến vài giờ.
  • Tiểu rắt: Bên cạnh kích thước lớn, sỏi niệu đạo còn có bề mặt gồ ghề và cạnh sắc nhọn. Điều này khiến trầy xước và chảy máu niêm mạc niệu quản, gây tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Một trong những triệu chứng bệnh là gây buồn nôn, nôn mửa do sỏi chèn ép lên dây thần kinh liên kết với đường tiêu hóa. Nếu kéo dài còn có thể gây nhiễm trùng ngược lên thận.
  • Sốt cao, ớn lạnh: Khi sỏi gây nhiễm trùng thận, niệu quản, bàng quang sẽ khiến người bệnh ớn lạnh, sốt cao.

Mẹo chữa sỏi niệu quản tại nhà

Dưới đây là một số cách trị sỏi thận tại nhà mang lại hiệu quả cao mà bạn nên tham khảo:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là phương pháp hiệu quả không chỉ tốt cho bệnh sỏi niệu quản và còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu uống nước đầy đủ sẽ giúp pha loãng nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tủa của các tinh thể muối tạo sỏi. Ngoài ra, nó còn giúp tăng lưu lượng chất lỏng trong hệ tiết niệu và hỗ trợ đào thải sỏi thận hiệu quả. Theo các chuyên gia, người bệnh nên uống khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt với những người bệnh sỏi thận cystine, nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.

Uống nhiều nước là phương pháp hiệu quả không chỉ tốt cho bệnh sỏi niệu quản
Uống nhiều nước là phương pháp hiệu quả không chỉ tốt cho bệnh sỏi niệu quản

Ăn vừa đủ thực phẩm giàu canxi

Nếu không bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ giúp thúc đẩy nồng độ oxalate tăng cao trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalate. Để đẩy lùi tình trạng bệnh, bạn nên ăn các thực phẩm giàu canxi với lượng vừa đủ. Lúc này, cơ thể sẽ “giữ chặt” oxalate ở ruột bằng cách tạo kết tủa canxi oxalate, thay vì để chúng thấm qua màng ruột và di chuyển đến thận, gây sỏi thận.

Với người bệnh sỏi thận cần đảm bảo tiêu thụ đủ 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày. Một vài thực phẩm giàu canxi có thể kể tới như: Thủy hải sản giáp xác (tôm, cua, mực,…), sữa đậu nành, đậu hũ,….

Bổ sung thực phẩm có axit citric

Sau khi ăn các thực phẩm có chứa axit citric, hoạt chất này sẽ được chuyển hóa thành muối citrate trong nước tiểu. Lúc này, citrate sẽ kết hợp với canxi, tạo thành phức hợp canxi citrate và ngăn không cho canxi kết tủa với oxalate. Cam, dâu tây, nho, chanh, tắc, việt quất, cà chua,… là những thực phẩm giàu axit citric.

Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày

Khi ăn quá mặn, nạp muối quá nhiều trong ngày sẽ khiến lượng canxi trong nước tiểu tăng đột biến. Tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành sỏi canxi trong thận.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến sẽ làm giảm lượng citrate, một hoạt chất giúp ngăn chặn sự kết tủa quá mức của tinh thể sỏi canxi oxalate. Người bệnh sỏi niệu quản chỉ nên ăn dưới mức 5g / ngày.

Hạn chế đạm

Nếu tiêu thụ lượng đạm quá cao trong ngày sẽ làm tăng nồng độ canxi, phosphat và axit uric trong nước tiểu. Đồng thời giảm độ pH và nồng độ citrate, làm thúc đẩy nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalate và canxi phosphat. Ăn đủ lượng đạm hằng ngày sẽ góp phần làm giảm lượng canxi và axit uric trong nước tiểu, hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả. Axit uric thường có trong các loại thịt đỏ, thủy sản, trứng, sữa,…

Tiêu thụ lượng đạm quá cao sẽ làm tăng nồng độ canxi
Tiêu thụ lượng đạm quá cao sẽ làm tăng nồng độ canxi

Phương pháp Tây y chữa sỏi niệu quản

Dưới đây là một số phương pháp điều trị sỏi niệu quản đem lại hiệu quả cao, được nhiều người bệnh sử dụng:

Thuốc kê đơn

Đối với mỗi tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Đây là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp kiểm soát cơn đau cấp tính và thúc đẩy quả trình đào thải sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh.

Quản lý sỏi niệu quản thường liên quan đến việc kiểm soát cơn đau cấp tính và kết hợp sử dụng thuốc để thúc đẩy quá trình đào thải sỏi.

  • Sỏi Canxi: Gồm thuốc Kali citrat, giúp làm giảm tính axit và tăng độ kiềm trong nước tiểu. Thuốc lợi tiểu với tac dụng tăng sản xuất nước tiểu và tống khứ Canxi ra khỏi cơ thể.
  • Sỏi struvite: Gồm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và Axit axetohiđroxamic giúp ngăn ngừa tích tụ amoniac trong nước tiểu.
  • Sỏi cystine: Gồm thuốc Tiopronin (mercaptopropionyl glyxin) và Kali citrat giúp ngăn ngừa sỏi thận ở những người bị cystin niệu.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (SWL)

Phương pháp sử dụng sóng xung kích năng lượng cao để loại bỏ sỏi trong niệu quản. Lúc này, quá trình di chuyển trong đường tiết niệu diễn ra thuận lợi hơn. Phương pháp này sẽ không gây xâm lấn quá nhiều nhưng không phù hợp với tất cả các đối tượng người bệnh.

Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không còn lo lắng về các biến chứng, an toàn với cơ thể.

Tuy nhiên, không thể không nhắc tới những hạn chế vẫn còn tồn tại trên phương pháp này như:

  • Nhiều trường hợp người bệnh phải điều trị nhiều lần và lặp đi lặp lại hoặc trì hoãn việc điều trị do người bệnh không chịu được đau.
  • Việc tán sỏi ra bên ngoài bằng sóng xung kích gặp nhiều khó khăn do sỏi khó quan sát trên máy siêu âm.
  • Sỏi gặp khó khăn khi phân mảnh trong quá trình tán, làm giảm năng lượng sóng xung kích với những trường hợp người bệnh bị bệnh béo phì hoặc khả năng chịu đau kém, gây ảnh hưởng đến kết quả và thời gian điều trị.

Sử dụng sóng xung kích năng lượng cao để loại bỏ sỏi trong niệu quản
Sử dụng sóng xung kích năng lượng cao để loại bỏ sỏi trong niệu quản

Nội soi niệu quản

Ở phương pháp này, bác sĩ tiết niệu sẽ đưa một ống nội soi dài, mỏng có gắn camera đi qua niệu đạo, bàng quang và vào niệu quản. Các tia lazer bên trong sẽ giúp làm vỡ sỏi. Người bệnh cũng không quá lo lắng về tình trạng chấn thương bởi những thiết bị này đều có kích thước nhỏ, được trực tiếp lấy ra bằng kẹp với thời gian nhanh chóng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ hình thành biến chứng cao hơn, thời gian điều trị cũng kéo dài. Một vài tình trạng có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp này như:

  • Thủng niệu quản.
  • Chấn thương niệu quản.
  • Hình thành chít hẹp niệu quản.

Phẫu thuật

Phương pháp này chỉ dành cho các trường hợp nặng, không đáp ứng với thuốc hay những phương pháp khác. Một vài trường hợp cần can thiệp phẫu thuật truyền thống (mổ hở) có thể kể tới như:

  • Nhiễm trùng xảy ra do sỏi.
  • Sỏi có kích thước lớn, hình dạng phúc tạp, khó điều trị.
  • Các thủ thuật hay dùng thuốc được chia sẻ phía trên không đem lại hiệu quả thậm chí bệnh còn trở nên nghiêm trọng hơn..
  • Người bệnh mắc bệnh nội khoa như béo phì, xương bị biến dạng, mất chức năng thận, bất thường về giải phẫu (hẹp ống phúc tinh mạc)…

Đông y chữa sỏi niệu quản

Theo y học dân gian, bệnh sỏi tiết niệu sẽ điều trị theo nguyên tắc thanh nhiệt hóa kiên là chủ yếu. Tùy tình trạng bệnh của bạn sẽ áp dụng các bài thuốc điều trị nhất định.

Bài thuốc 1

  • Dược liệu: Tam lăng, mộc thông, xa tiền, kê nội kim, Nga truật, ngưu tất, quế chi, tùy theo thể bệnh phối hợp với các vị thuốc bổ huyết : Sinh địa, bạch thược, xuyên khung và đương quy, hoặc thuốc Bổ khí : Đảng sâm, bạch truật, phục linh và cam thảo.
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc cần được làm sạch, cho vào ấm sắc thuốc và đun cho tới khi nước cô lại. Uống mỗi ngày 1 tháng và sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Dược liệu: Thạch vĩ 8g, cam thảo 4g, xích linh 12g, mộc thông 6g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g.
  • Cách sử dụng: Sắc uống ngày 1 thang, thuốc chia đều thành 3 phần uống vào sáng, trưa, tối và không để qua đêm.

Đông y là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao
Đông y là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao

Bài thuốc 3

  • Dược liệu: Hoạt thạch 10g, ngư não thạch 10g, kim tiền thảo 30g, giáng hương 3g, thạch vĩ 10g, hải kim sa 10g, kê nội kim 10g, đông quỳ tử 10g, ngưu tất 10g, cam thảo tiêu 3g.
  • Cách sử dụng: Người bệnh cần uống mỗi ngày 1 thang trong 15 ngày liên tiếp.

Bài thuốc 4

  • Dược liệu: Cam thảo 4g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g,  thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g.
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, đem đi sắc cho tới khi nước cạnh lại còn một nửa. Uống mỗi ngày 1 thang trong vòng 20 ngày.

Các cây thuốc Nam trị sỏi niệu quản

Dưới đây là một số cây thuốc Nam được sử dụng để điều trị sỏi thận, mang hiệu quả cao:

Rau ngổ

Rau ngổ là loại cây có giá trị dược liệu cao, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền cho biết, loại rau này có vị cay, mát và đắng nhẹ, giúp thanh lọc, thải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, kháng khuẩn, giảm đau nhức và sưng viêm. Ngoài ra, rau ngổ còn chứa các hoạt chất giúp chống oxy hóa, ức chế hoạt động co thắt cơ trơn.

Khi sử dụng rau ngổ để trị bệnh sỏi niệu quản sẽ giúp triệu chứng thuyên giảm, đào thải đào thải sỏi ra ngoài qua đường tiết niệu.

Cách thực hiện:

  • Rau ngổ kết hợp với muối: Chuẩn bị khoảng 50g rau rửa sạch với nước muối. Đem giã nát và chắt lấy nước cốt uống 2 lần trong ngày. Kiên trì trong 1 tuần để các triệu chứng cải thiện rõ ràng.
  • Uống nước sắc rau om: Lấy khoảng 50g rau đem thái nhỏ và cho vào ấm sắc với 2 bát nước. Cho sôi kỹ và sử dụng nước uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 15 đến 30 ngày để thấy được hiệu quả.

Râu ngô

Râu ngô có tác dụng giải nhiệt, loại bỏ cặn chất tích tụ trong đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị sỏi thận khá tốt. Râu ngô có chứa các loại vitamin A, B, C, K, cùng canxi, kali giúp giải độc, mát gan. Ngoài ra, râu ngô còn giúp ổn định lượng đường trong máu, cải thiện chức năng hoạt động của thận và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 50g - 100gr râu ngô, rửa sạch nấu cùng 1 lít nước trong 10 phút là được thành phẩm.
  • Râu ngô có thể kết hợp với các loại thảo dược như mã đề, mía và rễ tranh để tăng hiệu quả.
  • Nước ngô sau khi thu được uống hết trong ngày và thời điểm thích hợp ăn trước khi ăn 1 tiếng.

Râu ngô có tác dụng giải nhiệt, loại bỏ cặn chất tích tụ trong đường tiết niệu
Râu ngô có tác dụng giải nhiệt, loại bỏ cặn chất tích tụ trong đường tiết niệu

Cỏ nhọ nồi

Nhọ nồi là loại cây có khả năng giảm đau, kháng viêm, lợi tiểu. Đặc biệt, khi sử dụng người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu ra máu của những bệnh nhân bị sỏi thận.

  • Người bệnh cần chuẩn bị 50g cỏ nhọ nồi, để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
  • Cây nhọ nhồi còn có thể cắt khúc nhỏ, đem phơi khô và sao vàng. Sử dụng lượng vừa đủ và đem đi hãm nước để uống mỗi ngày.

Lá dâu tằm

Đối với những người bệnh có mắc chứng tiểu nhiều về đêm khi bị sỏi thận, lá dâu tằm sẽ giúp cải thiện nhanh chóng. Lưu ý răng lá dâu non hay già có công dụng tốt với sức khỏe nhưng cách sử dụng sẽ không giống nhau.

  • Lá dâu non: Đem rửa sạch lá với nước muối và xay nhuyễn cùng nước sạch. Lấy nước cốt uống mỗi ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.
  • Lá dâu già: Rửa sạch và đem sao vàng và hạ thổ. Sau một thời gian có thể sử hãm nước đặc uống để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Trên đây là những cách chữa sỏi niệu quản được áp dụng nhiều nhất. Đối với mỗi tình trạng bệnh sẽ có thể áp dụng những phương pháp khác nhau. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ áp dụng và kiên trì trong thời gian dài.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...