Cách Chữa Sỏi Thận

Cách chữa sỏi thận tại nhà có thể thực hiện ở giai đoạn đầu, khi sỏi nhỏ và chưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng hiệu quả chậm và phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Uống nhiều nước: Hỗ trợ đào thải sỏi qua đường nước tiểu, nên uống 2-2.5 lít nước lọc/ngày.
  • Bổ sung axit citric: Trái cây như cam, chanh, bưởi giúp ngăn chặn hình thành và phát triển sỏi.
  • Hạn chế thực phẩm chứa oxalat: Cắt giảm thực phẩm như củ cải, đậu bắp, socola.
  • Ăn nhạt: Giảm lượng muối mỗi ngày dưới 5g.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Đu đủ xanh: Hấp đu đủ non và ăn trong ngày.
  • Chuối hột: Dùng nước sắc từ chuối hột khô để hỗ trợ điều trị.
  • Rau ngổ: Sử dụng nước sắc từ rau ngổ để cải thiện tình trạng sỏi thận.

Lưu ý khi trị sỏi thận tại nhà:

  • Biện pháp tại nhà chỉ hỗ trợ và phụ thuộc vào tình trạng sỏi và kiên trì của bệnh nhân.
  • Kết hợp ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tránh thức khuya.

Các biện pháp Tây y:

  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ trơn, kháng sinh tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Can thiệp ngoại khoa: Áp dụng phẫu thuật mở, tán sỏi qua da, nội soi niệu quản, và các phương pháp khác tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi.

Điều trị dự phòng:

  • Sau can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ dự phòng của bác sĩ, bao gồm uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Sử dụng thuốc Nam:

  • Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như nhọ nồi, lá dâu tằm, mã đề để hỗ trợ điều trị.
  • Lưu ý rằng thuốc Nam chỉ hỗ trợ và cần kiên trì sử dụng theo hướng dẫn.

Thuốc Đông y:

  • Sử dụng các bài thuốc Đông y với thảo dược thiên nhiên để giúp điều trị sỏi thận từ trong ra ngoài.
  • Tuân thủ liệu trình và hướng dẫn của thầy thuốc.

Khuyến nghị an toàn:

  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống đủ nước, kiểm soát cân nặng, và tránh thức khuya.
  • Thông báo ngay với bác sĩ về bất kỳ phản ứng phụ hoặc triệu chứng bất thường nào.

Nhớ rằng tự điều trị có thể mang lại kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, và việc thăm bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hiện nay, các cách chữa sỏi thận tương đối đa dạng từ sử dụng biện pháp tại nhà, thuốc Tây, thuốc Nam cho tới dược liệu Đông y. Mỗi phương pháp đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với mức độ bệnh, cơ địa từng người. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị bằng bất cứ hình thức nào.

Tổng Quan Bệnh Lý Sỏi Thận

Sỏi thận là thuật ngữ đề cập đến các tinh thể rắn được hình thành bên trong thận, bàng quang hay niệu quản. Các hạt sỏi xuất hiện do hiện tượng lắng cặn muối, khoáng chất thời gian dài trong thận và nước tiểu. Các hạt sạn, sỏi trong đường tiết niệu thường có các kích thước to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Sỏi thận là thuật ngữ đề cập đến các tinh thể rắn được hình thành bên trong thận, bàng quang hay niệu quản
Sỏi thận là thuật ngữ đề cập đến các tinh thể rắn được hình thành bên trong thận, bàng quang hay niệu quản

Theo các chuyên gia, bệnh sỏi thận thường xuất hiện nhiều ở các quốc gia có khí hậu nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Bệnh lý đáp ứng tốt các biện pháp điều trị nếu được thăm khám sớm. Tuy nhiên, với những trường hợp chủ quan, sỏi phát triển có thể gây tổn thương vĩnh viễn đường tiết niệu và phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Đa số sỏi thận chứa các tinh thể nhiều hơn một loại. Theo đó, sỏi được hình thành từ các khoáng chất, mỗi loại sẽ có màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau. Dưới đây là một số loại sỏi thận thường gặp:

  • Sỏi canxi: Sỏi canxi hay còn gọi là sỏi đá vôi, đa số sỏi canxi tồn tại ở dạng oxalat canxi. Loại sỏi này có chứa lượng oxalate cao và thường xảy ra ở người bổ sung hàm lượng lớn vitamin D gây dư thừa, rối loạn chuyển hoá làm tăng nồng độ oxalat hoặc canxi trong nước tiểu, phẫu thuật đường ruột.
  • Sỏi Struvite: Bệnh sỏi thận nhóm Struvite thường xảy ra ở những trường hợp mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng. Struvite sản sinh ra nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, điển hình là nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Thực tế nhận thấy, sỏi Struvite có tốc độ phát triển nhanh chóng nên thường có kích thước lớn.
  • Sỏi uric acid: Theo các bác sĩ chuyên khoa, sỏi uric acid thường xuất hiện nhiều ở đối tượng nam giới. Nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát bệnh lý là do tình trạng mất nước kéo dài, chế độ ăn giàu protein và người bị bệnh gout. Ngoài ra, một số yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hoá, rối loạn máu cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi uric acid.
  • Sỏi cystine: Các trường hợp mắc bệnh lý ở dạng sỏi cystine thường chiếm tỷ lệ thấp. Tinh thể này được hình thành chủ yếu ở người bị rối loạn di truyền, khi đó kích thích thận bài tiết nhiều axit amin.

Ngoài ra còn một số loại sỏi khác hiếm gặp và không được đề cập trong bài viết. Việc nhận biết đúng tính chất loại sỏi thận góp phần tích cực trong việc kiểm soát sự phát triển của sỏi. Đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát bệnh lý sau điều trị.

Trong quá trình hoạt động của thận thay vì thải các độc tố, cặn bã và nước tiểu ra ngoài thì xuất hiện tình trạng lắng đọng và tạo ra sỏi thận. Căn cứ vào thời gian, vị trí cũng như độ lắng đọng sẽ hình thành các viên sỏi có kích thước khác nhau. Việc phát hiện bệnh lý sớm và điều trị đúng cách sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh lý cũng như phục hồi chức năng thận.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận:

  • Ít uống nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở mức thấp khiến nước tiểu bị cô đặc và tạo điều kiện thuận lợi cho các tinh thể trong nước tiểu liên kết và hình thành sạn, sỏi trong thận.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc tự ý sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận. Theo đó, một số loại thuốc kháng sinh Cephalosporin, Penicillin,… có thể tăng áp lực lên thận, ảnh hưởng đến hoạt động của thận, từ đó hình thành sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen bỏ bữa, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn các món chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do các khoáng chất không được thận đào thải hoàn toàn, lâu dần sẽ tích trữ ở thận và hình thành sỏi.
  • Mất ngủ kéo dài: Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến các mô thận không có khả năng tái tạo, phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, mất ngủ còn gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hoạt động chuyển hoá. Tình trạng này kéo dài có thể gây khởi phát bệnh lý.
  • Thói quen nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu thường xuyên có thể khiến các độc tố, cặn bã trong thận không được đào thải hoàn toàn và hình thành nên sỏi sau thời gian dài. Trong đó, canxi trong số các khoáng chất tích tụ được xem là thành phần chính hình thành sỏi trong thận.
  • Mắc một số bệnh đường tiết niệu: Bệnh sỏi thận có nguy cơ bùng phát cao ở người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, u xơ hoặc túi thừa trong bàng quang. Những bệnh lý này có thể gây ứ đọng nước tiểu, từ đó dẫn đến lắng đọng các khoáng chất và tinh thể.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh lý có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như lười vận động, quan hệ tình dục quá mức, nhiễm trùng vùng sinh dục lâu dài,…

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh sỏi thận có nguy cơ mắc phải ở một số đối tượng sau:

  • Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh sỏi thận hoặc bản thân có tiền sử bệnh sỏi thận thường có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn so với người bình thường
  • Người bị thừa cân – béo phì hoặc trải qua quá trình phẫu thuật đường tiết niệu, dạ dày.
  • Người sống và làm việc ở vùng có khí hậu khô, nóng thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân là do thiếu nước, dễ mất nước hơn so với người bình thường.

Thông thường, việc hình thành sỏi trong thận sẽ không xuất hiện các triệu chứng nhận biết rõ ràng. Đến khi sỏi di chuyển hoặc bị kẹt lại trong niệu quản, lúc này người bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Sỏi thận gây cảm giác đau lưng, đau bụng mạn sườn âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhói.
Sỏi thận gây cảm giác đau lưng, đau bụng mạn sườn âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhói.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh sỏi thận:

  • Cảm giác đau lưng, đau bụng mạn sườn âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhói. Những cơn đau có thể xuất hiện phía sau lưng và lan rộng đến mạn sườn, vụng bụng dưới và bắp đùi.
  • Đau buốt khi đi tiểu, khi sỏi di chuyển từ bàng quang đến niệu quản và ngược lại
  • Xuất hiện các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu són, đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ít. Thậm chí, người bệnh có thể đi tiêu ra máu trong trường hợp sỏi gây tổn thương ở đường tiết niệu.
  • Bệnh lý có thể gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa do ảnh hưởng của sỏi đến hoạt động tiêu hoá.
  • Bị sốt, ớn lạnh khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận gây ra.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chữa sỏi thận tại nhà

Các biện pháp tại nhà phù hợp với trường hợp sỏi thận ở giai đoạn đầu, kích thước viên sỏi nhỏ và chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động của thận. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi nhưng hiệu quả chậm và phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Với bệnh nhân sỏi thận, chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Do vậy, mỗi người cần chủ động thay đổi lối sống, tích cực chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Nước tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải sỏi thận qua đường nước tiểu, vì vậy bệnh nhân nên uống 2-2.5 lít nước lọc/ngày. Ngoài ra có thể bổ sung thêm nước dừa, nước râu ngô, nước chanh, nước ép dứa, lựu…
  • Bổ sung thực phẩm giàu Axit Citric: Axit Citric tham gia trực tiếp vào quá trình ngăn chặn sự hình thành sỏi mới và ức chế sỏi cũ phát triển kích thước. Những loại trái cây giàu axit này gồm: Cam, chanh, bưởi, quýt, dứa, dâu tây…
  • Hạn chế thực phẩm chứa Oxalat: Oxalat có thể liên kết với canxi, khoáng chất tạo thành tinh thể và dẫn đến hình thành sỏi. Vì vậy cách chữa sỏi thận tại nhà hiệu quả là cắt giảm thực phẩm chứa Oxalat như củ cải, đậu bắp, socola, tỏi tây, kiwi, rau bina…
  • Ăn nhạt: Natri có trong muối ăn làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì vậy bệnh nhân nên cắt giảm lượng muối mỗi ngày, dưới 5g là hợp lý.

Bệnh nhân nên ăn nhạt, uống nhiều nước để đào thải cặn qua đường tiểu
Bệnh nhân nên ăn nhạt, uống nhiều nước để đào thải cặn qua đường tiểu

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bệnh nhân sỏi thận có thể tận dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng đang gặp phải. Một số gợi ý:

  • Đu đủ xanh: Đu đủ non để nguyên vỏ, rửa sạch bổ đôi rồi bỏ hạt và rắc muối vào bên trong sau đó đem hấp chín. Chia quả đu đủ thành 2 phần, ăn hết trong ngày sau bữa chính.
  • Chuối hột: Dùng 7 quả chuối hột già giữ nguyên vỏ, thái lát và đem phơi khô sau đó sao vàng. Mỗi ngày lấy 1 nắm chuối hạt khô sắc cùng 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì trút ra uống hết khi còn ấm, bụng no. Nên kiên trì dùng nước sắc chuối hột trong 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Rau ngổ: Lấy 50g rau ngổ rửa sạch sau đó giã nát cùng vài hạt muối ăn, chắt phần nước cốt và chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Sử dụng mẹo này trong 1 tuần để cải thiện tình trạng sỏi thận.

Lưu ý khi trị sỏi thận tại nhà

Khi áp dụng các mẹo trị sỏi thận tại nhà bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Những biện pháp tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, phù hợp với tình trạng sỏi mới hình thành và có kích thước nhỏ.
  • Hiệu quả của các biện pháp tại nhà đến đâu còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân (cơ địa, kích thước sỏi, mức độ kiên trì).
  • Với những mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên đa phần chưa được kiểm chứng, chỉ là bài thuốc truyền miệng nên bệnh nhân cần cân nhắc trước khi áp dụng.
  • Nên kết hợp ăn uống khoa học với nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya và lao động gắng sức.

Cách chữa sỏi thận tại nhà cho hiệu quả với tùy từng trường hợp
Cách chữa sỏi thận tại nhà cho hiệu quả với tùy từng trường hợp

Các biện pháp Tây y

Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh lý sỏi thận được chẩn đoán thông qua siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-Quang niệu quản… Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể. Trong đó, các biện pháp phổ biến nhất là điều trị nội khoa, can thiệp phẫu thuật và điều trị dự phòng.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị nội khoa bằng thuốc được chỉ định trong trường hợp sỏi có kích thước dưới 7mm, bề mặt nhẵn, chưa ứ nước. Mục đích của phương pháp này là đẩy sỏi qua đường tiểu, tránh can thiệp ngoại khoa.
Trong đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với mục đích điều trị ở từng bệnh nhân khác nhau:

  • Giảm đau: Thuốc kháng viêm không Steroid, phổ biến là tiêm tĩnh mạch Voltaren ống 75mg. Nếu không đáp ứng có thể cân nhắc sử dụng đến Morphin.
  • Giãn cơ trơn: Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch Buscopan hay Drotaverin.
  • Kháng sinh: Nếu xuất hiện nhiễm trùng bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như Quinolone, Cephalosporin thế hệ 3, Aminosid.

Với trường hợp sỏi acid uric – sỏi không cản quang (pH nước tiểu < 6, tan khi kiềm hóa) bệnh nhân có thể được điều trị bằng Bicarbonate de Sodium 5-10g/ngày hay Allopurinol 100-300mg/ngày.

Mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định riêng biệt cho từng bệnh nhân
Mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định riêng biệt cho từng bệnh nhân

Can thiệp ngoại khoa

Hiện nay, cách chữa sỏi thận bằng can thiệp ngoại khoa rất hiện đại với nhiều phương pháp mới. Những hình thức này thay thế mổ mở truyền thống giúp giảm đáng kể đau đớn cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian hồi phục.
Trường hợp viên sỏi có kích thước trên 7mm, đã rơi xuống niệu quản, làm giãn đài bể thận… bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người mà hình thức mổ phù hợp sẽ được áp dụng:

  • Phẫu thuật mở: Được chỉ định khi viên sỏi có kích thước quá lớn không thể lấy ra bằng ống nội soi mềm hoặc nghiền nát bằng phương pháp khác. Sau khi mổ mở, bệnh nhân phải ở lại viện vài ngày tới 1 tuần và cần 4-6 tuần để hồi phục vết thương.
  • Tán sỏi thận qua da: Giúp giảm tối đa tổn thương thận, cho hiệu quả loại bỏ sỏi cao, phù hợp với những bệnh nhân có sỏi kích thước từ 1-2cm. Người bệnh có thể ở lại viện theo dõi 2-3 ngày, thời gian phục hồi khoảng 1-2 tuần sau phẫu thuật.
  • Tán sỏi bằng sóng xung kích: An toàn, ít gây đau đớn, hạn chế tác động đến thận, rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi không thể loại bỏ hoàn toàn sỏi qua 1 lần điều trị.
  • Nội soi niệu quản: Phù hợp với bệnh nhân bị sỏi niệu quản không thuộc chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi ngoài cơ thể thất bại.
  • Nội soi bằng ống mềm: Thông qua ống mềm dưới tác động của tia laser phương pháp này làm vỡ sỏi và lấy chúng ra bằng đường niệu đạo.
  • Nội soi bằng ống soi cứng: Đây là kỹ thuật điều trị sỏi thận hiện đại, giúp xử lý sỏi ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên nội soi bằng ống soi cứng sẽ không thích hợp với bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu, đường tiết niệu hẹp.

Điều trị dự phòng

Sau can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sỏi thận cần được điều trị dự phòng bằng việc tích cực uống nước, bác sĩ cũng theo dõi tình trạng mỗi người để đưa ra chỉ định dùng thuốc thích hợp:

  • Sỏi do nhiễm trùng: Tiếp tục dùng kháng sinh kéo dài 2-3 tháng sau phẫu thuật, thường là kháng sinh tập trung tốt lên nhu mô thận như Cotrimoxazole hay Quinolone.
  • Sỏi Cystin: Kết hợp uống nhiều nước và duy trì pH niệu từ 7.5-8 bằng việc uống Natri Bicarbonate hằng ngày.
  • Sỏi Uric: Giảm thực phẩm chứa Purin trong chế độ ăn, đảm bảo pH niệu trong khoảng 6.5-7 nhằm tránh lắng đọng tinh thể Calci, Phospho.
  • Tăng Calci vô căn: Duy trì hàm lượng muối bình thường cho các bữa ăn hằng ngày, đảm bảo Protein bình thường (1,2g/kg/ngày) và hạn chế nạp Calci ở mức 800-1000mg/ngày.

Phác đồ điều trị dự phòng vô cùng cần thiết với bệnh nhân sỏi thận
Phác đồ điều trị dự phòng vô cùng cần thiết với bệnh nhân sỏi thận

Khuyến nghị an toàn

Để việc điều trị bằng Tây y đạt hiệu quả cao, bệnh nhân sỏi thận cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa hoặc phác đồ dự phòng.
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải cặn Canxi qua nước tiểu, có thể dùng thêm nước râu ngô, nước ép cam, nước ép dứa…
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, nước uống có ga và các loại nước đóng lon nói chung.
  • Kiểm soát và hạn chế dung nạp đạm động vật (thịt, trứng, cá).
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tích cực rèn luyện thể thao thường xuyên, phù hợp thể trạng để nâng cao sức khoẻ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc, biến chứng sau phẫu thuật hoặc xuất hiện cơn đau dữ dội, sốt cao trên 39 độ…

Sử dụng thuốc Nam

Bên cạnh cách chữa sỏi thận tại nhà hoặc áp dụng chỉ định điều trị Tây y từ bác sĩ chuyên khoa, nhiều bệnh nhân cũng tìm đến các bài thuốc Nam. Đây được xem là phương pháp tiết kiệm, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả của những bài thuốc này không thực sự cao và chỉ đáp ứng với từng trường hợp bệnh nhân.

Những bài thuốc thường gặp

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc Nam chữa sỏi thận. Có thể kể đến:
Cây nhọ nồi (cỏ mực)
Nhọ nồi được dân gian nhắc đến với công dụng giảm đau, kháng viêm, lợi tiểu. Vị thuốc Nam này giúp cải thiện chứng tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu ở bệnh nhân sỏi thận.
Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Dùng 50g cỏ nhọ nồi đã rửa sạch, đem giã nát và vắt lấy nước uống.
  • Cách 2: Thân, lá cây nhọ nồi tươi rửa sạch, để ráo và cắt thành khúc ngắn rồi đem phơi khô sau đó sao vàng. Mỗi lần dùng 1 nắm nhọ nồi khô hãm với nước uống hết trong ngày.

Bài thuốc Nam từ cây nhọ nồi rất quen thuộc trong dân gian
Bài thuốc Nam từ cây nhọ nồi rất quen thuộc trong dân gian

Lá dâu tằm
Dân gian cho rằng lá dâu tằm có tác dụng cải thiện tình trạng tiểu đêm ở bệnh nhân sỏi thận. Với vị thuốc Nam này, phần lá già và lá non đều cho hiệu quả tương tự nhau.
Cách thực hiện:

  • Lá dâu rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn cùng 1 ly nước lọc.
  • Lọc lấy nước cốt, loại bỏ bã lá dâu.
  • Phần nước lá dâu thu được uống hết trong ngày, nên dùng hằng ngày để có hiệu quả.

Mã đề
Cây mã đề còn có tên gọi khác là xa tiền thảo, xa tiền tử… Vị thuốc Nam này có nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị các bệnh ở thận, bàng quang.
Cách thực hiện: 

  • Cây mã đề rửa sạch, cắt khúc rồi đem phơi khô.
  • Mỗi sáng lấy 1 nắm dược liệu khô sắc cùng 1 lít nước, phần nước thuốc chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Một số lưu ý

Tuy có nhiều ưu điểm về sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí nhưng khi áp dụng cách chữa sỏi thận bằng thuốc Nam bệnh nhân cần lưu ý:

  • Các bài thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế được phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ.
  • Do là dược liệu tự nhiên và chỉ sử dụng đơn độc 1 loại thảo dược nên thuốc Nam cho hiệu quả chậm, đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài.
  • Đa phần các bài thuốc Nam chưa được kiểm chứng về tính hiệu quả, an toàn bệnh nhân nên cẩn trọng và không được lạm dụng.
  • Nên ngừng dùng thuốc Nam nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, đau bụng đau lưng dữ dội…

Thuốc Đông y

Với cơ chế trị bệnh từ gốc, cách chữa sỏi thận bằng Đông y mang đến tác động từ trong ra ngoài, từng bước triệt tiêu căn nguyên - loại bỏ triệu chứng - ngăn tái phát. Đặc biệt, các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn, có thể gia giảm cho phù hợp với từng đối tượng.
Có thể kể đến một số bài thuốc Y học cổ truyền thường được dùng trong điều trị sỏi thận như:

  • Bài 1: 30g mỗi vị kim tiền thảo, tỳ giải; 20g mỗi vị lá mã đề, chi tử, ý dĩ nhân; 16g cam thảo đất, vỏ núc nác; 12g mộc thông; 8g xương bồ và 4g quế chi.
  • Bài 2: 12g mỗi vị mộc thông, hoạt thạch, sa tiền tử, cù mạch, sơn chi tử, biển súc; 8g đại hoàng và 6g cam thảo.
  • Bài 3: 30g mỗi vị tơ hồng sao vàng, hoài sơn sao vàng, tỳ giải; 20g mỗi vị liên nhục, thổ phục linh; 16g mã đề; 12g thạch vĩ; 10g quy bản.

Cách dùng: Đem sắc 1 thang thuốc với 4 bát nước đến khi còn 2 bát thì chắt ra, tiếp tục thêm sắc thêm 2 lần như vậy mỗi lần lấy 1.5 bát. Trộn chung nước sắc của 3 lần và chia nhỏ uống hết trong ngày, dùng liên tục trong 2-3 tháng.

Thuốc Đông y cần được sắc, uống theo liệu trình để đạt hiệu quả
Thuốc Đông y cần được sắc, uống theo liệu trình để đạt hiệu quả

Ưu điểm của thuốc Đông y là lành tính, an toàn nhưng hiệu quả chậm do thành phần 100% thảo dược. Do vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng theo liệu trình, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc kết hợp ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa sỏi thận được tin dùng hiện nay:

  • 1. Rowatinex: Chứa hoạt chất terpen từ tinh dầu thông và tinh dầu tràm, Rowatinex giúp bào mòn sỏi và hỗ trợ đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Công dụng bao gồm giảm đau, ngăn ngừa sự hình thành sỏi, và cải thiện các triệu chứng như đau lưng và tiểu khó.
  • 2. Sirnakarang: Dạng Cốm Hạt Tiện Lợi. Chứa các thành phần như kim tiền thảo và tinh bột mì, Sirnakarang giúp bào mòn sỏi, cải thiện tiểu rắt và bí tiểu. Được đánh giá cao trong điều trị sỏi thận ở mức độ nhẹ.
  • 3. Tramadol: Chủ yếu chứa tramadol và acetaminophen, được chỉ định khi sỏi di chuyển gây đau dữ dội. Có tác dụng giảm đau và mệt mỏi do sỏi thận. Sử dụng theo chỉ định để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • 4. Viên uống Super Power Uriclean: Thành phần tự nhiên như diệp hạ châu và dâu tây giúp bào mòn sỏi, lợi tiểu và hỗ trợ đào thải sỏi. Sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • 5. Buscopan: thuộc Công ty Boehringer Ingelheim pharma GmbH P & Co., KG (Đức). Hoạt chất chính là Hyoscine - N - butylbromide (10mg), giảm đau tại cầu thận và hỗ trợ đào thải sỏi qua đường tiết niệu.
  • 6. Tống Thạch Hoàn: Hỗ trợ điều trị sỏi thận ở mức độ nhẹ. Chứa thảo dược tự nhiên như kim tiền thảo, hải kim sa, giúp lợi tiểu, đào thải sỏi, và ổn định cholesterol trong máu.
  • 7. Kim Tiền Thảo: Sản phẩm từ Công ty Dược Hậu Giang là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận, mật, tiết niệu. Cao kim tiền thảo giảm kích thước sỏi, lợi tiểu, và giải độc, với liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
  • 8. Viên uống Urilith: Chứa thảo dược tự nhiên như kim tiền thảo, râu mèo, hạt chuối hột. Hỗ trợ bào mòn và giảm kích thước sỏi, đào thải sỏi thận, cải thiện tình trạng tiểu buốt và ngăn ngừa sự hình thành sỏi.
  • 9. An Thận Vương: Giúp cải thiện chức năng thận, lợi tiểu, và đào thải sỏi. Thành phần từ thảo dược như kim tiền thảo, mã đề, mộc thông mang lại hiệu quả, phòng ngừa tái phát lâu dài.
  • 10. Bài Thạch: Không phải là thuốc, chứa kim tiền thảo, mộc hương, giúp giảm viêm túi mật, kích thích sỏi mật, và phòng ngừa tái phát bệnh.

Người bệnh sỏi thận cần tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn chặn sự phát triển của sỏi. Đối với chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên:

  1. Cân bằng chất dinh dưỡng: Nên duy trì cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và không ăn một loại chất quá mức.
  2. Kiểm soát lượng protein: Hạn chế lượng protein tiêu thụ hàng ngày, khoảng 20 gram, để giảm áp lực lên thận.
  3. Giảm muối: Hạn chế lượng muối tiêu thụ, không quá 3 gram mỗi ngày, để ngăn chặn sự phát triển của sỏi.
  4. Bổ sung chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ tạo sỏi.
  5. Bổ sung canxi đủ mức: Giữ một lượng canxi đủ mức để duy trì sức khỏe xương mà không gây tăng nguy cơ sỏi thận.
  6. Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết, khoảng 2-2.5 lít mỗi ngày, để giúp thoát nước tiểu và ngăn chặn sự tạo sỏi.

Đồng thời, tránh các thực phẩm và thói quen có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận:

  1. Hạn chế oxalate: Kiêng ăn thực phẩm có hàm lượng oxalate cao như củ cải đường, rau bina.
  2. Giảm đường và thức ăn giàu đường: Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn giàu đường để giảm áp lực lên thận.
  3. Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Giảm ăn thực phẩm có hàm lượng đạm cao để ngăn chặn sự tích tụ acid uric.
  4. Kiêng rượu bia và chất kích thích: Hạn chế hoặc tránh rượu bia và đồ uống có chất kích thích để giảm áp lực lên thận.

Tuy sỏi thận không phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Dù áp dụng cách chữa sỏi thận nào bệnh nhân cũng cần tuân thủ hướng dẫn an toàn của bác sĩ, chủ động thăm khám theo chỉ chỉ định. Việc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hoặc sử dụng mẹo chưa được kiểm chứng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường nên mỗi người cần hết sức lưu ý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...