Cúc Hoa (Hoa Cúc Khô) Có Tác Dụng Gì? 15 Bài Thuốc Hay Nhất

Cúc hoa (hoa cúc khô) là dược liệu quý trong Đông y, có tính bình, vị đắng ngọt. Vị thuốc thường được dùng trong chữa trị các chứng bệnh do phong hàn, phong nhiệt. Ngoài ra, hoa cúc khô còn được dùng để cải thiện và làm đẹp da.

Cúc Hoa (Hoa Cúc Khô): Tác Dụng Và Cách Dùng Làm Thuốc
Cúc hoa thường được dùng trong chữa trị các chứng bệnh do phong hàn, phong nhiệt

Mô tả dược liệu Cúc hoa

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Tiết hoa, Cúc diệp, Cam cúc hoa, Mẫu cúc,  Bạch cúc hoa, Cam cúc hoa, Dược cúc,…
  • Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat
  • Phân nhóm: Cúc hoa vàng, cúc hoa trắng
  • Họ: Cúc – Asteraceae

2. Đặc điểm thực vật

Bạch cúc là dược liệu quý, sống dai. Thân hoa đứng, có các rãnh chạy dọc ở thân. Lá màu nâu xanh thẫm, mặt dưới được bao phủ lớp lông và trắng hơn mặt trên. Mỗi lá có 3 – 5 thuỳ trái xoan, đầu lá hơn nhọn, mép lá có răng. Cuống lá có tai ở gốc. Cánh hoa có màu trắng, hình lưỡi, ở giữa hoa có màu cam nhạt hoặc màu vàng. Quả có hình trái xoan.

Đặc điểm thực vật
Cánh hoa có màu trắng, hình lưỡi, ở giữa hoa có màu cam nhạt hoặc màu vàng

Cây cúc vàng có thân thẳng, chiều cao khoảng 90cm. Lá có cạnh tròn và thuỳ vẻ sâu. Hoa hình cầu, có đường kính nhỏ khoảng 1 – 1.5cm. Hoa ngoài và trong có màu vàng. Mùa hoa và quả bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau.

3. Phân bố

Cúc hoa sinh trưởng tốt ở vùng đất ẩm và ưa sáng, thường được trồng để làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu thường được trồng nhiều ở các địa phương như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội,…

4. Bộ phận dùng

Hoa của cây cúc hoa được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Lựa chọn những hoa nguyên vẹn, màu tươi sáng và có mùi thơm.

5. Thu hái – sơ chế

Dược cúc được thu hái vào mùa Thu, đầu mùa Đông, thường vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

Thu hái lúc hoa mới chớm nở, mang về phơi trong mát hoặc nắng nhẹ. Có thể dùng tươi. Nếu muốn bảo quản lâu, bạn nên xông hơi dược liệu với lưu hoàng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Khi hoá chín mềm, mang đi nén khoảng 1 đêm rồi đem đi phơi khô để dùng dần.

6. Bảo quản

Khi phơi nên chọn lúc có nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, phơi dược liệu lúc nắng gắt có thể khiến cánh hoa bay màu, nát và mất hương vị. Hoa cúc khô thường dễ bị ẩm mốc, sâu mọt nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và xông diêm sinh định kỳ.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong cúc hoa có chứa các thành phần hoá học đa dạng như Apigenin, Quercetin 3-O-galactoside, Lyteolin, Thymol, Tricosane, Isorhamnetin-3-O-galactoside, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Camphor, Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside,…

Vị thuốc Cúc hoa

1. Tính vị

  • Vị ngọt, không độc (theo Biệt Lục).
  • Tính bình, hơi hàn, vị đắng, ngọt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Tính hơi hàn, vị ngọt, đắng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Tính bình, vị đắng (theo Bản Kinh).
  • Tính hàn, vị ngọt, đắng (theo Thang Dịch Bản Thảo).

2. Quy kinh

  • Quy vào kinh Phế, Thận, Can (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Quy vào kinh Thận, Phế, Can, Tỳ (theo Lôi Công Bào Chích Luận).
  • Quy vào kinh Phế, Can, Tỳ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Minh mục và khứ ế mạc (theo Dụng Dược Tâm Pháp).
  • Thanh nhiệt, minh mục, bình can, thanh tán phong nhiệt, giải độc (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Giảm nóng nảy, thanh phong, khử nhiệt (theo Bản Kinh Phùng Nguyên)
  • Cho dược liệu vào gối giúp làm sáng mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt (theo Chư Gia Bản Thảo).
  • Công dụng dưỡng huyết mục (theo Trân Châu Nang).
  • Minh mục, giải độc, thanh nhiệt, sơ phong (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Bình Can, thanh nhiệt, tiết nhiệt, Dã cúc hoa thiên về giải độc (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Trừ phong các khớp xương, chủ yếu thiên phong hàn. Trừ được chứng du phong ở thân người, thiên về phong nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Chữa các bệnh về mặt, tai mắt, đầu, phong nhiệt, nhức đầu, đau mắt, thông lợi huyết (theo Dược Tính Bản Thảo).
  • Tác dụng nuôi huyết, giúp sáng mắt, đánh tan mộng thịt ở mắt (theo Trân Châu Nang).
  • Dân gian thường sử dụng hoa cúc khô để chữa đau đầu, mắt đủ, chóng mặt, các chứng du phong do nhiệt ở Can, bị nặng một bên đầu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn, tụ cầu trùng vàng, liên cầu trùng dung huyết beta,… (theo Trung Dược Học).
  • Ức chế các vi nấm gây bệnh ngoài da: Bạch cúc hoa có tác dụng làm giảm hoạt động quá mức của một số vi nấm gây bệnh ngoài da (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Điều trị cao huyết áp: Sử dụng nước sắc dược liệu cúc hoa cho 46 bệnh nhân bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Trong 7 ngày nhận thấy các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mất ngủ có cải thiện. Trong đó, có 35 trường hợp có biểu hiện giảm huyết áp. Dùng từ 10 – 30 ngày sau nhận thấy các biểu hiện khác tiến triển tốt (theo Chinese Hebral Medicine).

4. Cách dùng, liều dùng

Dược liệu cúc hoa có thể dùng ở nhiều dạng như dùng tươi, sấy khô hoặc tán bột. Liều dùng khuyến cáo từ 6 – 20g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ hoa cúc khô an toàn và lành tính. Không chỉ cải thiện một số bệnh lý thường gặp, việc dùng dược liệu này đúng cách còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu 
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ hoa cúc khô an toàn và lành tính

Bài thuốc cải thiện nhan sắc, chữa chóng mặt:

  • Chuẩn bị: Bạch cúc (hái vào mùng 9 – 9 âm lịch) 2 cân và 1 cân phục linh.
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống cùng với rượu nóng, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc chữa đau đầu do phong nhiệt:

  • Chuẩn bị: Cúc khoa, thạch cao, xuyên khung mỗi vị 12g
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc tán bột mịn. Mỗi lần dùng 6g uống cùng với nước trà. Áp dụng đều đặn để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc chữa phong thấp đau nhức ở chân và khớp gối:

  • Chuẩn bị: Ngải diệp và cúc hoa với lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Các vị thuốc mang đi tán bột mịn, trộn đều với hồ rồi đắp lên chân, đầu gối để cải thiện đau nhức

Bài thuốc chữa mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: 

  • Chuẩn bị: Thuyền thoái, cúc hoa với liều lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Các dược đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2 – 12g trộn với mật ong và đem sắc uống để cải thiện.

Bài thuốc trị say rượu không tỉnh:

  • Chuẩn bị: Cúc hoa khô
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi tán bột thì lấy một ít bột thuốc uống cùng với nước ấm.

Bài thuốc chữa đinh nhọt gây sưng đau:

  • Chuẩn bị: Rễ cúc hoa khoảng 1 nắm
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem giã nát, vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp.

Bài thuốc chữa đau nhức đầu do huyết hư:

  • Chuẩn bị: Tế tân, đương quy, cúc hoa, thiên môn, đồng tiện. bạch thược dược, xuyên khung, sinh địa, cảo bản, cam thảo, thục địa hoàng với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm cùng với nước và đun trên lửa nhỏ. Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc chữa phong ôn giai đoạn đầu (hoa mắt, hơi lạnh, mắt đỏ, chóng mặt, đau mắt):

  • Chuẩn bị: Cúc hoa, xa tiền thảo mỗi vị 12g, câu đằng, tăng diệp, cát cánh mỗi vị 8g, cam thảo, liên kiều mỗi vị 4g.
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc chữa can thận đều hư, nhìn kém:

  • Chuẩn bị: Thục địa, phục linh, cúc hoa, câu kỷ tử, sơn thù du, đơn bì mỗi vị 12g, sơn dược 16g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi tán bột mịn, trộn với mật ong làm thành hoàn và uống cùng với nước ấm.

Bài thuốc chữa thái âm phong ôn, hơi khát, sốt, ho: 

  • Chuẩn bị: Liên liều 6g, vi can, cát cánh, hạnh nhân mỗi vị 8g, tang diệp 10g, cúc hoa 4g, bạc hà, cam thảo mỗi vị 3.2g.
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 2 chén nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi sắc lại còn 1 chén thì chắt lấy nước, chia thành 3 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa ban đậu chạy vào mắt gây ra màng mộng:

  • Chuẩn bị: Vỏ đậu xanh, bạch cúc hoa, cốc tinh thảo với liều lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem đi tán bột mịn. Mỗi lần dùng 4g bột, một chén cơm nếp, 1 quả thị nấu đến khi cơm cạn thì ăn hết. Mỗi ngày ăn 3 lần, người bị bệnh nhẹ dùng từ 5 – 7 ngày là khỏi, bệnh nặng mất khoảng 15 ngày.

Bài thuốc chữa âm hộ sưng đau:

  • Chuẩn bị: Đọt non cây cúc hoa
  • Thực hiện: Đem đi rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi cùng với 1.5 lít nước đun sôi. Dùng nước này để xông vùng kín giúp cải thiện tình trạng sưng đau âm hộ.

Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt:

  • Chuẩn bị: Cam hoa cúc 1 cân, hồng tiêu bỏ mắt 240g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột mịn rồi trộn với nước sắc địa hương. Làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên trước khi ngủ.

Bài thuốc chữa phong nhiệt do Can kinh:

  • Chuẩn bị: Khương hoạt, cúc hoa, mọc tặc, bạch tật lê mỗi vị 12g, thuyền thoái 3.2g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa mụn nhọt có mủ:

  • Chuẩn bị: Cam thảo 20g, bạch cúc hoa 160g
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm cùng với nước và sắc uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng Cúc hoa chữa bệnh

Cúc hoa (hoa cúc khô) là dược liệu không có độc, lành tính và được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất khi áp dụng các bài thuốc chữa từ vị thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng dược liệu cho người bị tiêu chảy, ăn ít, Vị hàn, khí hư (theo Bản Thảo Hối Ngôn)
  • Người bị Tỳ Vị hư hàn không nên dùng hoa cúc khô (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Kiêng dùng dược liệu cho các trường hợp bị đau đầu nhưng sợ lạnh, dương hư (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cúc hoa (hoa cúc khô) là dược liệu rất tốt cho sức khoẻ cũng như tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...