Bệnh Viêm Cổ Tử Cung Có Lây không? Cách Phòng Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh viêm cổ tử cung có lây không? Thắc mắc được nhiều bệnh nhân đặt ra. Theo các chuyên gia, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới có nguy cơ lây sang bạn tình nếu cả hai không giữ an toàn khi quan hệ. Ngoài ra, viêm nhiễm còn có khả năng lây từ mẹ sang con ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bệnh viêm cổ tử cung có lây không?
Bệnh viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Trong đó chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đã từng quan hệ tình dục. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau rát khi quan hệ, tiết dịch bất thường về màu sắc, kết cấu kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng kín,…
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung thường liên quan đến yếu tố quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh không sạch sẽ, ảnh hưởng từ các viêm nhiễm phụ khoa liên quan khác,… Ngoài các thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, người bệnh còn thắc mắc: “Bệnh viêm cổ tử cung có lây không?”.
Trước hết bạn đọc cần nắm việc hình thành tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung bắt nguồn từ sự tấn công gây hại của các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tại cổ tử cung. Chúng có liên quan đến quá trình quan hệ tình dục không lành mạnh, nguy cơ nhiễm phải mầm bệnh từ bạn tình. Theo đó cho thấy khả năng lây nhiễm viêm cổ tử cung qua đường tình dục cao.
Ngược lại, nếu phụ nữ đang bị viêm cổ tử cung, khi quan hệ với bạn tình rất có thể khiến chúng lan sang bộ phận sinh dục của nam giới, lưu trú và tăng khả năng tái nhiễm trở lại phụ nữ nếu không biết cách phòng ngừa, điều trị phù hợp. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên tạm thời kiêng quan hệ hoặc áp dụng các biện pháp phòng tránh để tránh gây viêm nhiễm cho bạn tình.
Bên cạnh hiện tượng lây nhiễm qua đường tình dục, viêm cổ tử cung còn có khả năng ảnh hưởng đến bào thai. Trường hợp thai phụ mắc phải chứng bệnh này có khả năng gặp nhiều di chứng nếu không khám chữa sớm. Hại khuẩn có thể tấn công vào màng ối, ảnh hưởng trong quá trình sinh nở ngả âm đạo gây viêm nhiễm mắt, da, hệ hô hấp… của em bé.
Do đó, khi được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên chủ động điều trị sớm, không nên chủ quan. Bởi, bệnh không chỉ ngày càng tiến triển xấu mà còn có nguy cơ lan sang chồng, con nếu phụ nữ không biết cách kiêng cữ, chăm sóc đúng cách trong và sau quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm
Viêm cổ tử cung là bệnh lý xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là chủ yếu. Việc quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh có thể khiến hại khuẩn lưu trú ở bộ phận sinh dục nam, khi quan hệ tiếp tục có thể làm nữ giới tái nhiễm bệnh. Ngoài ra như đã đề cập, bệnh có khả năng ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở. Do đó nữ giới nên chủ động trong việc phòng bệnh lây nhiễm.
Dưới đây là những vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:
Chủ động kiêng quan hệ tình dục
Viêm cổ tử cung là bệnh lý có thể điều trị bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên nếu bệnh nhân trong thời gian điều trị tiếp tục sinh hoạt tình dục không an toàn có nguy cơ lây nhiễm hại khuẩn sang bộ phận sinh dục nam. Đồng thời, trong quá trình quan hệ có thể khiến vùng kín bị tổn thương, ảnh hưởng đến khu vực viêm nhiễm ở cổ tử cung.
Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên chủ động kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để đảm bảo an toàn cho bản thân và đối tác. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục tốt nhất nên dùng bao cu su để hạn chế các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục, làm tái phát viêm cổ tử cung gây hại cho sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Điều trị dứt điểm viêm cổ tử cung
Để đảm bảo an toàn, phòng nguy cơ lây nhiễm tốt hơn hết bạn nên điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, ngày này có nhiều phương pháp điều trị viêm cổ tử cung. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
- Sử dụng thảo dược: Trong thiên nhiên có nhiều loại cây được dùng làm thuốc điều trị viêm cổ tử cung. Nhờ khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây hại,… Các phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, an toàn, ít gây phản ứng phụ. Các loại thảo dược thường dùng như lá trầu, lá trà, trinh nữ hoàng cung,… Sử dụng kiên trì, áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, tác dụng hỗ trợ khắc phục triệu chứng.
- Dùng thuốc Tây: Thuốc có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu do viêm cổ tử cung gây ra. Các loại thuốc thường dùng có chứa thành phần kháng sinh giúp diệt khuẩn, ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại. Hiệu quả của thuốc tân dược nhanh chóng hơn mẹo dân gian. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc tân dược để tránh gặp phải tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
- Dùng thuốc Đông y: Đây cũng là một trong các phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc Đông y sử dụng các vị thảo dược quý trong tự nhiên, dùng kết hợp nhằm điều trị bệnh và bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài mà không lo phát sinh phản ứng phụ.
- Điều trị ngoại khoa: Sử dụng biện pháp xâm lấn cho đối tượng viêm nhiễm cổ tử cung giai đoạn nặng. Các biện pháp được chỉ định dựa theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp như sử dụng điện, laser, áp lạnh, dao leep,… Biện pháp ngoại khoa tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, người bệnh nên tìm hiệu và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để theo dõi và điều trị, hạn chế các vấn đề phát sinh không mong muốn.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Bên cạnh áp dụng các cách điều trị kể trên, người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt để góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, để bệnh sớm được cải thiện, người bệnh nên thay đổi các thói quen kém lành mạnh, thay bằng các thói quen khoa học hơn như:
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, phù hợp, ổn định độ pH vùng kín.
- Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
- Lựa chọn quần lót thoải mái, thấm hút tốt, giặt phơi nơi có ánh nắng mặt trời.
- Duy trì cân nặng cân đối, không nên tăng hoặc giảm cân đột ngột làm thay đổi nội tiết tố cơ thể.
- Quan hệ tình dục nên có biện pháp phòng tránh thai an toàn, không lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp.
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học
Ngoài điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể sớm phục hồi, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, biến chứng. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Bổ sung cho cơ thể nhiều rau củ quả, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa.
- Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều gia vị, chất bảo quản,…
- Uống nhiều nước, kết hợp uống nước ép trái cây tươi bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Bổ sung lợi khuẩn bằng các món lên men như sữa chua,…
- Hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu bia, chất kích thích, tránh khói thuốc lá,…
Tái khám theo lịch hẹn
Phụ nữ được khuyến khích thăm khám phụ khoa định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp viêm cổ tử cung không có biểu hiện cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương án điều trị phù hợp để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh viêm cổ tử cung có lây không?”. Viêm nhiễm có thể lây sang bạn tình, sang trẻ sơ sinh gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, chị em được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh này nên chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc cơ thể tốt hơn để bảo vệ sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!