Bị Nổi Mề Đay Liên Tục Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Và Ngăn Tái Phát

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bị nổi mề đay liên tục thường xảy ra do tiếp xúc với các dị nguyên, ảnh hưởng của những bệnh lý mãn tính và căng thẳng quá mức kéo dài. Ngoài ra, số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc bệnh lý không xác định được nguyên nhân khởi phát cụ thể.

Bị nổi mề đay liên tục là do đâu?

Mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da thường gặp và khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau như người trưởng thành, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số thế giới gặp phải tình trạng này.

Bị nổi mề đay liên tục là do đâu? Cách khắc phục và ngăn tái phát
Bị nổi mề đay liên tục thường xảy ra do tiếp xúc với các dị nguyên, căng thẳng quá mức, bệnh lý mãn tính

Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các nốt sẩn xuất hiện có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, da nổi cộm và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh. Theo đó, tổn thương do mề đay gây ra thường gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội và có thể đi kèm với biểu hiện nóng rát.

Nổi mề đay mẩn ngứa có cơ chế khởi phát phức tạp, đột ngột và có xu hướng thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay kéo dài liên tục trong nhiều ngày và phát triển thành mãn tính. Theo các chuyên gia Da liễu, nổi mề đay liên tục có thể khởi phát bởi những nguyên nhân sau:

1. Nổi mề đay liên tục vô căn

Thực tế, có đến khoảng 70 – 80% trường hợp nổi mề đay kéo dài và bùng phát liên tục nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Trường hợp này, bệnh lý được gọi là bệnh mề đay tự phát hoặc mề đay mãn tính vô căn.

Với những trường hợp này, các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa nổi liên tục trong thời gian dài, tác động xấu đến ngoại hình, gây ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ngoại hình.

2. Tiếp xúc với dị nguyên thường xuyên

Mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da có liên quan đến cơ chế dị ứng. Các triệu chứng bệnh lý bùng phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên hay những yếu tố kích thích. Từ đó gây ra tình trạng tăng kháng nguyên trong huyết tương, phóng thích histamin khỏi phức hợp với protein và bùng phát các triệu chứng bề mặt da.

Tiếp xúc với dị nguyên thường xuyên
tình trạng nổi mề đay liên tục do tiếp xúc với các dị nguyên thường xuyên như nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh, nước, thời tiết, phấn hoa

Do đó, tình trạng nổi mề đay liên tục do tiếp xúc với các dị nguyên thường xuyên như nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh, nước, thời tiết, phấn hoa, lông động vật, kim loại, ma sát, dung môi công nghiệp,…

3. Căng thẳng quá mức

Ngoài ra, nổi mề đay liên tục có thể bùng phát do căng thẳng thần kinh quá mức, tâm lý bất ổn kéo dài. Trong quá trình nghiên cứu cơ chế bệnh sinh, các chuyên gia nhận thất yếu tố tâm lý làm tăng hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy phản ứng dị ứng và hình thành những nốt sẩn ngứa trên da.

Căng thẳng quá mức không được giải tỏa và cải thiện, tổn thương da do mề đay gây ra có thể tiến triển day dẳng, bùng phát liên tục và lan rộng sang những vùng da xung quanh.

4. Ảnh hưởng các bệnh lý mãn tính

Tình trạng nổi mề đay liên tục có thể là hệ quả của những bệnh lý mãn tính như nhiễm trùng mãn tính, nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, mắc các bệnh tự miễn, suy giảm chức năng gan hoặc vấn đề tuyến giáp.

Ảnh hưởng các bệnh lý mãn tính
Bị nổi mề đay liên tục có thể là hệ quả của những bệnh lý mãn tính như nhiễm trùng mãn tính, nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Những bệnh lý này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những chất kích thích tấn công vào da, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mề đay liên tục và kéo dài dai dẳng.

Nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không?

Đa số những trường hợp nổi mề đay đều ở mức độ nhẹ, lành tính và thường thuyên giảm nhanh sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay liên tục có thể là biểu hiện sốc phản vệ – đây là một trong những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu nhanh chóng.

Nếu nhận thấy các sẩn ngứa trên da xuất hiện đột ngột, nổi liên tục và đi kèm với một số biểu hiện như sưng phù cổ họng, khó thở, sưng môi, buồn nôn, choáng đầu,… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Nếu không được can thiệp sớm, sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp, co thắt đường thở, hạ huyết áp và làm tăng nguy cơ tử vong.

Nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không?
Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ chàm hóa

Ngoài ra, hiện tượng nổi mề đay liên tục còn có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề như:

  • Chàm hóa: Hiện tượng chàm hóa xuất hiện ở vùng da nổi mề đay, đặc trưng bởi tình trạng da dày sừng, khô ráp, ngứa ngáy và nứt nẻ. Tình trạng này thường xuất hiện do tổn thương da kéo dài cộng hưởng với những yếu tố như ma sát, chà xát, cào gãi.
  • Lichen hóa: Đây là một dạng tổn thương thứ phát sau giai đoạn chàm hóa. So với tổn thương ở dạng chàm, lichen hóa sẽ gây dày sừng, thâm nhiễm, bong tróc da, ngứa ngáy dữ dội và kéo dài dai dẳng. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng lichen hóa sẽ tác động trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ và yếu tố tâm lý.
  • Bội nhiễm da: Bội nhiễm da khởi phát khi vi khuẩn, nấm và virus xâm nhập vào vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng da. Thông thường, biến chứng này là hệ quả của thói quen cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương, vệ sinh da kém.

Các biện pháp khắc phục nổi mề đay liên tục

Để kiểm soát triệu chứng nổi mề đay liên tục, người bệnh cần loại trừ những yếu tố kích thích, kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngờ bệnh lý khởi phát do những bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân nhằm khắc phục triệu chứng hiệu quả.

1. Loại trừ dị nguyên kích thích

Những yếu tố kích thích được xem là nguyên nhân khiến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, xuất hiện tổn thương da liên tục. Do đó, biện pháp đầu tiên là người bệnh cần loại trừ cũng như tránh tiếp xúc với những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.

Loại trừ dị nguyên kích thích
Tránh xa các yếu tố gây kích thích như phấn hoa, lông động vật, mủ thực vật, hóa mỹ phẩm

Dưới đây là một số yếu tố kích thích mà người bị nổi mề mẩn ngứa cần tránh xa:

  • Tránh tiếp xúc với những dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, sơn dầu, nọc độc côn trùng, mủ thực vật, xà phòng, thuốc, mạt bụi,…
  • Cần kiểm tra nguồn nước và dùng máy nước lọc khi cần thiết
  • Luôn giữ ẩm cho da và mặc quần áo đủ ấm, tránh tình trạng bong tróc, khô ráp da và nổi mề đay mẩn ngứa do thời tiết chuyển lạnh.
  • Không tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó, tránh tắm quá lâu.
  • Hạn chế những hoạt động gây tiết nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt như đạp xe, chạy bộ, gym,… Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên những bộ môn có cường độ vận động nhẹ, hạn chế đổ mồ hôi như đi bộ, bơi lội, yoga.
  • Người bệnh nổi mề đay nên lựa chọn quần áo, giày dép có kích cỡ phù hợp và chất liệu thấm hút tốt, mềm mại, tránh ma sát lên da.
  • Cần kiểm tra trang sức cũng như những vật dụng tiếp xúc với da.

2. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Những nhóm thuốc được dùng trong điều trị nổi mề đay liên tục có tác dụng giảm ngứa ngáy, kiểm soát tổn thương da, đồng thời ngăn ngừa triệu chứng lan rộng sang những vùng da xung quanh.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc được dùng trong điều trị nổi mề đay liên tục có tác dụng giảm ngứa ngáy, kiểm soát tổn thương da

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong chữa nổi mề đay liên tục:

  • Thuốc kháng histamine: Histamin chính là thành phần trung gian gây khởi phát các triệu chứng nổi mề đay. Do đó, nhóm thuốc này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa và những bệnh da liễu liên quan đến dị ứng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamine H1. Tuy nhiên, trường hợp không thể đáp ứng tốt, có thể cân nhắc kết hợp với thuốc kháng hitsamine H2 nhằm tăng hiệu của điều trị.
  • Thuốc kháng Leukotrien: Leukotrien là hoạt chất trung gian kích thích phản ứng dị ứng. Do đó, với những trường hợp sử dụng nhóm thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng Leukotrien.
  • Thuốc corticoid ở dạng uống: Corticoid ở đường uống có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, viêm loét dạ dày, suy thượng thận và tăng đường huyết. Tuy nhiên, trường hợp nổi mề đay liên tục gây sưng mí mắt, sưng môi, phù nề, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc Corticoid đường uống ở liều thấp nhằm kiểm soát tổn thương da, đồng thời ngăn ngừa biến chứng phát sinh.
  • Thuốc Omalizumab: Thuốc thường chỉ định với những trường hợp mề đay mãn tính vô căn hoặc không đáp ứng với thuốc kháng histamine H1. Các thành phần hoạt chất trong thuốc Omalizumab hoạt động theo cơ chế ức chế sản sinh IgE, từ đó ngăn ngừa quá trình phóng thích các chất trung gian phản ứng dị ứng vào niêm mạc và da.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn một số loại thuốc kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay liên tục khác như thuốc bôi làm dịu da, dưỡng ẩm, thuốc ức chế miễn dịch (Methotrexate, Cycloporin),…

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay liên tục tái phát

Bị nổi mề đay liên tục có xu hướng kéo dài liên tục và phát triển thành mãn tính. Do đó, bên cạnh các biện pháp y tế, người bệnh cần chủ động trong việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh lý tái phát lâu dài.

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay liên tục tái phát
Dưỡng ẩm da thường xuyên để giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa nổi mề đay liên tục tái phát:

  • Cần giữ vệ sinh cơ thể và tắm 2 lần/ ngày với những sản phẩm an toàn và lành tính
  • Bổ sung nhiều nước, dưỡng ẩm da thường xuyên để giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm hiệu quả.
  • Bảo vệ làn da trước những tác nhân kích thích như nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp, kim loại, phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm,…
  • Tránh cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương. Bởi tác động này có thể khiến vùng da chảy máu, đỏ ứng, kích thích tình trạng nổi mề đay lan rộng, gây ngứa ngáy dữ dội, đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Mang khẩu trang, che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày. Tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao (từ 10:00 – 16:00)
  • Cần bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như cá hồi, bơ, rau xanh, dầu ô liu, nước ép, trái cây,…
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp kiểm soát căng thẳng, rối loạn lo âu và tâm lý bất ổn.
  • Tiến hành tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/ lần và kiểm tra sức khỏe tổng quát đều đặn để giúp phát hiện kịp thời và chữa trị những bệnh lý tiềm ẩn.

Bị nổi mề đay liên tục không chỉ gây ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Do đó, khi nhận thấy trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...