Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Từ Cây Cúc Tần Cực Hay Ít Người Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần là bài thuốc dân gian quen thuộc, được nhiều người sử dụng do lành tính và an toàn. Bởi từ lâu, ông bà ta đã lưu truyền nhiều công dụng của loại cây này. Chẳng hạn như dùng cúc tần chữa bệnh cảm ho, sốt, viêm tai giữa, đau bụng kinh,… và đặc biệt còn hỗ trợ giảm viêm, làm teo búi trĩ hiệu quả.
Dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ có thật sự hiệu quả?
Bệnh trĩ có xu hướng ngày càng gia tăng, độ tuổi người mắc bệnh trẻ hóa dần. Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, có nhiều yếu tố tác động tạo điều kiện hình thành búi trĩ trong và ngoài ống hậu môn. Điển hình là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh không khoa học hoặc bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh tiêu hóa, đường ruột liên quan khác.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên trước khi áp dụng người bệnh sẽ được thăm khám xác định dạng bệnh và mức độ trĩ đang gặp phải. Dùng bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà là hướng điều trị được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi thuốc thường là thảo dược nên có độ an toàn, lành tính hơn một số thuốc tân dược hiện có trên thị trường.
Trong số các mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian có bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần. Loại cây này được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên nước ta, dễ tìm và sử dụng, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị. Không chỉ hiệu quả đối với bệnh trĩ, cây cúc tần còn được ứng dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, do đó độ an toàn và hiệu quả tốt được nhiều người tin dùng.
Theo ghi chép Đông y, lá cây cúc tần có tính ấm, vị cay và mùi thơm, tác dụng tiêu đờm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng, kháng viêm tốt, đặc biệt còn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Lá cây cúc tần được dùng trị bệnh về xương khớp, nhiễm khuẩn, nhức mỏi, đau đầu,… nhất là hữu dụng trong vấn đề hỗ trợ chữa trĩ.
Nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra trong lá cúc tần chứa nhiều hoạt chất thiết yếu giúp kiểm soát tốt tình trạng sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy hậu môn,… do tác hại của bệnh trĩ. Có thể kể đến như xenlulozo, canxi, protit, vitamin C, sắt,… Do mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe nên mẹo chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần cho đến ngày nay vẫn được lưu truyền rộng rãi.
Mặc dù mang lại lợi ích tích cực, tuy nhiên bên cạnh ưu điểm, phương pháp dân gian này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Dưới đây là những ưu – nhược điểm chính:
Ưu điểm:
- Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần khá đơn giản, dễ thực hiện.
- Chi phí người bệnh bỏ ra cho bài thuốc chữa bệnh này khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Lành tình, an toàn, ít phát sinh phản ứng phụ đối với cơ thể do nguyên liệu từ thiên nhiên.
- Có thể kết hợp với các phương pháp khác giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra tại nhà.
Nhược điểm:
- Bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược chỉ phù hợp cho đối tượng trĩ nhẹ. Tình trạng trĩ nặng với búi trĩ to, có hiện tượng phát sinh biến chứng thường không mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Tác dụng bài thuốc chậm, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong quá trình sử dụng.
- Dễ gây nhiễm trùng, viêm nhiễm nếu người bệnh thực hiện không đúng cách, không giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Phương pháp dân gian không thể hoàn toàn thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu, khả năng trị dứt điểm thấp.
Ngoài ra, việc sử dụng cây cúc tần chữa bệnh trĩ cần đúng liều lượng. Nếu lạm dụng hơn 16g mỗi ngày người bệnh có nguy cơ gặp phải các phản ứng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích thăm khám sau 2 tháng sử dụng cách chữa này để kiểm tra mức độ phục hồi, tình trạng sức khỏe sau khi dùng bài thuốc dân gian tại nhà.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần cực hay
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu an toàn và hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo ngay các bài thuốc như sau:
Bài thuốc nước lá cúc tần uống chữa trĩ
Uống nước thuốc từ lá cúc tần là cách làm được nhiều người thực hiện, phù hợp với đối tượng mắc trĩ nội. Các dược chất có trong lá cúc tần nhanh chóng thẩm thấu vào cơ thể, khắc phục các triệu chứng khó chịu trong hệ tiêu hóa, cải thiện chất lượng đại tiện.
Nước thuốc nấu từ lá cúc tần hơi khó uống do có vị đắng và hơi cay. Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng quá liều lượng, tránh uống hơn 16g lá cúc tần mỗi ngày để hạn chế nguy cơ gặp các phản ứng phụ gây ảnh hưởng sức khỏe. Cách tiến hành như sau:
- Bạn sử dụng khoảng 15g lá cúc tần tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng vài phút rồi vớt để ráo nước.
- Sau đó bạn cho lá cúc tần vào cối sạch giã nát, chắt lấy nước cốt pha với nước một ít nước uống trực tiếp.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần để giảm thiểu tác hại do trĩ gây ra cho cơ thể.
Ngoài dùng lá cúc tần tươi, bạn có thể sử dụng lá phơi khô, sao vàng để bảo quản sử dụng lâu hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một ít lá cúc tần khô cho vào ấm và hãm với nước sôi như hãm trà hoặc nấu lấy nước uống. Uống mỗi ngày, kiên trì liên tiếp trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đắp lá cúc tần trực tiếp vào hậu môn
Bên cạnh cách trên, đắp lá cúc tần vào hậu môn cũng là mẹo được nhiều người áp dụng. Dưỡng chất có trong lá sẽ thẩm thấu trực tiếp vào khu vực này, vào các búi trĩ giúp chúng thu nhỏ kích thước, giảm viêm và giảm đau. Bài thuốc đắp ngoài hậu môn phù hợp với đối tượng đang có trĩ ngoại, cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng lá cúc tần tươi, rửa sạch nhiều lần và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ sạch tạp chất.
- Sau đó cho lá vào cối sạch giã nát, vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi trực tiếp đắp lá cúc tần lên hậu môn, búi trĩ.
- Nằm thư giãn 10 – 15 phút cho hoạt chất thẩm thấu, sau đó vệ sinh hậu môn lại với nước sạch.
- Áp dụng cách làm này mỗi ngày, liên tiếp trong khoảng 1 tuần.
Xông hơi hậu môn bằng cây cúc tần chữa trĩ
Xông hơi hậu môn giúp người bệnh xoa dịu cơn đau rát, ngứa ngáy khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Các dược chất trong cây cúc tần sẽ thẩm thấu sâu, giúp sát trùng, kháng viêm cho khu vực hậu môn, búi trĩ, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cách làm đơn giản như sau:
- Hái nắm lá cúc tần tươi, sau đó rửa sạch, lưu ý ngâm sơ với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các tạp chất.
- Cho lá cây cúc tần vào nồi, nấu với 2 lít nước trong vài phút, sau đó đổ ra chậu.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi tiến hành xông hơi, giữ khoảng cách an toàn với mặt nước xông để tránh làm bỏng da.
- Phần nước xông sau khi nguội còn âm ấm tận dụng để ngâm rửa lại hậu môn.
- Dùng khăn mềm thấm khô, không chà xát mạnh khu vực đang bị tổn thương.
- Áp dụng cách làm này mỗi tuần từ 2 – 3 lần, liên tục trong khoảng 2 tháng để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần kết hợp thảo dược
Ngoài sử dụng riêng lá cây cúc tần, bạn có thể kết hợp thêm một số thảo dược khác nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh trĩ. Tham khảo ngay cách làm sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm lá cúc tần, lá sung, lá lốt và ngải cứu, mỗi thứ hái 1 nắm, kết hợp với 1 ít nghệ tươi.
- Nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào nồi đun nước xông hơi.
- Nước sôi được vài phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu, vệ sinh hậu môn và tiến hành xông hơi.
- Phần nước khi còn ấm dùng ngâm rửa lại hậu môn, áp dụng kiên trì cách làm này mỗi tuần 2 – 3 lần, ít nhất trong vòng 2 tháng để thu được kết quả như mong đợi.
Món ăn chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần
Chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần thông qua một số món ăn liên quan đến loại cây này cũng là cách được nhiều người áp dụng. Các chất trong cây cúc tần kết hợp với các dưỡng chất khác trong món ăn giúp cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đào thải độc tố cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, nhanh chóng.
Tham khảo một số món từ lá cúc tần như canh cúc tần, cá kho với lá cúc tần, bánh nếp,… Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình, địa phương mà bạn có thể đa dạng cách chế biến món ăn với loại lá này. Ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều lá cúc tần. Bạn có thể ăn xen kẽ với các món khác trong tuần, chú ý cân bằng dinh dưỡng để cơ thể vừa được cung cấp dưỡng chất cần thiết ,vừa bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần
Chữa bệnh trĩ từ lá cúc tần là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà với các bài thuốc xông hơi, thuốc uống hoặc dùng cúc tần làm nguyên liệu chế biến món ăn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị và sớm đạt hiệu quả tốt nhất, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Sử dụng mẹo chữa cho đối tượng bệnh trĩ nhẹ, trường hợp nặng nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thăm khám xác định dạng và mức độ trĩ trước khi áp dụng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.
- Không lạm dụng, sử dụng lá cúc tần không quá 16g mỗi ngày để đảm bảo an toàn, tránh gặp một số phản ứng phụ gây ảnh hưởng quá trình điều trị và sức khỏe.
- Tùy cơ địa của mỗi người mà thời gian phát huy tác dụng không giống nhau. Do đó người bệnh nên kiên trì sử dụng, không nên lạm dụng, vội vàng hoặc bỏ dỡ giữa chừng.
- Kết hợp điều trị và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày phù hợp hơn. Ăn đủ chất, bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất,… tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nên kiêng những món khó tiêu, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ là ảnh hưởng đến búi trĩ, gây đau rát hậu môn dữ dội hơn khi đi đại tiện,…
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp phân mềm hơn, tạo điều kiện cho quá trình đào thải diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.
- Tập thể dục nâng cao sức khỏe, tránh ngồi nhiều trong thời gian dài, giữ tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan để bệnh sớm cải thiện.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thay đổi phương án điều trị khi cần thiết, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Trên đây là các cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần, bạn đọc có thể tham khảo. Vì là phương pháp dân gian nên độ an toàn, lành tính cao, phù hợp cho nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên mẹo chữa chỉ phù hợp cho tình trạng trĩ mới khởi phát, mức độ nhẹ. Nếu bạn gặp phải triệu chứng nặng nề, xuất hiện dấu hiệu biến chứng nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem Thêm:
- Bài Thuốc Từ Lá Cây Thầu Dầu Tía Chữa Bệnh Trĩ Cực Hay
- Bài Thuốc Từ Cây Xấu Hổ Chữa Bệnh Trĩ Và Cách Áp Dụng Đúng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!