Đau Rát Hậu Môn Ở Trẻ Là Bị Gì? Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau rát hậu môn ở trẻ có thể xảy ra do vệ sinh cơ thể không đúng cách, táo bón mãn tính, nhiễm giun kim, hẹp hậu môn do bẩm sinh. Tình trạng này thường không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bé quấy khóc, đau rát, bứt rứt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, chậm phát triển.

Trẻ bị đau rát hậu môn là do đâu?

Đau rát hậu môn là tình trạng vùng da bên trong và xung quanh cơ quan này bị kích thích, tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Triệu chứng này không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân cụ thể có thể giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc khắc phục triệu chứng này ở trẻ.

Đau Rát Hậu Môn Ở Trẻ Là Bị Gì? Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa
Đau rát hậu môn ở trẻ có thể xảy ra do vệ sinh cơ thể không đúng cách, táo bón mãn tính,…

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau rát hậu môn ở trẻ:

1. Nhiễm giun kim

Bị nhiễm giun kim được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau rát khó chịu ở vùng hậu môn trẻ nhỏ. Tình trạng đau ngứa hậu môn do giun kim xảy ra chủ yếu vào ban đêm do lúc này giun cái bò xuống hậu môn đẻ trứng, tiết dịch gây ngứa ngáy.

Trong trường hợp triệu chứng khởi phát do giun kim, ba mẹ có thể nhận thấy trẻ mất ngủ, cáu bẳn, dễ bực dọc, thường xuyên cào gãi hậu môn. Để xác định trẻ có bị nhiễm phải giun kim không, bạn có thể dùng đèn soi hậu môn sẽ thấy giun kim cùng những nang trứng nằm bên trong nếp gấp hậu môn.

2. Táo bón kéo dài

Trẻ nhỏ là đối tượng thường dễ bị táo bón do thói quen uống ít nước và các loại rau củ. Tình trạng táo bón làm tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn, từ đó gây ra hiện tượng đau rát, khó chịu, nhất là khi trẻ đi ngoài.

Táo bón kéo dài
Tình trạng táo bón làm tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn, từ đó gây ra hiện tượng đau rát

Trường hợp táo bón ở trẻ kéo dài, không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ bị nứt hậu môn, thậm chí là bị bệnh trĩ. Tình trạng này có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng, do đó ba mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ khi bị táo bón.

3. Hẹp hậu môn

Theo các chuyên gia, hẹp hậu môn là dị tật bẩm sinh xuất hiện do khiếm khuyết từ gen di truyền. Trẻ em bị hẹp hậu môn thường gặp khó khăn trong quá trình đại tiện, đồng thời gặp phải các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, sưng viêm hậu môn, chảy máu khi đại tiện,…

4. Vệ sinh kém

Việc vệ sinh không đúng cách có thể khiến bụi bẩn, phân tích tụ ở hậu môn và gây ra tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Đau rát hậu môn ở trẻ do vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân dễ cải thiện và khắc phục nhất.

Vệ sinh kém 
Việc vệ sinh không đúng cách có thể khiến bụi bẩn, phân tích tụ ở hậu môn và gây ra tình trạng đau rát

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng hậu môn, áp xe hoặc thậm chí là hoại tử.

5. Viêm da tiếp xúc

Tình trạng đau rát hậu môn ở trẻ có thể xảy ra do viêm da tiếp xúc. Bởi làn da của trẻ nhỏ mỏng và thường nhạy cảm với những tác nhân kích thích. Trong trường hợp hậu môn ma sát với tã, quần hoặc tiếp xúc với xà phòng chứa nhiều hóa chất, tẩy rửa cao, vùng da này có thể bị viêm, đau rát, ngứa ngáy và chảy dịch.

6. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi khu vực này xuất hiện những vết nứt khi đi ngoài. Theo đó, bệnh lý có thể khởi phát do tình trạng táo bón kéo dài hoặc vùng da ở hậu môn bị khô ráp.

Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi khu vực này xuất hiện những vết nứt khi đi ngoài

Lúc đầu, nứt kẽ hậu môn thường chỉ gây ngứa và kích ứng nhẹ. Tuy nhiên khi vết nứt đi sâu vào niêm mạc, khi đó trẻ có thể bị đau hậu môn, tụ mủ, chảy máu, quấy khóc, chán ăn,….

7. Dị ứng thực phẩm

Việc sử dụng các thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mực, nấm,… có thể dẫn đến tiêu chảy và đau rát, ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ thu nạp các thực phẩm có tính nóng (tỏi, ớt, tiêu,…) cũng có thể gây ra tình trạng đau rát khi đi ngoài.

Tình trạng đau rát hậu môn ở trẻ có nguy hiểm không?

Tình trạng đau rát hậu môn ở trẻ khá phổ biến và ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra với tần suất dày đặc với mức độ nặng nề, trẻ có thể rơi vào trạng thái chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, bực dọc và chậm phát triển.

Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương hậu môn cũng có thể tiến triển nặng nề, dẫn đến đau rát dữ dội và nhiễm trùng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở hậu môn của trẻ, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị đau rát hậu môn ở trẻ

Thực tế nhận thấy, tình trạng trẻ bị đau ở hậu môn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ bị đau hậu môn thường dễ cáu bẳn, quấy khóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,… Do đó, bạn có thể làm giảm các biểu hiện này ở trẻ thông qua một số biện pháp sau:

1. Vệ sinh cơ thể đúng cách

Khi nhận thấy trẻ bị đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn, bạn cần vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách. Đối với trẻ lớn hơn, ba mẹ cần giải thích cho trẻ về tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân cũng như hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách.

Vệ sinh cơ thể đúng cách 
Khi nhận thấy trẻ bị đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn, bạn cần vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách

Trong khi vệ sinh cho trẻ, cần dùng nước sạch hoặc nước muối ấm pha loãng. Việc sử dụng xà phòng chứa chất tẩy mạnh có thể dẫn đến kích ứng, tổn thương da. Bên cạnh đó, cần lau khô hậu môn, vùng kín của trẻ trước khi mặc quần áo.

2. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước

Thực tế nhận thấy, táo bón kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây đau rát ở hậu môn. Do đó, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ để hạn chế nguyên nhân này.

  • Khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cho mỗi ngày. Nếu bé khó chịu khi dùng nước lọc, ba mẹ có thể cho trẻ dùng nước ép trái cây để giúp kích thích vị giác.
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Trường hợp trẻ không thích ăn rau, bạn có thể thay thế bằng một số loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt,…
  • Ưu tiên cho trẻ dùng các món ăn ở dạng lỏng như cháo, canh, soup,… để tránh tình trạng táo bón, đau rát hậu môn
  • Tránh cho trẻ thu nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng, kích thích hậu môn như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, hải sản, đậu phộng,…
  • Tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, tránh ép trẻ ăn quá nhiều. Nếu trẻ lười ăn, ba mẹ nên tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cũng như hướng dẫn biện pháp khắc phục phù hợp.

3. Tránh xa những tác nhân kích thích

Tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn có thể xảy ra do viêm da tiếp xúc. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, ba mẹ có thể cải thiện bằng cách cách ly, loại bỏ những tác nhân kích thích xung quanh trẻ.

Tránh xa những tác nhân kích thích 
Chọn mặc cho trẻ quần, tã lót có kích cỡ vừa với cân nặng của trẻ

Theo đó, trẻ cần tránh xa những tác nhân kích thích sau:

  • Thay thế xà bông tắm, nước xả vải, tã lót,… nếu nghi ngờ các sản phẩm này là nguyên nhân khiến trẻ bị đau rát hậu môn
  • Chọn mặc cho trẻ quần, tã lót có kích cỡ vừa với cân nặng của trẻ, bên cạnh đó cần lựa chọn trang phục có chất liệu mát mẻ và thông thoáng.
  • Ba mẹ cần thường xuyên thay tã để tránh tình trạng ma sát gây ngứa, đau rát hậu môn và hăm da.

4. Nong hậu môn

Đối với những trường hợp đau rát hậu môn do hẹp hậu môn, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và nong hậu môn.

Phương pháp này được thực hiện từ 6 – 12 tháng với mục đích nới rộng không gian ở hậu môn, đồng thời cải thiện tình trạng khó khăn khi đi ngoài ở trẻ nhỏ.

5. Điều trị do nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau rát ở hậu môn vào ban đêm. Do đó, nếu nhận thấy giun kim, ấu trùng tại nếp gấp ở hậu môn, ba mẹ cần cho trẻ áp dụng các biện pháp điều trị.

Một số loại thuốc trị giun kim:

  • Albendazole: Cho trẻ uống 1 viên (400mg) và uống lại sau 1 tháng
  • Mebendazole: Tương tự với thuốc Albendazole, cho trẻ uống 1 viên Mebendazole (500mg) và nhắc lại sau 1 tháng

Những loại thuốc trị giun kim chỉ được dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Tránh tự ý sử dụng thuốc cho trẻ dưới độ tuổi được quy định.

Điều trị do nhiễm giun kim
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động sản sinh của giun kim

Theo đó, trường hợp trẻ bị nhiễm giun kim dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo dân gian như:

  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động sản sinh của giun kim. Do đó, ba mẹ có thể vệ sinh hậu môn cho trẻ, lau khô bằng khăn bông sạch rồi thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da này. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở hậu môn.
  • Sử dụng nước ép tỏi: Tương tự như dầu dừa, nước ép tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn mạnh. Việc sử dụng nước ép tỏi lên hậu môn bị có thể làm hư hại ấu trùng giun kim, đồng thời giảm đau rát hiệu quả. Tuy nhiên, nước ép tỏi có tính cay nồng, nên chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Phòng ngừa đau rát hậu môn ở trẻ

Tình trạng đau rát hậu môn ở trẻ do bất cứ nguyên nhân nào gây ra cũng có thể tác động xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, ba mẹ cần chủ động trong việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tình trạng này ở trẻ.

Biện pháp giúp phòng ngừa đau rát hậu môn ở trẻ:

  • Vệ sinh vùng kín, hậu môn cho trẻ đúng cách, đồng thời dùng khăn bông sạch lau khô nước trước khi mặc tã, mặc quần.
  • Ba mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên. Bởi vi khuẩn, tạp chất có trong nước tiểu có thể sinh sôi, tấn công ngược trở lại vào bên trong hậu môn và niệu quản.
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, ba mẹ cần dặn dò trẻ không được cào gãi vùng hậu môn và vùng kín.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin nhằm hạn chế tình trạng táo bón. Bởi táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn, đồng thời làm tăng nguy cơ áp xe.
  • Chủ động trong việc điều trị nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu, trĩ, bệnh Crohn,… cho trẻ. Hạn chế tối đa các biến chứng rò hậu môn cũng như đứt cơ thắt.
  • Ba mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi, vận động thường xuyên để giúp tăng nhu động ruột, hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó tránh cho trẻ dùng các thực phẩm khó tiêu, dễ dị ứng như mực, tôm, sò, trứng vịt lộn,…
  • Nên lựa chọn trang phục, quần áo phù hợp với cân nặng của trẻ. Đồng thời, nên ưu tiên những chất liệu mềm mại, thấm hút tốt và thông thoáng.

Đau rát hậu môn ở trẻ em là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện này, ba mẹ cần xác định nguyên nhân, từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, đối với những trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu hậu môn kèm theo dịch/ mủ, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...