Trị Nấm Da Đầu bằng Lá Trầu Không với 5 cách an toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trị nấm da đầu bằng lá trầu không là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian. Với tác dụng chống nấm, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy, cách chữa này có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vảy ở vùng da đầu bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, da không có vết xước, lở loét.

Trị nấm da đầu bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Lá trầu không được biết đến là thảo dược quen thuộc đối với người Việt. Vị thuốc này có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, công dụng khu phong, tán hàn, chỉ thống (giảm đau), sát khuẩn, chống nấm và chống ngứa. Nhờ vào những đặc tính này, lá trầu không thường được tận dụng để điều trị các bệnh ngoài da và hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp.

Trị Nấm Da Đầu bằng Lá Trầu Không với 5 cách an toàn
Trị nấm da đầu bằng lá trầu không là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian

Cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian. Mẹo chữa này có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sát khuẩn, ức chế hoạt động của vi nấm, giảm tình trạng sưng đỏ và bong tróc vảy da đầu đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng cách chữa này đều đặn còn giúp ngăn ngừa rụng tóc và viêm nhiễm lan rộng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, các hoạt chất trong lá trầu không như methyl eugenol, estragole, cineol, allylcatechol,… có tác dụng tiêu diệt vi nấm, virus và kháng khuẩn tốt. Do đó, các công thức từ lá trầu không có thể giảm nhanh các triệu chứng do nấm da đầu gây ra, đồng thời phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng. Bên cạnh đó, thảo dược còn chứa tanin hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương và làm săn chắc da.

Như vậy có thể thấy, lá trầu không mang lại hiệu quả trong điều trị nấm da đầu. Tuy nhiên, thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện một số biểu hiện lâm sàng như viêm đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vảy. Trường hợp tổn thương tiến triển nặng, xuất hiện vết thương hở, chảy máu, ứ mủ, người bệnh cần can thiệp điều trị y tế để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

Hướng dẫn 5 cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không hiệu quả

Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa nấm da đầu từ lá trầu không an toàn và hiệu quả. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng độc vị lá trầu không hoặc kết hợp với các thảo dược khác có đặc tính kháng nấm để tăng tác dụng điều trị.

Dưới đây là một số cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không được nhiều người bệnh áp dụng:

1. Gội đầu với nước lá trầu không cải thiện bệnh

Gội đầu với nước lá trầu không chữa nấm da đầu là cách chữa được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Ngoài tác dụng chữa nấm da đầu, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong cải thiện một số bệnh lý như gàu, vảy nến da đầu, viêm da tiết bã da đầu và một số bệnh ngoài da ở da đầu khác.

Gội đầu với nước lá trầu không cải thiện bệnh
Gội đầu với nước lá trầu không chữa nấm da đầu là cách chữa được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao

Dùng nước lá trầu không gội đầu có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở da đầu, giảm viêm đỏ, bong tróc vảy do nấm da đầu gây ra. Đồng thời giúp ức chế vi nấm, vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác. Thực hiện cách chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày có thể cải thiện các biểu hiện lâm sàng đáng kể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi
  • Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng, để ráo nước và vò xát lá trầu không
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước
  • Chắt lấy phần nước, để nguội và dùng nước này để gội đầu

2. Công thức lá trầu không và lá chè xanh trị nấm da đầu

Ngoài cách dùng độc vị, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với lá chè xanh để trị nấm da đầu. Lá chè xanh có công dụng tiêu viêm, ức chế hoạt động của vi nấm, vi khuẩn và làm dịu da nhanh chóng. Tác dụng kháng sinh của thảo dược này kém hơn lá trầu không. Tuy nhiên, các khoáng chất, hợp chất thực vật, vitamin trong lá chè xanh có tác dụng giảm ngứa ngáy, hỗ trợ phục hồi, tái tạo vùng da đầu bị tổn thương.

Chính vì vậy, kết hợp lá trầu không với lá chè xanh có thể làm giảm viêm đỏ ở da đầu, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc vảy do bệnh lý gây ra. Ngoài ra, một số vitamin có trong lá chè xanh còn hỗ trợ giảm thâm sạm, phục hồi tế bào ra bị nhiễm nấm, hư tổn.

Công thức lá trầu không và lá chè xanh trị nấm da đầu 
Ngoài cách dùng độc vị, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với lá chè xanh để trị nấm da đầu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá trầu không và lá chè xanh theo tỷ lệ 1:1
  • Các thảo dược mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo nước
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho các thảo dược vào
  • Đun thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp
  • Chắt lấy phần nước để nguội
  • Sau đó dùng nước này để gội đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng tác dụng điều trị

3. Trị nấm da đầu bằng lá trầu không và gừng tươi

Trường hợp bị nấm da đầu gây ngứa ngáy nhiều, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không và gừng tươi để cải thiện. Cả hai dược liệu này có chứa hoạt chất Cineol có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả, chống nấm và làm dịu da nhanh chóng. Hơn nữa, hoạt chất Gingerol trong gừng tươi còn có đặc tính chống viêm, giảm đau.

Cách chữa nấm da đầu bằng lá trầu không và gừng tươi có thể kiểm soát cơn ngứa ngáy nhanh chóng, giảm tình trạng viêm đỏ trên da đầu và hạn chế rụng tóc tại vùng da bị nhiễm nấm. Ngoài ra, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh ngoài da khác như vảy nến, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa.

Trị nấm da đầu bằng lá trầu không và gừng tươi 
Trường hợp bị nấm da đầu gây ngứa ngáy nhiều, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không và gừng tươi để cải thiện

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, vò xát và để ráo
  • Rửa sạch gừng, xắt lát rồi cho vào nồi cùng với lá trầu không
  • Đun sôi với một lượng nước vừa đủ trong vòng 10 phút. Tắt bếp và để nguội
  • Sau khi gội đầu thì dùng nước này làm ướt da đầu, tóc và kết hợp massage nhẹ nhàng
  • Ủ khoảng 10 – 15 phút rồi xả lại với nước lần nữa
  • Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất

4. Công thức lá trầu không và muối biển chữa bệnh

Muối biển là nguyên liệu có đặc tính sát trùng, giảm tình trạng ngứa ngáy và hỗ trợ kháng vi nấm hiệu quả. Khi kết hợp với lá trầu không có thể giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, viêm đỏ, bong tróc vảy, khó chịu do nấm da đầu gây ra. Ngoài ra, cả lá trầu không và muối biển đều có tính sát trùng, làm sạch da và ngăn ngừa tổn thương da đầu lan rộng.

Công thức lá trầu không và muối biển chữa bệnh
Muối biển là nguyên liệu có đặc tính sát trùng, giảm tình trạng ngứa ngáy và hỗ trợ kháng vi nấm hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Sau đó cho dược liệu vào cối cùng với một ít muối biển, giã nát, lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã
  • Sau khi gội đầu, dùng hỗn hợp pha với một ít nước và thoa đều lên da đầu
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để các hoạt chất thẩm thấu vào da đầu và phát huy công dụng
  • Sau đó xả sạch lại với nước
  • Áp dụng đều đặn từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất

5. Thoa nước ép lá trầu không

Thoa nước ép lá trầu không là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những trường hợp nấm da đầu khu trú. Các thành phần trong dịch ép của lá trầu không có tác dụng giảm ngứa ngáy da đầu, viêm đỏ, kháng nấm hiệu quả. Chỉ sau vài lần áp dụng, các biểu hiện lâm sàng do nấm da đầu gây ra có thể thuyên giảm đáng kể.

Thoa nước ép lá trầu không
Thoa nước ép lá trầu không là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những trường hợp nấm da đầu khu trú

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 lá trầu không, ngâm rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn
  • Sau đó cho dược liệu vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt
  • Sau khi gội đầu thì dùng hỗn hợp thoa lên vùng da cần điều trị
  • Nên thoa từ 4 – 5 lớp và để khoảng 10 phút rồi xả lại với nước sạch
  • Thực hiện đều đặn từ 3 – 4 lần/ tuần để đạt được kết quả điều trị tốt nhất

Nếu có một làn da nhạy cảm, bạn có thể thoa dịch ép lá trầu không cùng với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để làm giảm nguy cơ kích ứng, dị ứng.

Lưu ý khi trị nấm da đầu bằng lá trầu không

Lá trầu không là thảo dược tự nhiên có độ lành tính, an toàn cao và ít khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như các loại tân dược có hoạt tính mạnh. Tuy nhiên, việc áp dụng các mẹo chữa nấm đầu bằng lá trầu không sai cách có thể gây kích ứng, làm giảm hiệu quả điều trị.

Vì vậy khi sử dụng lá trầu không trị nấm da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trị nấm da đầu bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp tổn thương da đi kèm với các triệu chứng lâm sàng nặng nề, xuất hiện biến chứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.
  • Khi dùng lá trầu không chữa nấm da đầu, cần ngâm rửa dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, hoá chất. Sử dụng nguyên liệu chưa được làm sạch có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, bội nhiễm.
  • Chỉ áp dụng các mẹo trị nấm da đầu bằng lá trầu không khi da không có vết thương hở, lở loét, chảy máu. Đồng thời cần giữ vệ sinh da đầu, gội đầu thường xuyên, giữ da đầu luôn được thông thoáng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng.
  • Một số hoạt chất trong lá trầu không có thể gây nóng da nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy da nóng ran, xuất hiện mụn mủ, đau và ngứa dữ dội, cần ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa.
  • Trường hợp có làn da nhạy cảm, cần thử một lượng nhỏ trầu không lên da, quan sát phản ứng trong vài giờ trước khi áp dụng lên vùng da đầu bị nhiễm vi nấm.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp các cách trị nấm da đầu tại nhà, chăm sóc đúng cách và ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Trị nấm da đầu bằng lá trầu không có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, bong tróc vảy da đầu và hạn chế sự phát triển của vi nấm. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Trường hợp nấm da đầu tiến triển nặng và xuất hiện biến chứng, cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...