Viêm Nang Lông Hồng Ban Hình Mạng Lưới và Cách trị tận gốc

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là một trường hợp của bệnh viêm nang lông, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nhỏ li ti ở nang lông, sưng viêm theo từng vùng da như mạng lưới. Bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm.

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là gì?

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là một dạng thường gặp của bệnh viêm nang lông. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm của nhiều đơn vị nang lông tạo thành mảng như hình mạng lưới. Bệnh có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Tổn thương do viêm nang lông hồng ban hình mạng dưới thường xuất hiện ở đùi, mông, nách, tay, chân,… ngoại trừ lòng bàn chân, lòng bàn tay và môi.

Viêm Nang Lông Hồng Ban Hình Mạng Lưới và Cách trị tận gốc
Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là một trường hợp của bệnh viêm nang lông

Nguyên nhân chính được xác định gây ra bệnh lý là do vi khuẩn, virus, ký sinh và một số loại vi nấm. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân và yếu tố khác. Các triệu chứng do bệnh lý gây ra thường bùng phát mạnh khi thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, môi trường ô nhiễm.

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là bệnh da liễu lành tính, có thể kiểm soát hoàn toàn sau một thời gian ngắn và gần như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên trường hợp chủ quan, không điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương da có thể phát triển và gây viêm da, mụn nang, mụn mủ, phát ban đỏ, bội nhiễm cục bộ, đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ và để lại thâm sẹo.

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới thường xuất hiện ở thân mình, vùng mặt, vùng râu, gáy, da đầu,… Thực tế, bệnh lý có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể. Các biểu hiện của bệnh lý có thể dễ nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu khác. Điều này có thể khiến người bệnh chủ quan, điều trị sai cách và gây ra các biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện các đốm mụn nhỏ li ti, sưng đỏ ở nang lông
  • Các sẩn đỏ này mọc thành vùng, bên trong có thể chứa dịch, gây ngứa ngáy, đỏ rát, khó chịu.
  • Những mụn nhỏ li ti này có xu hướng lan rộng, hình thành mủ, mụn viêm, bên trong mụn có chứa dịch màu vàng. Khi vỡ ra sẽ rỉ dịch, đau rát và có mùi tanh khó chịu
  • Tại vùng da mụn bị vỡ sẽ khô lại, đóng thành vảy tương tự như bệnh chốc

Thực tế, phạm vi cũng như mức độ tổn thương da có sự khác biệt ở từng trường hợp cụ thể. Điều này phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, cơ địa và một số yếu tố thuận lợi.

Nguyên nhân gây viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới

Theo các chuyên gia  Da liễu, bệnh viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh. Những tác nhân này sẽ xâm nhập vào da khi gặp điều kiện thuận lợi, gây viêm nhiễm tại các nang lông.

Nguyên nhân gây viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới 
Tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh là những tác nhân thường gặp gây viêm nhiễm nang lông hồng ban hình mạng lưới

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là những tác nhân thường gặp gây viêm nhiễm nang lông hồng ban hình mạng lưới. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể xảy ra do vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton tonsurans, Microsporum, nấm Malassezia, virus herpes, Candida albicans, virus giang mang, Demodex,…

Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân không nhiễm trùng như:

  • Chăm sóc da không đúng cách: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới. Vệ sinh da không đúng cách, đặc biệt là người có làn da dầu, hoạt động ngoài trời thường xuyên khiến đổ nhiều mồ hôi,… Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công và gây bệnh.
  • Thói quen xấu: Một số thói quen xấu như cạo hoặc wax lông không đúng cách, tự ý nặn, chích nhọt có thể khiến nang lông bị tổn thương, viêm nhiễm thành từng mảng. Bên cạnh đó, thói quen mặc quần áo ướt, không giặt phơi sạch sẽ,… cũng tạo môi trường tốt cho các tác nhân gây hại xâm nhập, gây bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Các biểu hiện viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới cũng có thể xảy ra do các tác nhân bên ngoài môi trường như tiếp xúc với dầu nhớt, hoá chất, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,… Những tác nhân này có thể gây giảm sức khỏe của làn da, khiến da trở nên yếu ớt, nhạy cảm, dễ nổi mụn và viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống: Thói quen dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, chế biến sẵn,… có thể khiến cơ thể tích tụ, ứ đọng nhiều độc tố, hoá chất, lâu dần sẽ hình thành mụn và gây ra phản ứng viêm nang lông.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nghiên nhân trên, bệnh viêm nang lông hồng ban hình mạnh lưới cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý như tiểu đường, nội tiết, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn hệ thần kinh,…

Các phương pháp điều trị viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới

Tuy nhiên đối với bệnh khởi phát do vi khuẩn, nấm, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị để kiểm soát tổn thương, ngăn ngừa lan rộng và khắc phục các biểu hiện lâm sàng. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp còn phòng ngừa thâm sẹo và biến chứng nặng nề do bệnh lý gây ra.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc kem bôi trị viêm nang lông nói chung và viêm nang lông hồng ban mạng lưới nói riêng có tác dụng sát trùng, giảm viêm đỏ, ức chế hoạt động của vi nấm, vi khuẩn, virus. Căn cứ vào mức độ tổn thương, nguyên nhân khởi phát và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc điều trị 
Thuốc, kem bôi trị viêm nang lông hồng ban mạng lưới có tác dụng sát trùng, giảm viêm đỏ, đau rát

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn: Hexamidine 0.1%, Chlorhexidine 4%, Povidon-lod 10% là các loại dung dịch sát khuẩn thường được chỉ định trong điều trị viêm nang lông hồng ban dạng lưới. Thuốc được dùng từ 2 – 4 lần/ ngày để giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, phòng ngừa viêm nhiễm tiến triển nặng nề.
  • Các loại thuốc bôi kháng sinh: Sau khi dùng dung dịch sát khuẩn, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc bôi kháng sinh như thuốc mỡ Mupirocin, Neomycin, Axit fucidin, dung dịch Clindamycin, Erythromycin trong vòng 7 – 10 ngày để giúp tiêu diệt tác nhân gây hại khu trú ở nang lông. Người bệnh cần dùng thuốc liên tục trong thời gian được chỉ định để đạt được hiệu quả tốt nhất, phòng ngừa tái nhiễm.
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: Thuốc được dùng trong những trường hợp bị viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới do dùng kháng sinh đường uống. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ ngưng dùng thuốc kháng sinh và sử dụng Benzoyl peroxide để sát khuẩn, bạt sừng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với Isotretinoin để kiểm soát mụn trứng cá ở mức độ nặng.
  • Thuốc chống nấm: Nếu khởi phát do nấm, người bệnh có thể được chỉ định thuốc chống nấm ở dạng bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster. Trường hợp tổn thương da trên diện rộng bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm ở đường uống (Fluconazol, Itraconazol, Terbinafin,…) khoảng 14 ngày để tiêu diệt vi nấm hoàn toàn, đồng thời nguy cơ tái nhiễm.
  • Thuốc kháng virus: Acyclovir thường được dùng trong những trường hợp viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới do virus herpes. Đối với thuốc bôi, nên sử dụng 6 lần/ ngày, dùng thuốc uống với 500mg với tần suất 2 lần/ ngày.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Trường hợp viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh đường uống để giúp kiểm soát bệnh lý. Một số loại thuốc kháng sinh đường uống thường được dùng trong điều trị bệnh lý bao gồm Metronidazol, Ciprofloxacin, Cephalosporin, b-lactamin, Amoxicillin,…
  • Thuốc trị ký sinh trùng: Trường hợp bệnh khởi phát do ký sinh trùng Demodex, bác sĩ điều trị có thể chỉ định dùng kem bôi Permethrin, Metronidazole kết hợp với Metronidazole ở đường uống.

2. Một số biện pháp y tế khác

Trường hợp viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới tái phát nhiều lần, tiến triển nặng, người bệnh có thể cân nhắc một số biện pháp y tế khác như:

  • Triệt lông bằng laser: Nếu bệnh khởi phát do tẩy lông, người bệnh nên cân nhắc triệt lông hoàn toàn với laser. Không chỉ mang lại hiệu quả trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát, phương pháp này còn cải thiện chức năng thẩm mỹ, đồng thời hạn chế thâm sạm do tẩy lông quá nhiều lần.
  • Tiểu phẫu nhọt: Trường hợp viêm lỗ chân lông hồng ban hình mạng lưới ở mức độ nặng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chích nhọt, cầm máu, vô trùng. Nếu tự ý nặn nhọt tại nhà có thể gây kích ứng khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng dẫn đến viêm đỏ, ứ mủ.

3. Các biện pháp chăm sóc da đúng cách

Bên cạnh áp dụng các biện pháp y tế, người bị viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới có thể cải thiện tổn thương da và làm giảm các biện hiện sưng viêm, nóng rát thông qua các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Các biện pháp chăm sóc da đúng cách
Không cạo, tẩy lông và tắm bồn nước nóng trong thời gian bị viêm chân lông

Chế độ chăm sóc da dành cho người bị viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới:

  • Không cạo, tẩy lông và tắm bồn nước nóng trong thời gian bị viêm chân lông. Bởi những hoạt động này có thể khiến vùng da bị tổn thương tiến triển nặng nề hơn, làm tăng nguy cơ hình thành nhọt.
  • Chọn mặc các trang phục thoáng mát, chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút tốt để hạn chế kích ứng da, ma sát.
  • Không chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương. Những hành động này có thể gây vỡ mụn nước, lở loét, chảy máu, tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo.
  • Để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau rát, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp chườm mát từ 10 – 15 phút.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách là một trong những biện pháp đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh lý. Do đó, cần tắm rửa sạch sẽ từ 1 – 2 lần/ ngày với những sản phẩm diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus, bỏ nấm và hạn chế nguy cơ hình thành nhọt.
  • Người mắc bệnh nên hạn chế các hoạt động làm tăng thân nhiệt như chạy bộ, đạp xe hoặc lao động nặng. Nếu làm việc trong thời tiết nóng ẩm, nên sử dụng quạt/ điều hoà, trồng nhiều cây xanh giúp cân bằng nhiệt độ nhiệt độ trong không gian sống.

Việc kết hợp chế độ chăm sóc, sử dụng thuốc đều đặn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh lý trong vòng 7 – 10 ngày. Ngược lại, trường hợp chủ quan, không điều trị hoặc tiếp tục duy trì những thói quen xấu có thể khiến tổn thương nang lông tiến triển nặng nề, lan rộng và làm tăng nguy cơ hình thành thâm, sẹo.

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là bệnh da liễu tương đối phổ biến, lành tính và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các biểu hiện do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình và yếu tố tâm lý.

Phòng ngừa viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới hiệu quả 
Vệ sinh cơ thể đúng cách và thường xuyên giúp làm sạch bụi bẩn, mùi hôi, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Chính vì vậy, sau khi bệnh lý đã được kiểm soát, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát như sau:

  • Hạn chế cạo râu, tẩy lông và làm trầy xước da
  • Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc corticoid ở dạng bôi và kháng sinh trị mụn trong thời gian dài. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc.
  • Không mặc các trang phục bó sát, chất liệu sợi tổng hợp, hầm bí, chưa phơi khô hoàn toàn. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, kiểu dáng đơn giản.
  • Cần thận trọng khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc da toàn thân, mỹ phẩm. Không dùng các sản phẩm có chứa thành phần gây kích ứng, dị ứng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách và thường xuyên giúp làm sạch bụi bẩn, mùi hôi, đồng thời hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại.
  • Nếu xuất hiện tổn thương da, người bệnh cần sát trùng với dung dịch sát khuẩn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Đối với những trường hợp viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới tái phát nhiều lần, người bệnh nên dùng các loại xà phòng trị viêm nang lông để làm sạch cơ thể, loại bỏ các ổ vi khuẩn sống trên da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ kết hợp với tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện miễn dịch, nâng cao thể trạng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Viêm nang lông hồng ban hình mạng lưới là trường hợp thường gặp của bệnh viêm nang lông. Mặc dù đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc nhưng bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh áp dụng biện pháp y tế, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...