Viêm Trực Tràng Xung Huyết: Dấu Hiệu, Chẩn Đoán và Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm trực tràng xung huyết là bệnh lý tiêu hóa thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, triệu chứng từ nhẹ đến phức tạp gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Sớm phát hiện và điều trị để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Viêm trực tràng xung huyết là gì? Có nguy hiểm không?
Trực tràng là cơ quan nối liền giữa đại tràng và ống hậu môn, độ dài của trực tràng từ 11cm – 15cm. Về cấu tạo, bộ phận này được hình thành bởi 5 lớp bao gồm lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp thanh mạc, dưới thanh mạc và lớp cơ. Nhiệm vụ của trực tràng là nơi lưu giữ chất thải do đại tràng đẩy ra, sau đó thải chúng ra ngoài qua đường hậu môn.
Bởi vì là nơi chứa đựng chất thải của cơ thể nên bộ phận này có khả năng bị viêm nhiễm do sự tấn công của hại khuẩn. Khi gặp vấn đề tại trực tràng, hoạt động đại tiện của người bệnh bị ảnh hưởng nhất định. Một trong những bệnh lý về đại – trực tràng có tình trạng viêm trực tràng xung huyết.
Theo đó, viêm trực tràng xung huyết là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc trực tràng, gây ra các triệu chứng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu hóa,… Trường hợp không phát hiện và điều trị, tình trạng viêm loét, xuất huyết ngày càng nghiêm trọng có thể phát sinh biến chứng khác. Chẳng hạn như gây nhiễm trùng, thủng trực tràng làm chất thải tràn ra ổ bụng,…
Nguyên nhân gây bệnh viêm trực tràng xung huyết
Có nhiều nguyên nhân gây viêm trực tràng nói chung và viêm trực tràng xung huyết nói riêng. Trong đó, tình trạng viêm trực tràng xung huyết chưa xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên chuyên gia đánh giá có nhiều yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch.
Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể ảnh hưởng đến trực tràng, dẫn đến hiện tượng xung huyết như thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng chất kích thích,… Chúng làm cho niêm mạc trực tràng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và phát sinh các hệ lụy khác.
Các tổn thương ban đầu hình thành ở trực tràng, sau đó có thể lan rộng, chuyển nặng gây viêm xung huyết đến cả đại tràng và ruột non. Đối tượng mắc bệnh phổ biến là người trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi và người từ 60 – 70 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh gần như ngang nhau, cho thấy bất kỳ ai cũng có thể bị viêm trực tràng xung huyết.
Dấu hiệu nhận biết viêm trực tràng xung huyết
Bệnh viêm trực tràng xung huyết phát triển theo các giai đoạn nhẹ đến trung bình và nặng. Theo đó, các triệu chứng của bệnh cũng khởi phát tương ứng, mức độ tăng tiến theo các giai đoạn diễn biến của bệnh. Các dấu hiệu nhận biết điển hình thường là:
- Tình trạng đau bụng xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi đại tiện thấy phân lẫn máu.
- Người cảm giác buồn nôn thường xuyên, sốt cao, cân nặng sụt giảm nhanh chóng.
Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, phát sinh biến chứng gây xuất huyết không kiểm soát, phình đại tràng, nhiễm độc, thủng trực tràng,… Cần chủ động thăm khám sớm, kịp thời điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.
Chẩn đoán và điều trị viêm trực tràng xung huyết
Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó, dựa vào những dấu hiệu và thông tin về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt,… bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu chụp X quang bằng thuốc cản quang, nội soi trực tràng,…
Thông qua kết quả chẩn đoán thu được, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Phương pháp can thiệp dựa vào mức độ tổn thương trực tràng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là các biện pháp can thiệp thường được áp dụng:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời năn chặn tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc mang lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh dễ chịu hơn, tránh những tác động làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thuốc được dùng thường là:
- Thuốc kháng sinh đường ruột: Tác dụng loại bỏ hại khuẩn, phòng nguy cơ nhiễm trùng. Các loại như Biceptol, Flagentyl, Flagyl,…
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Hỗ trợ ổn định các hoạt động tiêu hóa, giảm áp lực co bóp ảnh hưởng tổn thương ở trực tràng. Thuốc thường dùng là Dobridat, Rekalat, Visceralgin,…
Thuốc tân dược thường mang lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý kết hợp thuốc bừa bãi. Sử dụng sai thuốc, quá liều có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác, gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.
Phẫu thuật điều trị
Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc, tình trạng tổn thương nghiêm trọng cần can thiệp ngoại khoa điều trị. Phương pháp giúp loại bỏ phần trực tràng bị xung huyết, tổn thương không phục hồi. Tác động ngoại khoa trực tiếp vào vị trí tổn thương, hiệu quả nhanh, giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm trực tràng xung huyết.
Tuy nhiên, biện pháp ngoại khoa xâm lấn vẫn có khả năng phát sinh các rủi ro trong và sau quá trình điều trị. Chính vì thế, người bệnh nên tìm hiểu địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi để tiến hành điều trị. Đồng thời, kết hợp chăm sóc tốt, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể sớm phục hồi, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chăm sóc người bệnh viêm trực tràng xung huyết
Viêm trực tràng xung huyết có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Đồng thời khám chữa bệnh, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, về vấn đề chăm sóc trong và sau điều trị, người thân cần lưu ý một số vấn đề như:
Chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo người bệnh được ăn uống đầy đủ, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và phục hồi tốt hơn. Một số thực phẩm cần bổ sung có thể kể đến như:
- Ngũ cốc, cháo: Cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là giúp giảm áp lực cho đại – trực tràng. Người bệnh bị viêm trực tràng xung huyết nên bổ sung vào thực đơn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám, sữa, cháo,… dễ tiêu hóa.
- Rau củ non, mật ong: Cung cấp dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Trứng, sữa: Thực phẩm tốt cho dạ dày, cung cấp dinh dưỡng, giúp ổn định axit tiêu hóa, giảm đau bụng, khó chịu.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung kể trên, người bệnh trong quá trình điều trị viêm trực tràng xung huyết nói riêng và các vấn đề tiêu hóa khác cần lưu ý nên kiêng hoặc hạn chế ăn:
- Rau sống: Có thể chứa nhiều hại khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm dai: Chúng có thể làm dạ dày co bóp liên tục, tăng áp lực đến đại – trực tràng, tăng nguy cơ xung huyết nguy hại sức khỏe.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ khiến triệu chứng khó chịu trở nên nặng nề hơn.
- Thực phẩm muối chua, nhiều ớt cay,…: Có khả năng kích thích dạ dày làm cơn đau trở nên dữ dội, gây khó khăn cho việc đại tiện, khiến vết loét hay tình trạng xung huyết trực tràng trở nên nghiêm trọng.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng, ăn uống đều độ giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn đọc đừng quên thay đổi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp hơn, góp phần thúc đẩy kết quả điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất.
Thói quen sinh hoạt
Bệnh cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý hơn. Một số lưu ý như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng đào thải độc tố cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp, hạn chế làm việc quá sức. Tránh để cơ thể bị stress, căng thẳng kéo dài, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya thường xuyên, tránh khiêng vác vật quá nặng ảnh hưởng đến tình trạng xung huyết.
- Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn nên sắp xếp thời gian tập luyện phù hợp, không tập quá sức.
- Tái khám định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp hiện tượng xung huyết không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp hơn, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ phát sinh biến chứng gây hại cho đời sống, sức khỏe của người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh viêm trực tràng xung huyết cho bạn đọc. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, phát hiện kịp thời và điều trị giúp phòng tránh được nhiều rủi ro.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!