Thuốc Chữa Suy Thận Cấp

Suy thận cấp là một vấn đề phức tạp, và điều trị thường bao gồm sử dụng các loại thuốc. Dưới đây là 4 nhóm thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn:

  1. Thuốc Hạ Huyết Áp:
    • Candesartan: Giảm huyết áp, ổn định nhịp tim.
    • Eprosartan: Ngăn ngừa đau tim, đột quỵ.
    • Azilsartan: Kiểm soát huyết áp.

    Tác dụng phụ: Mệt mỏi, tay chân lạnh, ho, khó thở, trầm cảm, khó ngủ.

  2. Thuốc Hạ Đường Huyết:
    • Uống ức chế men alpha-glucosidase giảm đường huyết.
    • Thiazolidinedione tăng độ nhạy cảm với insulin.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng, sưng phù.

  3. Thuốc Điều Trị Thiếu Máu:
    • Erythropoietin Hormone kích thích sản xuất hồng cầu.

    Tác dụng phụ: Tăng huyết áp, sốt, chóng mặt.

  4. Thuốc Lợi Tiểu:
    • Lợi tiểu thẩm thấu, lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid, lợi tiểu giữ Kali.

    Tác dụng phụ: Hạ nồng độ Kali máu, giảm Natri máu.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Chữa Suy Thận Cấp:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh thức ăn mặn và giàu protein.
  • Hạn chế thói quen xấu như uống rượu, chất kích thích.

Khi Nào Gặp Bác Sĩ:

  • Gặp tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc.
  • Triệu chứng không giảm sau thời gian dùng thuốc.
  • Các biểu hiện suy thận cấp trở nên nặng.

Hiện nay, các loại thuốc chữa suy thận cấp không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý, chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Tùy từng mức độ, nguyên nhân và thể trạng mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu 4 nhóm thuốc phổ biến và hiệu quả nhất.

Tổng Quan Bệnh Suy Thận Cấp

Top 4 nhóm thuốc chữa suy thận cấp phổ biến nhất

Thuốc chữa suy thận cấp có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 4 nhóm thuốc sau:

Thuốc hạ huyết áp

Thuốc hạ huyết áp được chỉ định với hầu hết các trường hợp bị suy thận, bao gồm cấp tính và mãn tính vì người bệnh thận thường có huyết áp tăng cao. Nhóm thuốc này có tác dụng cân bằng huyết áp, tăng cường chức năng của thận, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Loại thuốc này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc được kê đơn cùng một số thuốc khác theo chỉ định bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp phổ biến nhất là nhóm kháng thụ thể angiotensin II, bao gồm:

  • Candesartan: Thuốc có khả năng giảm sức cản ngoại vi toàn thân, ổn định nhịp tim, hạ huyết áp cho trường hợp suy thận cấp. Chống chỉ định dùng Candesartan cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc suy gan nặng.
  • Eprosartan: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ hay những vấn đề khác về thận. Thuốc hoạt động theo cơ chế nới lỏng mạch máu để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Không dùng thuốc Eprosartan với mẹ bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, bị suy gan nặng.
  • Azilsartan: Có tác dụng kiểm soát huyết áp để ngăn ngừa suy thận mãn tính, đột quỵ và bệnh mạch vành. Tương tự như Eprosartan, thuốc này cũng làm giãn mạch máu để máu dễ dàng lưu thông. Thuốc Azilsartan chống chỉ định với phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Thuốc hạ huyết áp được chỉ định với hầu hết các trường hợp bị suy thận
Thuốc hạ huyết áp được chỉ định với hầu hết các trường hợp bị suy thận

Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp có thể gặp:

  • Mệt mỏi.
  • Tay chân lạnh.
  • Ho, khó thở.
  • Tim đập chậm.
  • Trầm cảm.
  • Khó ngủ.
  • Rối loạn cương dương.

Thuốc hạ đường huyết

Các loại thuốc hạ đường huyết có tác dụng ức chế Enzyme đồng vận chuyển Glucose, Natri, tăng quá trình đào thải glucose qua nước tiểu, từ đó làm giảm nồng độ đường huyết trong máu. Người bệnh suy thận cấp có nhiều trường hợp do tăng đường huyết, vì thế bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc này.

Các loại thuốc hạ đường huyết phổ biến nhất là:

  • Thuốc ức chế men alpha - glucosidase: Có tác dụng ức chế quá trình phân giải Carbohydrate thành Glucose ở ruột non, giảm đường huyết cho người bệnh.
  • Thuốc Thiazolidinedione: Giúp giảm Glucose trong máu và tăng độ nhạy cảm với Insulin trong cơ thể.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ đường huyết là:

  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Sưng phù.
  • Giảm thị lực.
  • Suy tim.
  • Ngứa đỏ da.

Thuốc hạ đường huyết là nhóm thuốc chữa suy thận cấp phổ biến
Thuốc hạ đường huyết là nhóm thuốc chữa suy thận cấp phổ biến

Thuốc điều trị tình trạng thiếu máu

Thuốc điều trị tình trạng thiếu máu được bác sĩ chỉ định khá phổ biến ở bệnh nhân suy thận cấp vì đối tượng này luôn bị thiếu máu, dẫn đến các cơ quan trong cơ thể không hoạt động đúng chức năng.

Phố biến nhất trong nhóm này là Erythropoietin Hormone có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu, ngăn ngừa bệnh suy thận tiến triển nghiêm trọng.

Tùy vào mức độ và các triệu chứng của bệnh mà bác sĩ kê liều lượng phù hợp. Erythropoietin Hormone được bào chế dưới dạng tiêm nên người bệnh cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế, không nên tự ý sử dụng để tránh gây hệ quả nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Tăng huyết áp.
  • Sốt.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Mất ngủ.
  • Phát ban da.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là thuốc có khả năng làm tăng quá trình đào thải muối và nước ở thận, làm giảm lượng nước trong hệ tuần hoàn để cân bằng hoạt động sống của cơ thể. Ngoài bệnh lý suy thận cấp và mãn tính, thuốc lợi tiểu còn được chỉ định dùng trong trường hợp xơ gan, suy tim, huyết áp cao, rối loạn ăn uống,...

Nhóm thuốc này gồm 4 loại phổ biến:

  • Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Hoạt động theo cơ chế tan trong máu, đồng thời tái hấp thu tại ống thận, lọc ở cầu thận. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu thường dùng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu, người cần giảm phù não, phẫu thuật thần kinh,....
  • Thuốc lợi tiểu quai: Bao gồm Troferit, Lasix, Bumex, Edecrin,... được chỉ định trong trường hợp cần lợi tiểu nhiều, bị suy tim nặng hoặc phù phổi. Nhóm thuốc này có tác dụng nhanh và mạnh nên thích hợp để dùng trong trường hợp cấp cứu.
  • Thuốc lợi tiểu Thiazid: Có khả năng giãn mạch, hỗ trợ bài tiết nước tiểu, làm giảm canxi niệu, được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ, chức năng thận suy giảm,... Thuốc lợi tiểu Thiazid phổ biến nhất là Hydrochlorothiazide, Methyl Chlorothiazide, Chlorothiazide,...
  • Thuốc lợi tiểu giữ Kali: Bao gồm Spironolactone, Amiloride, Triamterene,.... Thuốc thích hợp để sử dụng với bệnh nhân cao huyết áp, cần điều hòa Kali trong máu, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng Aldosteron do xơ gan thứ phát, u tuyến thượng thận nguyên phát.

Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc lợi tiểu là:

  • Hạ nồng độ Kali máu.
  • Giảm Natri máu.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tụt huyết áp.
  • Mất nước.
  • Tăng đường huyết.
  • Co thắt cơ bắp.

Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gặp tác dụng phụ nên cần thận trọng
Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gặp tác dụng phụ nên cần thận trọng

Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy thận cấp

Khi sử dụng thuốc chữa suy thận cấp, để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc không lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn mặn, hạn chế lượng protein và photpho trong các bữa ăn.
  • Ưu tiên thực phẩm chứa hàm lượng Kali thấp như nho, chuối, cam, khoai tây, cà chua, rau bina,...
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt, đồ uống có cồn vì chúng đều gây hại cho thận, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đặc biệt người bệnh nên vận động nhẹ nhàng với các bộ môn như thiền, yoga, bơi lội để thúc đẩy thận hoạt động tốt.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như thức khuya, ăn thực phẩm chế biến sẵn, lười vận động,...

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Người bệnh suy thận cấp nên gặp bác sĩ nếu gặp một trong những trường hợp sau:

  • Trong quá trình dùng thuốc chữa suy thận cấp gặp tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy, đau đầu, tăng đường huyết, tăng huyết áp, suy tim, ngứa toàn thân, rối loạn nhịp tim,....
  • Sau một thời gian dùng thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Gặp bác sĩ để thăm khám và tìm biện pháp xử lý nếu tình trạng suy thận cấp bắt đầu chuyển biến nặng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau tức hai bên mạn sườn, mất ngủ kéo dài.

Trên đây là thông tin chi tiết về 4 nhóm thuốc chữa suy thận cấp phổ biến và được bác sĩ chỉ định nhiều nhất. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm bệnh, do đó người bệnh có thể thăm khám để bác sĩ tư vấn phác đồ phù hợp hơn. Đặc biệt chú ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ thuốc phát huy hết công dụng và ngăn ngừa tiến triển nặng.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...