Viện y dược dân tộc với sứ mệnh bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý cho y học cổ truyền
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênTình trạng “chảy máu dược liệu” đang diễn ra tại Việt Nam gây ra nhiều tổn thất. Nhận thấy tầm quan trọng của dược liệu trong phát triển y học cổ truyền, Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc đã kết hợp với nhiều đơn vị phát triển, mở rộng vùng dược liệu trên khắp cả nước.
Dược liệu Việt Nam chưa được phát triển xứng tầm
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền hàng nghìn năm với nguồn dược liệu quý phong phú. Theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu, nước ta có hơn 5 nghìn loài thực vật và nấm, hơn 400 loài động vật và 75 loại khoáng vật có thể sử dụng làm thuốc. Nhiều dược liệu quý hiếm và là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, như: Sâm Ngọc Linh, ba kích, thông đỏ, ngân đằng, châu thụ,….
Ngoài cung cấp dược liệu cho nhu cầu xuất khẩu, hàng năm nước ta tiêu thụ từ 50 – 60 nghìn tấn cho công tác nghiên cứu, bào chế các loại thuốc y học cổ truyền. Với nền tảng nguồn dược liệu phong phú, đây là tiền đề để phát triển ngành dược liệu của nước nhà. Tuy nhiên, thực tế sự phát triển của dược liệu thời gian qua tại Việt Nam chưa thực sự xứng tầm.
Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu” dược liệu thô vẫn đang âm thầm xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Việc khai thác bừa bãi không kết hợp với bảo tồn đã khiến nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng.
Kết hợp khai thác và ươm trồng – bảo tồn nguồn dược liệu bền vững
Nhận thấy tình trạng suy kiệt dược liệu ngày càng nhanh, là một tổn thất của nền y học cổ truyền, Viện Y dược dân tộc đã kết hợp với nhiều đơn vị để phát triển, ươm trồng và bảo tồn nguồn gen các vị thuốc quý bằng nhiều dự án vườn dược liệu trên cả nước.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng phòng phát triển nguồn dược liệu, Viện Y dược dân tộc cho biết “Khai thác dược liệu phải đi đôi với quá trình ươm trồng, bảo tồn. Có như vậy, dược liệu mới không bị suy kiệt và đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của nền y học cổ truyền. Chính vì thế, Viện Y dược dân tộc đã kết hợp với nhiều đơn vị để phát triển sứ mệnh bảo tồn nguồn dược liệu dân tộc”.
Hiện nay, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đang kết hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển các vùng dược liệu tại Hòa Bình, Tam Đảo, Hà Giang, Hải Dương. Những nơi được chọn phát triển vùng dược liệu đều đã được khảo sát kỹ lưỡng giàu giá trị thổ nhưỡng. Nhờ đó, dược liệu đảm bảo có điều kiện phát triển tốt nhất và dược tính cao nhất.
Tất cả các vùng dược liệu của Viện đều được áp dụng công nghệ canh tác, chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO. Từ khâu chọn lọc giống, tạo cây non, canh tác đất, nuôi trồng cho tới kiểm soát đầu ra được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo dược liệu phát triển khỏe mạnh, giàu giá trị dược chất. Đặc biệt, dược liệu được trồng ở những vườn chuyên canh hoàn toàn không sử dụng hóa chất nên rất đảm bảo.
Với tổng diện tích hơn 10ha, các vườn dược liệu của Viện Y dược dân tộc đã ươm trồng và phát triển được nhiều loại thảo dược, như: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, ba kích, đương quy, dâm dương hoắc, kim ngân, bồ công anh,…. Ngoài ra, một số dược liệu quý cũng được kết hợp khai thác với bảo tồn như: Kha tử, Hầu vĩ tóc,…
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tùng “Viện luôn tập trung đầu tư công nghệ nuôi trồng, hệ thống tưới tiêu tự động được lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ nước, đất tơi xốp giúp dược liệu phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia về nuôi trồng, nghiên cứu dược liệu cũng thường xuyên đào tạo, hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, thu hoạch đúng cách, đảm bảo chất lượng dược liệu.”
Hiện nay, hàng chục loại dược liệu quý đã được nuôi trồng và phát triển tại hệ thống vườn chuyên canh dược liệu của Viện Y Cổ Truyền Dân Tộc. Tiến tới, sẽ có thêm hàng chục loại dược liệu mới được nghiên cứu và đưa vào nuôi trồng, chăm sóc, đảm bảo nguồn dược liệu cho quá trình bào chế thuốc Đông y.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!