Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênViện nghiên cứu và phát triển y dược cổ truyền dân tộc là tâm huyết được ấp ủ của nhiều y bác sĩ đã và đang cống hiến cho nền YHCT nước nhà. Những nỗ lực của tập thể, đội ngũ y bác sĩ đã được đền đáp khi Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ký quyết định chính thức thành lập viện.
Vị lương y và hành trình “đánh thức” tiềm năng của y học cổ truyền
Giai thoại từ Thái Y Viện Triều Nguyễn cùng những câu chuyện về việc cất giữ nhiều bí mật về những bài thuốc cổ phương, những dược liệu quý hiếm tiến dâng lên vua chúa, hoàng thân quốc thích luôn là bí mật thôi thúc những vị lương y. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh với niềm đam mê cháy bỏng với nghề y cùng nỗi niềm trăn trở về nền y học cổ truyền đang dần mai một cũng nghe kể về những giai thoại này rất nhiều lần.
Vậy nhưng, dù nặng lòng với y học cổ truyền nhưng chỉ đến khi nghỉ hưu Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh mới có thời gian quay về Huế để tìm hiểu thực hư của những bài thuốc quý vốn đã thất truyền này.
Trong hai năm 2016 và 2017, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh đã nhiều lần quay trở lại Huế, đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan để sưu tầm tài liệu về những bài thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn. Từ các đơn vị như: Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thư viện Quốc gia Việt Nam… đến các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử Cung đình Huế.
Đặc biệt là cuộc gặp gỡ của bác sĩ với cụ Lê Thị Dinh (người cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn còn sống) và lương y Thích Tuệ Tâm – Trụ trì Tuệ Tĩnh Liên Hoa Đường, Phó chủ tịch Hội Đông y Thừa Thiên Huế đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với bác sĩ Vân Anh.
Những chuyến đi này cũng giúp bác sĩ Vân Anh tiếp xúc với rất nhiều tư liệu quý bao gồm cả những tài liệu cổ phương và những tài liệu đã được dịch hoàn chỉnh, đặc biệt là cuốn “Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký”. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã không khỏi xúc động khi cầm trên tay “báu vật” này, bởi lẽ cuốn Châu Bản là nơi chứa đựng gần 150 năm lịch sử y học cung đình Huế, là nơi lưu giữ các bài thuốc và cây thuốc quý của Thái y viện dâng lên vua chúa triều Nguyễn mà không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có được.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã vô cùng xúc động khi chia sẻ về thời khắc cầm trên tay cuốn sách này:
“Quả thật đến bây giờ tôi vẫn không thể tin mình có thể cầm trên tay cuốn Châu bản triều Nguyễn. Bởi vì với những người làm nghề y, đặc biệt là YHCT thì đây là một báu vật mà dù có tiền cũng không bao giờ “mua” được. Cuốn Châu Bản là nhật ký khám, phòng và điều trị bệnh cho các Vua chúa mà tất cả Thái y đều phải ghi lại mỗi lần khám cho Vua chúa Triều Nguyễn.
Tiếp cận với những vị thuốc quý, với những phương thuốc cổ phương mà các Thái y dâng lên vua đã giúp tôi mở mang tầm mắt và có thêm niềm tin vào con đường phục hưng YHCT mà tôi đã chọn”.
Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược cổ truyền – Quá trình thai nghén và thành quả từ những tâm huyết
Mang khát vọng tìm ra được tinh hoa YHCT 150 năm triều Nguyễn, đồng thời phát triển, kế thừa tinh hoa đó để ứng dụng khám, chữa bệnh cho người dân Việt. Đồng thời, nhận thấy bối cảnh nền Y học cổ truyền (YHCT) nước nhà đang gặp nhiều khó khăn như:
- Các bài thuốc cũ không đáp ứng với cơ bệnh người hiện đại
- Nhiều bài thuốc cổ có giá trị quý giá đang thất truyền
- Dạng thức bào chế thuốc đông y còn nhiều bất tiện cho người sử dụng
- Các bài thuốc YHCT của nước nhà chưa được ứng dụng rộng rãi…
TS, BS Nguyễn Thị Vân Anh đã kết nối với những vị lương y, bác sĩ YHCT khác để thành lập Viện nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Không chỉ là những người con ưu tú của đất Việt, họ còn là những người nắm giữ tinh hoa của YHCT, am hiểu sâu sắc về y lý, y trị YHCT.
Sau nhiều những trăn trở, đội ngũ bác sĩ cùng Ban Quản Trị đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc:
Ngày 1/7/2018, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ký quyết định thành lập Viện. Viện được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy ký chứng nhận và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 31/8/2018 do Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh làm Viện trưởng.
Nơi khởi nguồn của rất nhiều công trình nghiên cứu giá trị
Sáng ngày 27/7/2019, Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc long trọng tổ chức lễ khánh thành trụ sở chính tại Biệt thự B31, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đây cũng là buổi lễ đón nhận quyết định thành lập và bổ nhiệm vị trí Viện trưởng đối với Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh.
Tham dự buổi lễ có các đại biểu:
- Thầy thuốc ưu tú, Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Đoàn – Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam
- Ông Trần Xuân Việt – Phó Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
- Ông Nguyễn Văn Bằng – Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vietmec Group…
Về phía Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc có Ban lãnh đạo, Viện trưởng, các Viện phó cùng toàn thể đội ngũ bác sĩ, cán bộ nhân viên hiện công tác tại Viện.
Tại buổi lễ, đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Trần Xuân Việt – Phó Trưởng ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường trao quyết định số 740/QĐ-LHHVN thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc và bổ nhiệm Viện trưởng đối với Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Trưởng ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường ông Trần Xuân Việt khẳng định vai trò và giá trị to lớn của Y học cổ truyền trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kỳ vọng về sự phát triển của Viện NC&PT Y dược cổ truyền dân tộc sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Y học dân tộc.
Sứ mệnh trở thành đơn vị hàng đầu về các phương pháp chữa bệnh nhờ y học cổ truyền
Ngay sau khi nhận được giấy phép thành lập, TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh và đội ngũ của mình đã bắt tay ngay vào nghiên cứu các bài thuốc quý có trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký. Các đề tài nghiên cứu được thành lập gồm:
- Đề tài: “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh xương khớp”
- Đề tài: “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh sinh lý nam”
- Đề tài: “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh sỏi thận tiết niệu và sỏi mật”
Thành công nối tiếp thành công, các đề tài nghiên cứu được Viện được thực hiện rất nghiêm túc và thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rất tốt, hiệu quả điều trị cao, an toàn và rút ngắn thời gian dùng thuốc so với các bài thuốc mà các bác sĩ đã từng được biết đến trước đây. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ: “Tôi thật sự rất vui và bất ngờ về thành công 3 đề tài nghiên cứu đầu tiên của Viện. Kết quả cho ra đời các bài thuốc điều trị bệnh lý xương khớp, sinh lý nam, sỏi mật, sỏi thận rất hiệu quả mà cả tôi và các cộng sự chưa từng thấy trong suốt quá trình khám chữa bệnh trước đây của mình.”
Sự thành công của các đề tài nghiên cứu làm tăng thêm niềm hy vọng cho đội ngũ chuyên gia, bác sĩ về khát vọng “phục hưng” nền YHCT và đưa tinh hoa Y học triều Nguyễn đến gần với người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, lúc này, một câu hỏi đau đáu trong lòng Bác sĩ Vân Anh cùng đồng nghiệp của mình là “Làm thế nào để đưa các bài thuốc, tinh hoa YHCT triều Nguyễn đến được với cộng đồng?”. Bởi vì Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc không có chức năng khám chữa bệnh cũng như sản xuất thuốc.
Đồng thời, Tân Viện trưởng mong mỏi: “Bên cạnh sự nỗ lực và phấn đấu của đội ngũ bác sĩ, cán bộ, công nhân viên Viện Nghiên cứu chúng tôi cần sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo, nhân dân để công tác nghiên cứu các bài thuốc hay, chuyển giao bài thuốc và phương pháp điều trị được thành công”.
Cũng nhân dịp này, trên cương vị là chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, ông Nguyễn Đức Đoàn phát biểu: “Thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc chúng tôi rất hoan nghênh. Đây là công tác giúp mọi người hiểu được YHCT, hiểu được cơ sở nghiên cứu và phát triển y dược cổ truyền dân tộc như thế nào. Đây thực sự là cách để phát triển được Y học cổ truyền Việt Nam”.
Viện Y dược dân tộc ra đời là thành quả ban đầu của những tâm huyết và niềm khát khao nâng tầm y học cổ truyền Việt Nam. Chúng ta cùng chúc mừng và đặt niềm hy vọng mới từ những quyết tâm đồng lòng nỗ lực, không ngừng cố gắng của đội ngũ y bác sĩ tại đây. Hy vọng trong tương lai Viện có thể cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu đạt giá trị hơn nữa và gặt hái nhiều thành công trên con đường hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!