Ăn Củ Cải Trắng Có Bị Huyết Trắng Không? Cần biết gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ăn củ cải trắng bị huyết trắng là quan niệm lưu truyền trong dân gian. Đặc biệt dưới góc độ Đông y ăn nhiều củ cải trắng dễ gây hao khí nên huyết trắng dễ ra nhiều. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Liệu ăn củ cải trắng có bị huyết trắng không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về nguyên nhân hình thành huyết trắng
Bình thường cơ thể phụ nữ tiết ra một lượng huyết trắng vừa phải để thực hiện nhiều nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe hay còn được gọi là huyết trắng sinh lý (còn gọi là khí hư). Đây là một loại dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo của nữ giới, bắt đầu xuất hiện khi bước vào độ tuổi dậy thì và kết thúc khi đã mãn kinh. Dịch huyết trắng bình thường có màu trắng trong, nhầy, dai, mùi hơi tanh nhẹ giống như lòng trắng trứng.
Huyết trắng có nhiệm vụ dưỡng ẩm và cân bằng môi trường bên trong âm đạo, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, bôi trơn hỗ trợ quan hệ tình dục và đặc biệt là giúp trứng và tinh trùng dễ dàng gặp nhau, hỗ trợ thụ thai. Huyết trắng được xem là bình thường khi không có mùi hôi, màu sắc khác lạ, không kèm theo ngứa rát hay chảy máu. Ngược lại, nếu gặp những triệu chứng này chứng tỏ bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lý vùng kín khác.
Trong đó, điển hình là bệnh huyết trắng, đây là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Một thống kê cho thấy có đến 90% phụ nữ mắc phải tình trạng này mỗi năm. Ngoài ra, hiện tượng huyết trắng màu xanh, màu vàng, vón cục như bã đậu, có mùi hôi… còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung…
Những nguyên nhân hàng đầu khiến vùng kín ra huyết trắng nhiều như:
- Chế độ ăn uống thiếu chất, ăn nhiều đồ ngọt tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển.
- Nghỉ ngơi ít, không khoa học khiến sức đề kháng suy giảm có nguy cơ viêm nhiễm cao.
- Quan hệ tình dục không an toàn làm lây nhiễm mầm bệnh từ người này sang người kia.
- Rối loạn nội tiết do mang thai, mãn kinh… khiến hàng rào bảo vệ âm đạo bị suy giảm, làm tiền đề cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày quá nhiều, không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến “ngày đèn đỏ” tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và hình thành bệnh.
Ăn củ cải trắng có bị huyết trắng không?
Theo các chuyên gia, thông tin “ăn củ cải trắng bị huyết trắng” là quan niệm hoàn toàn không đúng. Bởi không có một cơ sở nào cho thấy các hoạt chất có trong củ cải trắng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều huyết trắng. Trong củ cải trắng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp:
- Điều chỉnh huyết áp
- Tốt cho người bị tiểu đường
- Tốt cho đường ruột, chống táo bón
- Tăng cường chức năng thận
- Ngăn ngừa ho, cảm cúm, cảm lạnh
- Hỗ trợ giảm cân
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
- Ngăn ngừa bệnh vàng da
- Đặc biệt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ 2 hoạt chất phytochemical và anthocynins.
Nhờ những lợi ích này y học còn ví von củ cải trắng như “nhân sâm trắng hay nhân sâm mùa đông” vì vừa có khả năng chữa bệnh vừa giúp tăng cường sức khỏe. Vì vậy, việc ăn củ cải trắng gây bệnh huyết trắng là thông tin không chính xác.
Tuy nhiên, khi xét về góc độ Đông y ăn nhiều củ cải trắng có thể làm hao khí nội sinh. Do đó khuyến cáo những người đã và đang mắc bệnh huyết trắng thuộc tạng không giữ được khí huyết nên hạn chế sử dụng củ cải.
Tóm lại, việc ăn củ cải trắng hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng, nhưng với những trường hợp có cơ địa không giữ được khí huyết và có các triệu chứng như huyết trắng nhầy đục như sữa hoặc có mùi hôi, màu vàng kèm theo ngứa ngáy nên hạn chế dùng củ cải trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Hướng dẫn cách sử dụng củ cải trắng chữa bệnh huyết trắng
Bên cạnh dùng củ cải trắng để ăn thì y học dân gian cũng ghi nhận cách trị huyết trắng bằng nguyên liệu này khá hiệu quả. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 7 củ cải trắng, rửa sạch rồi mang đi phơi khô.
- Cho củ cải vào nồi, đổ vào 2 lít nước, đậy kín nắp nấu trên lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
- Khi thấy nước củ cải chuyển sang màu nâu sẫm thì tắt bếp.
- Đổ phần nước thu được ra chậu, thêm vào 1/4 thìa muối tinh, đợi cho nước ấm lại thì dùng để ngâm vùng hạ bộ khoảng 20 phút.
- Sau khi xong rửa lại bằng nước sạch và thấm khô ráo.
- Thực hiện mẹo này từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp tăng khả năng diệt khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu đến vùng kín và khắc phục các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.
Cách xử lý khi vùng kín ra nhiều huyết trắng
Nếu bạn có một sức khỏe bình thường thì việc kiêng ăn củ cải trắng để tránh bị huyết trắng là điều không nên. Thay vào đó hãy thêm loại thực phẩm này vào các bữa ăn hằng ngày để tăng cường sức khỏe và trị nhiều bệnh lý khác. Ngoài cách thực hiện mẹo ngâm rửa vùng kín bằng nước củ cải, chị em có thể dùng củ cải trắng để hầm với thịt hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó, để cải thiện hiện tượng vùng kín ra nhiều huyết trắng, chị em cần phải thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bằng phác đồ phù hợp. Đồng thời, cần chú ý thực hiện một số điều sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng các dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, có độ pH vừa phải không gây kích ứng hay thay đổi môi trường âm đạo.
- Giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng, thay quần lót và băng vệ sinh thường xuyên, tránh mặc quần lót quá chật… Vì đây là những yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị để khỏi bệnh nhanh hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chế biến nhiều gia vị… Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại củ quả, sữa chua…
- Thăm khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để tầm soát các bệnh phụ khoa (nếu có) để điều trị sớm, phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh lý và khả năng sinh sản của nữ giới.
Tóm lại, quan niệm ăn củ cải bị huyết trắng hoàn toàn là thông tin sai lầm. Trong khi đó, có rất nhiều nguyên nhân khác khiến huyết trắng ra nhiều mà chị em cần phải quan tâm. Nếu đi kèm với hiện tượng này là các triệu chứng bất thường khác, hãy chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Xem Thêm:
- Rau Nhút Trị Huyết Trắng Hiệu Quả Không? 4 Cách Dùng Tại Nhà
- Đặt Vòng Bị Ra Nhiều Huyết Trắng nguy hiểm không? Giải đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!