Đặt Vòng Bị Ra Nhiều Huyết Trắng nguy hiểm không? Giải đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đặt vòng tránh thai là biện pháp hiệu quả được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ sau khi đặt vòng cũng rất nhiều và một trong số đó là ra nhiều khí hư. Vậy đặt vòng bị ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu viêm nhiễm không? Có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Đặt vòng là phương pháp tránh thai hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Đây là dụng cụ được làm bằng nhựa, thiết kế với kích thước nhỏ, có hình chữ T. Khi đặt vào trong lòng tử cung, vòng tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường bên trong nội mạc tử cung, từ đó ngăn cản quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ thai và làm tổ trong tử cung. Một số loại vòng tránh thai còn được phủ thêm một lớp đồng bên ngoài để tăng cường hiệu quả tránh thai.
Phương pháp này được đánh giá cao khi đem lại hiệu quả tránh thai kéo dài từ 5 – 10 năm. Đồng thời, bảo vệ niêm mạc tử cung khỏi các tổn thương, giảm thiểu lượng máu mất đi trong chu kỳ hành kinh, giảm đau bụng và giảm nguy cơ phát triển bệnh u xơ tử cung. Do đó, rất nhiều chị em phụ nữ đã kết hôn nhưng chưa muốn có con hoặc đã có con nhưng không có nhu cầu sinh thêm đều có thể chọn lựa phương pháp này.
Bên cạnh các ưu điểm thì đặt vòng tránh thai cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Điển hình như tăng nguy cơ viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, bị tụt vòng hoặc nặng nề nhất là hiếm muộn. Tuy nhiên, những điều này sẽ được giảm thiểu thông qua việc sàng lọc đối tượng thích hợp vì không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng được.
Một số đối tượng không nên đặt vòng tránh thai như:
- Người đang bị viêm nhiễm đường sinh dục;
- Đang nghi ngờ có thai hoặc đã có dấu hiệu mang thai;
- Mắc các bệnh ác tính liên quan đến đường sinh dục;
- Đặc biệt không đặt vòng tránh thai cho phụ nữ bị ung thư vú.
Vì sao đặt vòng bị ra nhiều huyết trắng?
Đặt vòng ra nhiều khí hư chỉ là một trong rất nhiều những tác dụng phụ chị em có thể gặp phải, bên cạnh rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, rong kinh, đau bụng dưới, đau mỏi thắt lưng… Đây chỉ là một dạng phản ứng thông thường của cơ thể khi phát hiện có vật thể lạ trong âm đạo, nhất là với các vòng tránh thai mang sợi đuôi. Hoặc cũng có thể do lượng hormone có trong vòng tránh thai gây ra rối loạn nội tiết tố tạm thời, dẫn đến ra nhiều khí hư.
Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 7 ngày kể từ thời điểm sau đặt vòng. Sau khi cơ thể quen với sự xuất hiện của vòng tránh thai, hiện tượng này sẽ tự khỏi, khí hư không còn ra nhiều nữa. Trên thực tế, ra khí hư sinh lý bình thường có tác dụng bôi trơn khi quan hệ, dưỡng ẩm, cân bằng môi trường bên trong âm đạo và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng, mang thai hay bị kích thích tình dục, huyết trắng củng sẽ tiết ra nhiều hơn.
Cách điều trị khi ra huyết trắng bất thường sau khi đặt vòng tránh thai
Hiện tượng ra nhiều huyết trắng sau khi đặt vòng tránh thai được chia làm 2 trường hợp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cách điều trị, xử lý sẽ khác nhau:
Ra huyết trắng sinh lý
Huyết trắng ra nhiều nhưng không có mùi hôi tanh, màu sắc bình thường, không gây đau rát, ngứa vùng kín… thì chị em không cần quá lo lắng. Vì đây chỉ là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể và biến mất sau vài ngày. Lúc này chị em chỉ cần giữ vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng, không thụt rửa sâu, sử dụng các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, có độ pH = (4 – 6), thay quần lót, băng vệ sinh thường xuyên… để ngăn ngừa viêm nhiễm, khử mùi hôi…
Ra huyết trắng bệnh lý
Đặt vòng tránh thai gây ra bệnh huyết trắng là trường hợp không hiếm. Huyết trắng không chỉ ra nhiều mà còn có màu sắc khác lạ (khí hư màu vàng, huyết trắng màu xanh…), bốc mùi hôi tanh kèm theo những cơn đau bụng dữ dội. Lúc này chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra lại vòng, chẩn đoán xem có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa hay không để có hướng điều trị phù hợp.
Thông thường, để xử lý tình trạng ra nhiều khí hư sau khi đặt vòng bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Để tăng hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ, các chuyên gia bác sĩ thường chỉ định kết hợp 2 loại kháng sinh gồm kháng sinh tây y với kháng sinh thực vật.
Một số loại kháng sinh thực vật tốt được chiết xuất từ các loại dược liệu như rau diếp xá, hoàng bá, dây kí ninh, khổ sâm, trinh nữ hoàng cung trị huyết trắng… là những loại nên thường xuyên sử dụng. Không chỉ hỗ trợ tốt trong việc kháng viêm, chống khuẩn mà còn hỗ trợ cân bằng môi trường âm đạo nhờ cơ chế kích thích tự sản sinh lợi khuẩn.
Đồng thời, để hỗ trợ điều trị khỏi nhanh chóng tình trạng ra nhiều khí hư do viêm nhiễm, chị em cần đảm bảo thực hiện tốt việc vệ sinh hằng ngày, bảo vệ “cô bé” khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Tránh sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn mạnh, nước muối. Vì trong âm đạo tồn tại song song lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu dùng các dung dịch mạnh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, làm tăng mức độ viêm nhiễm và gây ra viêm tử cung, viêm vòi trứng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và khả năng sinh sản của chị em.
- Thay vào đó nên dùng dung dịch sát khuẩn có chứa thành phần nano bạc có khả năng diệt hại khuẩn mà vẫn bảo vệ lợi khuẩn, dung dịch có độ pH cân bằng từ 4 – 6 là tốt nhất.
- Tắm gội sạch sẽ, làm sạch mồ hôi, thấm lau khô vùng kín, thay quần lót và băng vệ sinh thường xuyên, mặc quần lót không quá chật… là những cách giúp đẩy lùi viêm nhiễm hiệu quả.
Biện pháp phòng tránh tình trạng đặt vòng ra nhiều khí hư
Đặt vòng là biện pháp tránh thai tương đối hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, vì đây cũng là một dạng can thiệp thủ thuật y khoa nên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng, viêm âm đạo, làm thủng buồng tử cung… nếu thực hiện sai quy trình, không đảm bảo vô khuẩn hay người thực hiện không có kinh nghiệm. Từ đó tạo nên những phản ứng phụ như ra huyết trắng nhiều, chảy máu âm đạo hay co thắt tử cung…
Vì vậy, để đảm bảo đặt vòng tránh thai đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, cần tuân thủ thực hiện một số điều lưu ý sau đây:
- Không được bỏ qua bước khám phụ khoa trước khi đặt vòng. Đây là bước bắt buộc vì nếu không khám sẽ không phát hiện được các bệnh lý viêm nhiễm, khi đặt vòng tránh thai vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây nhiễm trùng cùng nhiều hệ lụy về sức khỏe sinh lý, khả năng sinh sản…
- Sau khi đặt vòng, chị em sẽ được hẹn lịch tái khám trong vòng 1 – 3 tháng để đánh giá tính ổn định, an toàn và mức độ hiệu quả của vòng.
- Học cách tự kiểm tra xem vòng còn nằm trong cơ thể hay không bằng cách ngồi xổm, đứng gác một chân lên ghế thấp, tư thế nửa nằm ngửa ngồi rồi cho ngón tay vào âm đạo, đưa sâu vào đến khi chạm đến tử cung và sờ được vào dây vòng. Nếu không sờ thấy dây vòng hay chạm vào toàn bộ dây thì cần đi khám lại vì rất có thể vòng đã bị lệch sang một vị trí khác.
- Sau khi đặt vòng, cần kiêng thụt rửa âm đạo, tránh làm việc nặng, mất sức và kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần.
- Nên thay vòng mới sau 5 năm để đảm bảo duy trì hiệu quả và sự an toàn tối đa cho cơ quan sinh sản.
- Nên đặt vòng ở những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có đầy đủ dụng cụ y tế và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để tránh xảy ra sai sót, hạn chế tác dụng phụ và không làm xuất hiện nhiều huyết trắng.
Đặt vòng bị ra nhiều huyết trắng dù là sinh lý hay bệnh lý đều cần phải được thực hiện đúng cách, vệ sinh sạch sẽ và thăm khám định kỳ để điều trị theo chỉ định. Mặc dù là phương pháp tránh thai hiệu quả nhưng không thể phủ nhận những tác dụng phụ khác ngoài huyết trắng. Do đó, chị em cần chú ý tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, thực hiện sàng lọc thông qua khám phụ khoa trước khi thực hiện để tránh gây những rủi ro khó lường cho sức khỏe sinh lý, sinh sản.
Xem Thêm:
- Chuyên Gia Giải Đáp Tình Trạng Ra Huyết Trắng Sau Khi Hết Kinh
- Ra Huyết Trắng Nhiều Có Phải Có Thai Không? [Giải đáp]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!