Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mãn tính, xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Bệnh gây đau nhức, viêm khớp cùng nhiều triệu chứng khác bắt đầu với các tổn thương ở màng hoạt dịch. Bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi trung niên và gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) được xếp vào nhóm bệnh lý tự miễn mãn tính, xuất phát từ tổn thương của lớp màng hoạt dịch trong khớp. Bệnh thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp rối loạn trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân tấn công như virus, vi khuẩn... Người mắc bệnh thường phải chịu đựng cơn đau nhức khó chịu, sưng đỏ nóng khớp gây cản trở khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh lý này chủ yếu gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, điển hình là ở hai cổ tay, hai tay và hai đầu gối. Đây cũng chính đặc điểm để phân biệt giữa viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp xuất phát từ việc rối loạn hệ miễn dịch, thay vì bảo vệ khớp thì ngược lại nó tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ chức năng khớp. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài khiến khớp bị tổn thương, hậu quả là làm phá hủy sụn, xương trong khớp, từ đó làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động.

Các chuyên gia cho biết hiện tại vẫn chưa xác định được lý do chính xác vì sao xảy ra tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nhưng trên thực tế gen không không phải nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng nó lại là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị tác động ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường, điển hình như việc nhiễm một số loại virus, vi khuẩn (tác nhân gây bệnh RA).

Viêm khớp dạng thấp
Phụ nữ độ tuổi trung niên là nhóm đối tượng có nguyn cơ mắc bệnh cao nhất

Một số đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp như:

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới mắc bệnh thường có triệu chứng nặng hơn.
  • Độ tuổi: Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng chủ yếu tập trung ở độ tuổi trung niên.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người thông thường.
  • Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI ở mức béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống.
  • Nghiện thuốc lá: Kể cả hút thuốc chủ động hay thủ động đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại: Việc tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như amiang và silica cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ hình thành bệnh.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Tùy vào từng giai đoạn và mức độ của bệnh mà bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ biểu hiện bằng các dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:

Ở giai đoạn khởi phát

  • Bùng phát cơn đau nhức âm ỉ khó chịu tại khớp đầu gối, khớp tay... và dần dần tự thuyên giảm và biến mất.
  • Mỗi khi hoạt động mạnh cơn đau càng nhiều và chỉ giảm bớt khi nghỉ ngơi.
  • Cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, sốt nhẹ vào buổi chiều và thường xuyên ra mồ hôi dù thời tiết không nóng và người bệnh cũng không vận động quá sức.
  • Cảm giác đau nhức toàn thân và tình trạng này kéo dài trong khoảng vài tháng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Ở giai đoạn toàn phát

  • Căng cứng cơ khớp là triệu chứng mà hầu hết người bệnh viêm khớp dạng thấp đều gặp phải. Thường thì triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khoảng 10 - 15 phút vận động nhẹ thì khớp mới trở lại bình thường.
  • Sưng cứng, nóng đỏ và ấm khi sờ vào khớp vì bên trong tụ dịch nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể gây hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Các ngón tay của người bệnh bị viêm khớp dạng thấp biến dạng, lòng bàn tay cũng sưng tấy.
  • Kèm theo đó là một số triệu chứng liên quan khác như khớp bị lỏng lẻo, xuất hiện các hạt nhỏ, nổi ban đỏ, nổi gò trên da...

Những dấu hiệu nhận biết này thường có nhiều cấp độ khác nhau dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Quan sát thật kỹ các triệu chứng và thăm khám sớm vì theo thời gian chúng sẽ dần tăng nặng khiến khớp bị biến dạng, trượt khỏi vị trí ban đầu.

Cách chữa viêm khớp dạng thấp

Mẹo chăm sóc viêm khớp dạng thấp tại nhà:

Chế độ ăn uống:

  • Gia vị kháng viêm như gừng, tỏi, nghệ.
  • Omega 3 từ cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó.
  • Quả hạch và hạt như anh đào, cherry, hạnh nhân, hạt điều.

Kiêng thức ăn:

  • Hạn chế đường, muối.
  • Tránh thịt đỏ, gluten, rượu bia, thực phẩm cay nóng.

Chăm sóc tập luyện:

  • Xoa bóp nhẹ nhàng quanh khớp.
  • Chườm nóng lạnh hoặc ngâm trong bồn tắm ấm.
  • Thiền và yoga giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng.

Các phương pháp Đông y:

  • Sử dụng cây thuốc như cà gai leo, trinh nữ, chìa vôi, lá lốt.

Phương pháp chữa bệnh trong Tây y:

  • Thuốc nhóm NSAID giảm đau và viêm.
  • Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học như abatacept, tocilizumab.
  • Thuốc DMARDs như sulfasalazine, methotrexate, hydroxychloroquine.

Châm cứu và bấm huyệt:

  • Giúp giảm đau, sưng và cải thiện linh hoạt của khớp.

Bài thuốc Đông y:

  • Sử dụng các bài thuốc như Đỗ trọng, bạch linh, thục địa, phụ tử, can khương.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y:

  • Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ.

Phương pháp phẫu thuật:

  • Cắt bao hoạt dịch, hợp nhất khớp, thay thế khớp bằng vật liệu nhân tạo.

Theo dõi và tư vấn y tế:

  • Bệnh nhân cần liên tục theo dõi và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe.

Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

Top 10 thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả:

Methotrexate:

  • Ưu điểm: Cải thiện đau nhức, giảm sưng, hỗ trợ vận động.
  • Liều lượng: 7,5mg/tuần, không quá 20mg/tuần.

Leflunomide:

  • Ưu điểm: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
  • Liều lượng: 100mg/ngày (liều khởi đầu), có thể giảm xuống 10mg/ngày.

Salazopyrin:

  • Ưu điểm: Cải thiện triệu chứng sưng, đau ở khớp.
  • Liều lượng: 500mg/ngày (tăng dần lên 3g/ngày).

Hydroxychloroquine:

  • Ưu điểm: Cải thiện đau nhức, sưng viêm.
  • Liều lượng: 400-600mg/lần/ngày (duy trì 200-400mg/lần/ngày).

Naproxen:

  • Ưu điểm: Hỗ trợ giảm đau, sưng viêm.
  • Liều lượng: 250-500mg/lần, 2 lần/ngày.

Prednisone:

  • Ưu điểm: Ức chế viêm, giảm sưng.
  • Liều lượng: 1-12 viên/ngày (chia làm 2-4 lần).

Ibuprofen:

  • Ưu điểm: Giảm đau, chống viêm.
  • Liều lượng: 3-4 lần/ngày, không quá 8 viên/ngày.

Methylprednisolon:

  • Ưu điểm: Cải thiện triệu chứng, ức chế viêm.
  • Liều lượng: 16-32mg/ngày (điều chỉnh theo hướng dẫn).

Tofacitinib:

  • Ưu điểm: Ức chế sự phát triển của tế bào gây viêm.
  • Liều lượng: 10-11mg/lần/ngày.

Codeine:

  • Ưu điểm: Giảm đau cho bệnh nhân nhẹ đến vừa.
  • Liều lượng: 1-2 viên, 3-4 lần/ngày (không quá 8 viên/ngày).

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động.
  • Tránh thực phẩm gây hại.
  • Thăm bác sĩ khi có dấu hiệu nguy cơ hoặc tác dụng phụ nguy hiểm.

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần hạn chế và tránh những nhóm thực phẩm có thể làm tăng nghiêm trọng các triệu chứng bệnh. Nhóm thực phẩm cần kiêng ăn bao gồm thịt đỏ, thịt đóng hộp, nội tạng động vật, đường, carbohydrate tinh chế, thực phẩm nhiều muối, sữa và chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu gluten, đồ ăn cay nóng, nước ngọt, chất kích thích, và thực phẩm chứa AGEs.

Nên ăn:

  1. Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá trích, hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
  2. Rau củ giàu chất chống oxy hóa: Bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt, bí đỏ, đu đủ, xoài, cà rốt, cà chua, táo, mâm xôi, việt quất, chứa flavonoid và carotenoid giúp giảm viêm tự nhiên.
  3. Hạt và quả hạch: Óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh giúp giảm cholesterol và cải thiện tình trạng viêm khớp.
  4. Củ chứa chất chống viêm: Gừng, tỏi, nghệ giúp giảm đau khớp và tăng cường phục hồi.
  5. Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch giúp giảm mức CRP và kiểm soát cân nặng.
  6. Quả mọng: Nho, việt quất, dâu tây, cam, quýt chứa folate, anthocyanins và vitamin C giúp chống sưng viêm.

Khi xây dựng thực đơn, cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, lưu ý đến lượng calo, ưu tiên phương pháp nấu ăn như luộc, hấp, và ướp thực phẩm với gia vị chứa acid để ngăn chặn sự hình thành của AGEs. Kết hợp với thể dục thể thao và nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển, cơ thể sẽ thay đổi triệu chứng theo từng giai đoạn. Và ở mỗi giai đoạn sẽ có hướng điều trị khác nhau, cụ thể:

Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia làm nhiều giai đoạn và có triệu chứng, cách trị khác nhau

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu với một số triệu chứng như đau khớp, cứng khớp, sưng khớp tại vùng bị tổn thương. Kèm theo đó là tình trạng các mô bên trong bị sưng, lúc này xương chưa bị tổn thương nhưng màng hoạt dịch đã tổn thương.
  • Giai đoạn 2: Lớp màng hoạt dịch viêm nặng hơn, thậm chí tổn thương đến sụn khớp. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải cơn đau nhức dữ dội kèm theo hạn chế khả năng vận động.
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh phát triển đến giai đoạn này chứng tỏ bệnh đã khá nghiêm trọng khi tổn thương không còn dừng lại ở sụn mà còn gây hại cho xương. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức, sưng viêm nặng hơn, yếu cơ, thậm chí biến dạng khớp, mất hẳn khả năng vận động.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của RA, khớp gần như không còn khả năng hoạt động kèm theo đau nhức, sưng cứng khớp. Nặng hơn kéo theo tình trạng khớp bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp thuộc nhóm tự miễn tương đối nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp bạn nên biết:

1. Biến chứng tổn thương xương khớp

Chắc chắn rằng khi bị viêm khớp dạng thấp thì xương khớp là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể một số tổn thương khớp thường gặp như:

  • Hệ thống sụn khớp và các xương xung quanh đều bị phá hủy hoàn toàn.
  • Biến dạng khớp, khớp bị bất động do bị mất sụn.
  • Mật độ xương giảm dẫn đến loãng xương. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi, những người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng thuốc Corticoid để điều trị bệnh.
  • Gây hội chứng ống cổ tay khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của cánh tay.

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp kéo dài không trị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương, tim mạch, phổi, mắt, mạch máu, da...

2. Biến chứng tổn thương da

Theo các nghiên cứu, có đến 40% người bị viêm khớp dạng thấp xuất hiện các hạt dưới da hay còn gọi là nốt thấp khớp. Chúng thường xuất hiện ở ngón tay, cẳng tay, gót chân... và ngày càng tăng dần về kích thước gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

3. Biến chứng tổn thương tim

Những người bị viêm khớp dạng thấp rất dễ gây ra biến chứng viêm màng bao quanh tim hoặc viêm màng ngoài tim. Biến chứng này thường bùng phát đột ngột, thành từng đợt và có thể bắt đầu hình thành sau biến chứng ở da. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời sẽ khiến tim ngày càng căng lên và dày hơn làm suy giảm hoạt động tim.

4. Biến chứng tổn thương mắt

Mắt là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương khi bị viêm khớp dạng thấp. Cụ thể lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài lòng trắng của mắt bị viêm, gây ra đau nhức, rát xót, đỏ mắt và lâu ngày không được can thiệp điều trị sẽ làm suy giảm thị giác, thậm chí là mất hoàn toàn thị lực.

5. Biến chứng tổn thương phổi

2 biến chứng phổ biến nhất ở phổi do bị viêm khớp dạng thấp là viêm phổi và viêm màng phổi. Ngoài ra, bệnh còn làm tăng nguy cơ gây ra xẹp phổi, nhiễm trùng, ho ra máu, tăng áp phổi, viêm phổi kẽ... Các bệnh lý này khiến cho việc thở của người bệnh trở nên khó khăn và lâu dần gây suy giảm sức khỏe.

6. Biến chứng tổn thương mạch máu

Tác động của viêm khớp dạng thấp đến mạch máu cụ thể là gây ra giảm số lượng hồng cầu, từ đó ngăn chặn quá trình vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ gặp hàng loạt các triệu chứng như thiếu máu, đau đầu, giảm sức mạnh của cơ, mất ngủ, khó ngủ, dễ bị chuột rút…
Tóm lại, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp mãn tính rất khó để có thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng việc kiểm soát triệu chứng là điều hòa toàn có thể. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng, thăm khám đúng nơi để được chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...