Hạt Dưới Da Trong Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì? Cách Nhận Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp được xem là một trong những biến chứng phổ biến của căn bệnh này, chỉ sau biến chứng tổn thương hệ thống xương khớp. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như đau nhức, sưng đau, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cơ chế hình thành

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp tự miễn phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm của hệ thống miễn dịch vào khớp, cụ thể là màng bao hoạt dịch. Và hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh. Chúng có một số đặc điểm sau:

  • Về mặt hình thái, các hạt này có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 2mm – 5cm, hình tròn nhô lên, ẩn dưới da và bên ngoài có bao đường viền không đều.
  • Sờ vào thấy cứng và chúng không có khả năng di chuyển. Tuy nhiên, khi dùng tay ấn mạnh lên sẽ thấy chúng di chuyển sang xung quanh các vị trí khác.
  • Trường hợp xuất hiện hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp đã tạo thành sự liên kết chặt chẽ với các mô gân thì dù có dùng lực tác động mạnh bao nhiêu chúng cũng sẽ không di chuyển.
  • Một số trường hợp các hạt này có thể mềm hơn khi chạm vào, chủ yếu xảy ra ở những người đang đối mặt với những cơn bùng phát triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Những hạt này bình thường sẽ không gây ra đau nhức, tuy nhiên khi chúng phát triển đến một mức độ nhất định, kích thước lớn đủ để chèn ép lên các dây thần kinh, mạch máu sẽ gây đau đớn dữ dội, cứng khớp, khó chịu và suy giảm khả năng vận động.
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Các hạt dưới da khi bị viêm khớp dạng thấp xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, khuỷa tay, khớp ngón tay, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân…

Một số vị trí thường xuất hiện hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là bàn tay, khuỷa tay, khớp ngón tay, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân… Với những trường hợp tình trạng hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp đã chuyển sang mãn tính thì nguy cơ xuất hiện các nốt thấp khớp tại các cơ quan khác như tim phổi, dây thanh quản… sẽ cao hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra chính xác cơ chế hình thành hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Nhưng về cơ bản có thể hiểu rằng đây là hệ quả của việc người bệnh phải chịu đựng sự tổn thương khớp lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo theo tổn thương các mạch máu lân cận. Từ đó, các mô tế bào bị tổn thương và yếu tố dạng thấp – RF IgM phức hợp miễn dịch bổ thể sẽ lắng đọng, tích tụ trong thành mạch. Đây chính là nguyên nhân làm kích thích hệ thống bạch cầu và kích hoạt lượng lớn bạch cầu đơn nhân tác động, hình thành những hạt dưới da.

Nguyên nhân gây ra hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Y học hiện đại ngày nay vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân trực tiếp hình thành nên các hạt dưới da khi bị viêm khớp dạng thấp. Nhưng về cơ bản vẫn có thể chẩn đoán dựa trên một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:

  • Fibrin: Đây là tên của một loại protein đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động đông máu diễn ra trong cơ thể. Nhưng khi các tế bào mô bị tổn thương sẽ là lúc Fibrin hình thành, dần dần kéo theo sự xuất hiện của các hạt thấp dưới da.
  • Tế bào viêm: Việc toàn bộ các tế bào xương khớp, mạch máu, da trong cơ thể bị viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các nốt sần, hạt thấp khớp dưới bề mặt da.
  • Tẩy tế bào chết trên da: Hầu hết những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đều rất nhanh sẽ gặp phải tình trạng sản sinh tế bào chết protein quá mức trong cơ thể. Các tế bào chết này tích tụ quá mức sẽ hình thành các hạt sần sùi, cứng dưới da.

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên thì việc hình thành các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp cũng được cho là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Phụ nữ có nguy cơ bị nổi hạt dưới da khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với nam giới
  • Do giới tính: Theo một thống kê cho thấy nữ giới thường có nguy cơ gặp phải biến chứng này cao hơn so với nam giới.
  • Do di truyền: Nếu trong một gia đình có một hoặc nhiều thành viên có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng hay các bệnh lý viêm khớp khác nói chung thì nguy cơ di truyền bệnh cho thế hệ sau là khá cao. Bên cạnh đó, việc di truyền một số loại gen lặn cũng được cho là nguyên nhân hình thành sớm các hạt dưới da.
  • Do mức độ bệnh: Bệnh viêm khớp dạng thấp càng nặng thì nguy cơ hình thành các hạt sần sùi dưới da càng cao.
  • Thời gian mắc bệnh: Những người càng mắc bệnh lâu năm càng dễ xuất hiện các hạt trên da, đặc biệt ở những lần tái phát bệnh nặng.
  • Do thói quen nghiện hút thuốc: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và có thói quen nghiện hút thuốc lá thì nguy cơ gặp phải biến chứng nổi hạch dưới da là rất cao.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng quá mức các loại thuốc trị bệnh viêm khớp, đặc biệt những người dùng Methotrexat sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các hạt sần dưới da khi bị viêm khớp dạng thấp. Ở trường hợp này, hạt chủ yếu xuất hiện ở bàn chân, bàn tay và tai.
  • Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh các yếu tố nguy cơ vừa kể trên, việc mắc phải một số bệnh nền như Lupus ban đỏ, ung thư, nhiễm trùng… cũng có thể làm xuất hiện các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, việc thừa cân, béo phì hay môi trường sống ẩm thấp quanh năm… cũng dễ hình thành triệu chứng này.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, về cơ bản thì tình trạng nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp cũng giống như rất nhiều triệu chứng khác của bệnh, chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe. Ban đầu, các hạt này thường vô hại, không gây đau nhức hay khó chịu nào cho người bệnh, nhưng càng về lâu dài chúng phát triển âm thầm tăng dần kích thước và gây đau đớn, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Trong một vài trường hợp nặng, các nốt thấp khớp này phát triển lớn trong thời gian dài có thể gây ra lở loét và nhiễm trùng da. Nếu các nốt sần này xuất hiện dưới lòng bàn chân hoặc gót gân thì chắc chắn người bệnh sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đi lại. Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như uể oải, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nốt thấp khớp ở các bộ phận khác trong cơ thể do viêm khớp dạng thấp kéo dài không chữa trị sẽ làm suy giảm chức năng tại cơ quan đó. Chẳng hạn như:

  • Tim, phổi: Sự hình thành các nốt thấp khớp tại các cơ quan này làm cản trở sự hoạt động của chúng, dẫn đến nhiều rủi ro khác như tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu, viêm thần kinh, rối loạn hệ thần kinh thực vật…
  • Dây thanh quản: Các nốt sần nổi ở dây thanh quản có thể khiến bạn bị khàn giọng.
  • Các cơ quan khác: Việc người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, nằm nhiều trên giường để nghỉ ngơi, không thể vận động nhiều chính là nguyên nhân làm cho các nốt sần thấp khớp chuyển sang hình thành ở vị trí tiếp xúc với mặt phẳng giường như: gót chân, hông, gáy và khu vực sau đầu, gân Achilles, xương cụt…
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Tình trạng nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương khớp và các cơ quan khác nếu không điều trị kịp thời

Ngoài ra, tình trạng nổi hạt dưới da khi bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường và nghiêm trọng hơn nữa như:

  • Khó thụ thai: Theo một thống kê cho thấy có khoảng 25% nữ giới gặp phải triệu chứng nổi hạt dưới da mức độ nặng sẽ rất khó để mang thai.
  • Liệt khớp, tàn phế: Đây là hậu quả nghiêm trọng và xảy ra khi tình trạng nổi hạch khớp trong thời gian dài thường là khoảng 10 năm. Hậu quả là gây sưng viêm, đau nhức, khó cầm nắm đồ vật, cứng khớp, teo cơ, liệt khớp, biến dạng khớp và tàn phế vĩnh viễn.
  • Tử vong: Tỷ lệ tử vong trong trường hợp nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở những người kèm theo biến chứng bệnh tim mạch.

Chẩn đoán hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều trường hợp người bệnh nhầm lẫn giữa hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp với hạt tophi khi mắc bệnh gout hoặc các triệu chứng gần giống của tình trạng viêm bao hoạt dịch. Chính vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác về số lượng tiểu cầu có tăng lên hay không, tăng bao nhiêu hay giữ nguyên;
  • Siêu âm khớp;
  • Chụp X – quang tại vị trí khớp bị tổn thương và xác định mức độ viêm;
  • Chụp MRI cộng hưởng từ.

Các điều trị khắc phục hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Về cơ bản, các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, trong trường hợp triệu chứng nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn hoàn toàn không cần điều trị chuyên sâu, triệu chứng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi hạch kèm theo sưng viêm, đau đớn nhiều cần phải can thiệp điều trị sớm. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay, tuy y học hiện đại đã rất phát triển nhưng để điều trị tình trạng nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thì vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Trong đó, một số biện pháp điều trị khắc phục tình trạng này thường được sử dụng như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Phương pháp dùng thuốc Tây được xem là cách tốt nhất để điều trị tình trạng nổi hạt dưới da. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với mục đích giảm đau tức thì, ức chế sự phát triển của bệnh và cải thiện khả năng vận động.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Dùng thuốc Tây được xem là cách tốt nhất để làm giảm đau tức thì tình trạng nổi hạt dưới da

Một số loại thuốc Tây thường dùng như:

  • Thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen;
  • Thuốc steroid thường được chỉ định sử dụng nhằm mục đích thu nhỏ kích thuốc các nốt sần dưới da và thường được dùng dưới dạng tiêm.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) có khả năng làm chậm quá trình diễn tiến nặng của bệnh, hạn chế tối đa các tác động xấu của nốt sần dưới da đến sức khỏe. Loại thuốc thường dùng trong trường hợp này là Rituximab.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống và Hydroxychloroquine.

 2. Vật lý trị liệu

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh thì ngoài sử dụng thuốc thì việc kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu là điều cần thiết. Phương pháp này có khả năng hỗ trợ giảm đau và cải thiện khả năng vận động, tuy mất khá nhiều thời gian nhưng đem lại hiệu quả lâu dài và an toàn.

3. Điều trị theo Đông y

Theo các tài liệu Đông y, bệnh viêm khớp dạng thấp được chia làm 2 giai đoạn gồm giai đoạn đầu là hàn phong thấp tý. Bệnh thường dễ xảy ra ở những người đang trong độ tuổi trung niên với các triệu chứng đặc trưng như dễ mệt mỏi, suy nhược mỗi khi làm việc quá sức. Tiếp theo là giai đoạn bùng phát triệu chứng, bệnh diễn tiến nặng với nguy cơ teo cơ, biến dạng khớp cao.

Một số vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như: phòng phong, uy linh tiên, quế chi, đỗ trọng, tang ký sinh… Ngoài ra, một số dược liệu thuốc Nam được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng nổi hạt dưới da hiệu quả như ngải cứu, rễ cây trinh nữ, gừng, lá lốt, dây đau xương, cỏ hy thiêm… Tùy vào đặc điểm của từng bài thuốc mà người bệnh có thể sử dụng dưới dạng sắc uống hoặc chườm đắp trực tiếp lên vị trí viêm khớp.

4. Phẫu thuật

Trường hợp bệnh diễn tiến ngày càng nặng và không đáp ứng điều trị với các biện pháp bảo tồn thì việc phẫu thuật sớm là điều cần thiết. Lúc này, các nốt sần sùi nổi dưới da đã bị nhiễm trùng, viêm loét thì phẫu thuật sẽ giúp chặn đứng diễn tiến này, đẩy lùi nguy cơ tàn phế, phục hồi chức năng khớp. Việc phẫu thuật thực chất là can thiệp xâm lấn vào da thịt, điều chỉnh sụn khớp. Từ đó khắc phục tình trạng đau nhức, sưng viêm, giúp người bệnh hoạt động bình thường.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được thực hiện khi mọi biện pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả

Tuy nhiên, phẫu thuật là kỹ thuật rất phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ và sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, phẫu thuật thường gây ra đau đớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh rủi ro. Chính vì vậy, cần hết sức cân nhắc chỉ áp dụng khi không còn lựa chọn nào khác.

Cách phòng ngừa hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Để chủ động phòng ngừa tình trạng nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp rất đơn giản, chỉ cần bạn chú ý điều chỉnh thay đổi lối sống cho lành mạnh hơn. Cụ thể với các biện pháp sau:

  • Hạn chế các tác động mạnh làm tổn thương khớp, luôn giữ cho khớp khỏe mạnh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ hình thành hạt khớp dưới da. Trong các hoạt động thể chất, tập luyện thể dục thể thao cần chú ý cách tập luyện, tập vừa sức và sử dụng các dụng cụ bảo vệ như băng nẹp, đệm quấn đầu gối, gậy…
  • Về chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, ưu tiên các loại cá béo, thịt đỏ, rau xanh, trái cây tươi, dầu oliu, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ để ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
  • Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan và tránh căng thẳng. Vì các chuyên gia cho biết stress kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể tăng sinh các loại hormone tác động làm tổn thương xương khớp, tăng nguy cơ hình thành các hạt dưới da. Để làm được điều này bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mình thích.
  • Tạo thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, đúng giấc. Đây là thói quen tốt giúp xương khớp và cơ bắp được nghỉ ngơi, tái tạo phục hồi chức năng. Vì vậy, hãy nhớ dù bận đến mấy cũng nên đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ đêm để khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh lý xương khớp.
  • Nếu có thói quen nghiện hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp với triệu chứng nổi hạt dưới da. Chú ý giữ ấm cơ thể và thay đổi môi trường sống, tránh những nơi có không khí lạnh, ẩm thấp.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân luôn trong mức vừa phải để giảm bớt áp lực lên các khớp xương. Cách này không chỉ giúp ngăn chặn các biến chứng tổn thương nặng hơn mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp nhiều người đang gặp phải. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ hỗ trợ ít nhiều cho việc điều trị bệnh cho bạn và người thân. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất người bệnh vẫn nên sớm tìm đến bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...