Cách Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp
Mẹo chăm sóc viêm khớp dạng thấp tại nhà:
Chế độ ăn uống:
- Gia vị kháng viêm như gừng, tỏi, nghệ.
- Omega 3 từ cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó.
- Quả hạch và hạt như anh đào, cherry, hạnh nhân, hạt điều.
Kiêng thức ăn:
- Hạn chế đường, muối.
- Tránh thịt đỏ, gluten, rượu bia, thực phẩm cay nóng.
Chăm sóc tập luyện:
- Xoa bóp nhẹ nhàng quanh khớp.
- Chườm nóng lạnh hoặc ngâm trong bồn tắm ấm.
- Thiền và yoga giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng.
Các phương pháp Đông y:
- Sử dụng cây thuốc như cà gai leo, trinh nữ, chìa vôi, lá lốt.
Phương pháp chữa bệnh trong Tây y:
- Thuốc nhóm NSAID giảm đau và viêm.
- Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học như abatacept, tocilizumab.
- Thuốc DMARDs như sulfasalazine, methotrexate, hydroxychloroquine.
Châm cứu và bấm huyệt:
- Giúp giảm đau, sưng và cải thiện linh hoạt của khớp.
Bài thuốc Đông y:
- Sử dụng các bài thuốc như Đỗ trọng, bạch linh, thục địa, phụ tử, can khương.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y:
- Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
- Thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ.
Phương pháp phẫu thuật:
- Cắt bao hoạt dịch, hợp nhất khớp, thay thế khớp bằng vật liệu nhân tạo.
Theo dõi và tư vấn y tế:
- Bệnh nhân cần liên tục theo dõi và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe.
Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa viêm khớp dạng thấp hiện nay được phân chia thành Tây y, Đông y, các mẹo chăm sóc tại nhà và sử dụng một số cây thuốc Nam. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân sẽ có những lựa chọn điều trị khác nhau nhằm cho kết quả tốt nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về những phương pháp này, mời độc giả theo dõi những thông tin sau.
Tổng quan viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) được xếp vào nhóm bệnh lý tự miễn mãn tính, xuất phát từ tổn thương của lớp màng hoạt dịch trong khớp. Bệnh thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp rối loạn trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân tấn công như virus, vi khuẩn... Người mắc bệnh thường phải chịu đựng cơn đau nhức khó chịu, sưng đỏ nóng khớp gây cản trở khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh lý này chủ yếu gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, điển hình là ở hai cổ tay, hai tay và hai đầu gối. Đây cũng chính đặc điểm để phân biệt giữa viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác.
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp xuất phát từ việc rối loạn hệ miễn dịch, thay vì bảo vệ khớp thì ngược lại nó tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ chức năng khớp. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài khiến khớp bị tổn thương, hậu quả là làm phá hủy sụn, xương trong khớp, từ đó làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động.
Các chuyên gia cho biết hiện tại vẫn chưa xác định được lý do chính xác vì sao xảy ra tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nhưng trên thực tế gen không không phải nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng nó lại là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị tác động ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường, điển hình như việc nhiễm một số loại virus, vi khuẩn (tác nhân gây bệnh RA).
Một số đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp như:
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới mắc bệnh thường có triệu chứng nặng hơn.
- Độ tuổi: Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng chủ yếu tập trung ở độ tuổi trung niên.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người thông thường.
- Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI ở mức béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống.
- Nghiện thuốc lá: Kể cả hút thuốc chủ động hay thủ động đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiếp xúc với các chất độc hại: Việc tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như amiang và silica cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ hình thành bệnh.
Tùy vào từng giai đoạn và mức độ của bệnh mà bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ biểu hiện bằng các dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
Ở giai đoạn khởi phát
- Bùng phát cơn đau nhức âm ỉ khó chịu tại khớp đầu gối, khớp tay... và dần dần tự thuyên giảm và biến mất.
- Mỗi khi hoạt động mạnh cơn đau càng nhiều và chỉ giảm bớt khi nghỉ ngơi.
- Cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, sốt nhẹ vào buổi chiều và thường xuyên ra mồ hôi dù thời tiết không nóng và người bệnh cũng không vận động quá sức.
- Cảm giác đau nhức toàn thân và tình trạng này kéo dài trong khoảng vài tháng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát
- Căng cứng cơ khớp là triệu chứng mà hầu hết người bệnh viêm khớp dạng thấp đều gặp phải. Thường thì triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khoảng 10 - 15 phút vận động nhẹ thì khớp mới trở lại bình thường.
- Sưng cứng, nóng đỏ và ấm khi sờ vào khớp vì bên trong tụ dịch nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể gây hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Các ngón tay của người bệnh bị viêm khớp dạng thấp biến dạng, lòng bàn tay cũng sưng tấy.
- Kèm theo đó là một số triệu chứng liên quan khác như khớp bị lỏng lẻo, xuất hiện các hạt nhỏ, nổi ban đỏ, nổi gò trên da...
Những dấu hiệu nhận biết này thường có nhiều cấp độ khác nhau dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Quan sát thật kỹ các triệu chứng và thăm khám sớm vì theo thời gian chúng sẽ dần tăng nặng khiến khớp bị biến dạng, trượt khỏi vị trí ban đầu.
Mẹo chăm sóc viêm khớp dạng thấp tại nhà
Có khá nhiều phương pháp giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp. Trong đó, những mẹo chữa tại nhà sẽ là giải pháp hỗ trợ để giảm đau, sưng viêm, giúp các cách điều trị khác đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu dùng đúng những thực phẩm có lợi, tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở khớp xương sẽ thuyên giảm tốt. Bệnh nhân hạn chế các cơn đau nhức khó chịu. Ngược lại, thường xuyên nạp đồ ăn gây hại dễ làm bệnh chuyển nặng, giảm tác dụng của các loại thuốc.
Bệnh viêm khớp dạng thấp nên sử dụng các thực phẩm:
- Gia vị kháng viêm: Gừng, tỏi, nghệ là các gia vị có khả năng kháng viêm, giảm đau khá tốt. Nhờ có các thành phần zingiberol, zingeron, shogaola, curcumin, allicin,.... Qua đó, các dấu hiệu viêm nhiễm được giảm đi rõ rệt, miễn dịch hoạt động tốt hơn, tế bào sụn khớp được kích thích tái tạo để tăng cường sức khỏe cho khớp.
- Omega 3: Là chất có khả năng chống viêm mạnh, phát huy tốt hiệu quả với những bệnh liên quan tới xương khớp. Omega 3 thường có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia,...
- Quả hạch và hạt: Quả hạch như anh đào, cherry,... là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giúp giảm sưng và đau ở khớp. Đặc biệt là thành phần anthocyanin, một chất chống viêm mạnh mẽ. Cùng với đó, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, macca rất giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm và giảm đau, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả.
- Nhóm chống oxy hóa: Các thực phẩm này giúp ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực của các gốc tự do trong cơ thể, góp phần kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Quả mâm xôi, dâu, nho, và các loại quả màu đỏ khác, cải xanh, rau cải, và rau cần tây,... là những nguồn chất chống oxy hóa phong phú, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cần kiêng các thực phẩm:
- Đồ nhiều đường, muối: Bổ sung lượng đường hoặc muối lớn vào có thể dễ làm gia tăng phản ứng viêm nhiễm, khiến các triệu chứng đau nhức thêm nghiêm trọng. Sưng tấy không thể thuyên giảm và có thể gây cản trở hoạt động của các loại thuốc. Do đó cần hạn chế ăn bánh ngọt, kẹo, chè, kem, đồ rau củ muối, thịt hộp, xúc xích,...
- Thịt đỏ: Đây là loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao cùng nhiều thành phần dễ kích thích cơ thể sản sinh thêm interleukin, homocysteine, khiến gia tăng viêm nhiễm và sưng đau tại khớp.
- Gluten: Các đồ ăn có chứa hàm lượng gluten cao cần tránh dùng khi bị viêm khớp dạng thấp do thành phần này dễ làm tăng các triệu chứng tổn thương. Khớp sẽ sưng đỏ, đau và các đợt viêm kéo dài dai dẳng không dứt. Do vậy nên hạn chế sử dụng bánh mì, pizza hoặc các loại bánh quy.
- Rượu bia: Uống rượu bia có chứa nhiều độc tố dễ tích tụ lại và làm giảm các tác dụng của thuốc, đặc biệt nhóm thuốc chống viêm. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần kiêng hoàn toàn rượu bia.
- Đồ ăn nhiều vị cay nóng: Các thực phẩm có tính nóng hoặc gia vị cay như tiêu, ớt làm tăng thân nhiệt, khiến các khớp bị nóng dẫn đến sưng đỏ nặng hơn.
Chăm sóc tập luyện
Cùng với dinh dưỡng, có khá nhiều biện pháp khác được áp dụng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Theo đó, người bệnh có thể massage, vận động nhẹ nhàng hoặc chườm ngoài da.
- Xoa bóp: Các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng quanh khớp có thể tác động làm thư giãn khớp và cơ xung quanh, đẩy lùi cơn đau, tăng cường biên độ vận động cho khớp.
- Chườm nóng lạnh: Đây là cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp rất quen thuộc. Thông qua túi chườm nóng hoặc lạnh sẽ giúp giảm sưng đỏ, giảm đau, hạn chế các cơn co cứng tại khớp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngâm trong bồn tắm với nước ấm sẽ cho cảm giác thư giãn, dễ chịu toàn thân.
- Thiền: Ngồi thiền là cách để giải tỏa cảm giác mệt mỏi, khó chịu do bệnh lý gây ra, làm giảm tín hiệu đau truyền về não bộ. Nhờ vậy người bệnh có thể thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày và kích thích cơ thể hồi phục nhanh.
- Yoga: Cũng là một biện pháp hữu ích giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức, hạn chế viêm nhiễm và giải tỏa tâm trạng. Do đó, người bệnh có thể tới các trung tâm tập luyện để thực hành những bài đơn giản, vừa sức, đúng kỹ thuật.
Cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp trong Tây y
Tây y có khá nhiều phương thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc dùng cần có sự chỉ định cụ thể của các bác sĩ để đảm bảo liều lượng, hiệu quả, an toàn. Đồng thời, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật theo chỉ định để bảo vệ khớp.
Các loại thuốc
Với cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp trong Tây y, bệnh nhân thường được kê một số nhóm thuốc cụ thể gồm:
- Nhóm NSAID: Là loại thuốc giảm viêm nhiễm, giảm đau rất thường dùng. Trong đó có aspirin, ibuprofen, naproxen, celecoxib, oxaprozin, meloxicam, piroxicam,...
- Thuốc điều chỉnh các phản ứng sinh học: Với các bệnh nhân có dấu hiệu viêm khớp nặng, cần dùng một số loại thuốc như abatacept (Orencia), tocilizumab (Actemra).
- Nhóm thuốc DMARDs: Được sử dụng với mục đích ngăn chặn sự lan rộng của viêm khớp, giảm cơn đau nhanh. Bệnh nhân được kê đơn uống sulfasalazine (Azulfidine), methotrexate (Trexall), hydroxychloroquine (Plaquenil).
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm khớp dạng thấp:
- Bệnh nhân không tự ý thay đổi các đơn thuốc đã được bác sĩ chỉ định, không tăng giảm liều hoặc dùng ngắt quãng.
- Thuốc nếu dùng sai cách có thể gặp các tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau tim, khó thở, xuất huyết dạ dày. Khi này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.
- Nếu sau một thời gian dùng thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc khớp sưng đỏ nặng hơn, cần thông báo với các bác sĩ.
Phẫu thuật
Với những bệnh nhân không đáp ứng thuốc chữa viêm khớp, khớp đã tổn thương nặng, không có khả năng phục hồi, mất chức năng vận động, cần thực hiện phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật thường dùng hiện nay gồm:
- Cắt bao hoạt dịch nhằm bỏ đi phần lớp lót đã bị tổn thương.
- Hợp nhất khớp giúp nâng cao ổn định và khả năng nâng đỡ tại khớp.
- Thay thế hoàn toàn phần khớp bằng vật liệu nhân tạo để phục hồi chức năng vận động của khớp.
Thuốc Nam
Các cây thuốc Nam cũng được dùng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Theo đó, bệnh nhân có thể tận dụng một số vị thuốc nổi bật sau:
Cây cà gai leo
Cà gai leo có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magie, nổi bật với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe xương khớp. Các dấu hiệu viêm nhiễm, tổn thương tại khớp theo đó sẽ giảm đi đáng kể.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 1 cây cà gai leo, rửa sạch rồi đem thái thành khúc ngắn, phơi cho khô hẳn.
- Phần thuốc thu được cho lên chảo sao vàng và nấu cùng với 2 lít nước.
- Khi nước cạn bớt một nửa sẽ lấy ra để uống như nước lọc.
Cây trinh nữ
Trinh nữ (xấu hổ) là cây thuốc có tính hàn, chứa nhiều isoflavone và phytoestrogen giúp kiểm soát quá trình viêm nhiễm trong cơ thể và giảm sưng đau ở các khớp. Ngoài ra, cây thuốc Nam này còn có tác động tích cực đối với việc cải thiện sự linh hoạt của khớp xương. Nhờ vậy bệnh nhân giảm đau và cũng cử động dễ dàng hơn.
Cách dùng:
- Chuẩn bị một lượng vừa đủ rễ cây trinh nữ, rửa sạch và thái thành các lát mỏng.
- Sao vàng rễ rồi tiếp tục nấu với 500ml nước, sau đó lấy về khoảng 150ml.
- Uống nước thuốc làm 2 bữa trong ngày.
Cây chìa vôi
Cây chìa vôi chứa nhiều chất flavonoid, tannin, và các dạng hợp chất chống viêm khác, có thể giúp giảm sưng và đau ở các khớp. Chuyên gia cho biết, các thành phần trong cây chìa vôi có tác động ức chế quá trình viêm nhiễm, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp khá tốt. Do vậy bệnh nhân có thể tận dụng vị thuốc này để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Cách dùng:
- Rửa sạch lá cây chìa vôi và để cho ráo nước hoàn toàn.
- Sau đó cho thuốc vào nồi, thêm nước sắc sôi đều để lấy nước cốt uống trong ngày.
Lá lốt
Lá lốt là gia vị nấu ăn và cũng là cây thuốc quen thuộc được sử dụng phổ biến. Trong thành phần có chứa nhiều hợp chất có tính chất chống viêm và kháng khuẩn như flavonoid và alkaloid. Qua đó, bệnh nhân có khả năng giảm sưng và đau ở các khớp, đồng thời có thể kiểm soát quá trình viêm nhiễm trong cơ thể, hỗ trợ khớp phục hồi nhanh chóng hơn.
Phương pháp Đông y
Đông y áp dụng các việc dùng thuốc và châm cứu bấm huyệt vào điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Chi tiết như sau:
Châm cứu và bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt là hai phương pháp được Y học cổ truyền ứng dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý, đặc biệt viêm khớp dạng thấp.
Châm cứu sử dụng các kim nhọn đâm vào huyệt đạo, có thể giúp giảm sưng, đau, và cải thiện linh hoạt của khớp. Bấm huyệt là phương pháp tương tự như châm cứu, nhưng thay vì sử dụng kim, người hành nghề bấm huyệt sẽ sử dụng áp lực từ đầu ngón tay, cổ hoặc các công cụ khác để kích thích các điểm huyệt. Bấm huyệt cũng có thể giúp giảm đau, sưng và cải thiện sự linh hoạt của khớp.
Một số huyệt đạo thường được ứng dụng trong điều trị gồm: Huyệt phong trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, khúc trì, huyền chung, âm lăng tuyền,.... Theo đó, bệnh nhân cần tới các trung tâm YHCT để được châm cứu hoặc bấm huyệt bởi các kỹ thuật viên, không nên tự thực hiện tại nhà khi thiếu kiến thức chuyên môn sẽ dễ gây nguy hiểm.
Các bài thuốc
Cùng với châm cứu, bấm huyệt, các bài thuốc cũng sẽ được kê đơn cho bệnh nhân để đảm bảo liệu trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất. Thuốc khá an toàn, lành tính, thích hợp với mọi đối tượng nhưng sẽ cần bệnh nhân kiên trì để thấy được tác dụng rõ rệt.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp của Đông y.
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Đỗ trọng, bạch linh, thục địa, đương quy, bạch thược, tang ký sinh, tần giao, cam thảo, độc hoạt, nhục quế, phòng phong, tế tân.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc cùng 6 bát nước để thu về 3 bát. Nước thuốc uống thành các bữa nhỏ sáng, trưa và tối hàng ngày.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Phụ tử, can khương, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thục địa.
- Cách dùng: Bệnh nhân đem thuốc sắc 1 thang hàng ngày với 1 lít nước. Phần nước thuốc chia các bữa nhỏ và nên hâm ấm trước khi uống.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Mộc qua, ngưu tất, nhũ hương, tô ngạch, hương phụ, thương truật, đương quy, quế chi, hồng hoa, đào nhân, địa long, ô dược, tần gia.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1 lít nước để lấy về 300ml. Nước thuốc chia thành các bữa nhỏ để uống đều đặn hàng ngày cho tới khi hết liệu trình.
Top 10 thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả:
Methotrexate:
- Ưu điểm: Cải thiện đau nhức, giảm sưng, hỗ trợ vận động.
- Liều lượng: 7,5mg/tuần, không quá 20mg/tuần.
Leflunomide:
- Ưu điểm: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
- Liều lượng: 100mg/ngày (liều khởi đầu), có thể giảm xuống 10mg/ngày.
Salazopyrin:
- Ưu điểm: Cải thiện triệu chứng sưng, đau ở khớp.
- Liều lượng: 500mg/ngày (tăng dần lên 3g/ngày).
Hydroxychloroquine:
- Ưu điểm: Cải thiện đau nhức, sưng viêm.
- Liều lượng: 400-600mg/lần/ngày (duy trì 200-400mg/lần/ngày).
Naproxen:
- Ưu điểm: Hỗ trợ giảm đau, sưng viêm.
- Liều lượng: 250-500mg/lần, 2 lần/ngày.
Prednisone:
- Ưu điểm: Ức chế viêm, giảm sưng.
- Liều lượng: 1-12 viên/ngày (chia làm 2-4 lần).
Ibuprofen:
- Ưu điểm: Giảm đau, chống viêm.
- Liều lượng: 3-4 lần/ngày, không quá 8 viên/ngày.
Methylprednisolon:
- Ưu điểm: Cải thiện triệu chứng, ức chế viêm.
- Liều lượng: 16-32mg/ngày (điều chỉnh theo hướng dẫn).
Tofacitinib:
- Ưu điểm: Ức chế sự phát triển của tế bào gây viêm.
- Liều lượng: 10-11mg/lần/ngày.
Codeine:
- Ưu điểm: Giảm đau cho bệnh nhân nhẹ đến vừa.
- Liều lượng: 1-2 viên, 3-4 lần/ngày (không quá 8 viên/ngày).
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động.
- Tránh thực phẩm gây hại.
- Thăm bác sĩ khi có dấu hiệu nguy cơ hoặc tác dụng phụ nguy hiểm.
Như vậy qua bài viết này, độc giả đã có được các thông tin quan trọng về cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, sớm hồi phục sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!