Huyệt Bát Tà: Cách Châm Cứu, Bấm Huyệt Và Ứng Dụng Thực Tế

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bàn tay là nơi hội tụ nhiều huyệt đạo quan trọng có tác dụng chi phối nhiều hoạt động cơ khớp ngón tay, trong đó chắc chắn phải nhắc đến huyệt Bát Tà – huyệt đạo được ứng dụng phổ biến trong liệu pháp Y học cổ truyền điều trị các bệnh liên quan đến bộ phận này. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách ứng dụng trong chữa trị bệnh, mời bạn đọc tham khảo bài chia sẻ của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Bát Tà

Huyệt Bát Tà có xuất xứ từ Y Kinh Tiểu Học, vậy tên gọi này có ý nghĩa gì? Huyệt có những đặc tính ra sao và cách xác định vị trí thế nào?

Huyệt Bát Tà là gì?

Giải nghĩa về tên gọi của huyệt đạo theo từ điển Hán Việt như sau: “Bát” nghĩa là số 8, “Tà” trong tà khí, là những tác nhân gây bệnh. “Bát Tà” ý chỉ bộ 8 huyệt đạo trên 2 tay có tác dụng tăng cường chính khí cho cơ thể chống lại tà khí bên ngoài.

Bộ 8 huyệt đạo này sẽ được chia thành 4 cặp với tên gọi như sau: Huyệt Đại Đô, huyệt Thượng Đô, huyệt Trung Đô, huyệt Hạ Đô.

Vị trí huyệt Bát Tà

Bát Tà là nhóm gồm 8 huyệt đạo con, phân bố đều trên 2 bàn tay. Cụ thể vị trí chính xác của huyệt nằm ở kẽ của 5 ngón tay, trên đường tiếp giáp của da mu tay và gan tay,  ngang với khe khớp xương ngón tay với xương bàn tay. Vị trí lần lượt của các cặp huyệt đạo Bát liêu như sau:

  • Huyệt Đại Đô: Nằm ở hổ khẩu, giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Huyệt Thượng Đô: Nằm ở kẽ ngón giữa và ngón trỏ.
  • Huyệt Trung Đô: Nằm ở kẽ ngón giữa với ngón áp út.
  • Huyệt Hạ Đô: Kẽ ngón áp út với ngón út.

Khi giải phẫu huyệt đạo sẽ thấy những đặc điểm sau:

  • Bên dưới da tại vị trí huyệt Đại Đô là các cơ khép ngón cái, cơ liên cốt. Còn tại các huyệt đạo Bát Tà còn lại là cơ gian cốt và cơ giun.
  • Thần kinh vận động cơ ở huyệt Thượng Đô là 1 nhánh dây thần kinh nằm giữa 2 nhánh dây thần kinh trụ. Tại vị trí các huyệt khác sẽ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
  • Da ở vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh C7 (Đại Đô), C6 (Thượng Đô và Trung Đô), C8 hoặc D1 (Hạ Đô).
huyet bat ta
Bát Tà là nhóm gồm 8 huyệt đạo con, phân bố đều trên 2 bàn tay

Xem thêm: Huyệt Cực Tuyền Nằm Ở Đâu? Công Năng Và Cách Châm Cứu

Khám phá tác dụng của huyệt Bát Tà đối với sức khỏe

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều có khả năng tác động đến sức khỏe và huyệt Bát Tà cũng vậy. Trong Y học cổ truyền, huyệt thường được thầy thuốc đưa vào liệu pháp điều trị một số bệnh lý như sau:

  • Điều trị các chứng bệnh như bàn tay sưng tê, ngón tay liệt do bị trúng gió.
  • Tác động huyệt Đại Đô giúp điều trị đau răng, đau đầu.
  • Châm cứu, bấm huyệt Thượng Đô, Trung Đô và Hạ Đô đúng cách sẽ điều trị cánh tay sưng đau.
  • Đặc biệt, trong Châm cứu Học Thượng Hải ghi chép, khi được phối cùng huyệt Ngoại Quan sẽ giúp điều trị chứng bệnh ngón tay tê hiệu quả.

Cách châm cứu, bấm huyệt và ứng dụng thực tiễn

Sở hữu nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý về tay nên huyệt Bát Tà được ứng dụng trong Y học cổ truyền thường xuyên. Trong đó 2 liệu pháp mà các thầy thuốc sử dụng phổ biến là châm cứu và bấm huyệt.

Kỹ thuật tác động chuẩn Y học cổ truyền

Để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt nhất và không gây các tai biến ảnh hưởng sức khỏe, cần đảm bảo kỹ thuật tác động huyệt đạo đạt chuẩn. Vậy nên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về cách châm cứu và bấm huyệt Bát Tà như sau:

Cách châm huyệt Bát Tà: Kỹ thuật châm huyệt đạo Bát Tà cần thực hiện bởi thầy thuốc, bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn nhất.

  • Bước 1: Xác định vị trí của bộ huyệt đạo Bát Tà.
  • Bước 2: Người bệnh hơi nắm tay lại, sau đó thầy thuốc châm mũi kim theo phương thẳng, dọc theo phía xương lòng bàn tay với độ sâ1 thốn.
  • Bước 3: Có thể châm nặn máu. Sau đó cứu 5 – 10 phút. Lưu ý, nếu châm đắc khí (đúng kỹ thuật) thì người bệnh sẽ có cảm thấy căng tức và có cảm giác như điện giật hướng ra ngón tay.

Cách day bấm Bát Tà huyệt: Tương tự như cách day bấm các huyệt đạo khác, người thực hiện cần đảm bảo xác định đúng vị trí huyệt và điều chỉnh lực đạo phù hợp.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay của bàn tay đối diện day bấm vào các huyệt đạo Bát Tà, mỗi huyệt sẽ day bấm khoảng 30 giây. Tiến hành day bấm huyệt đạo mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng sức khỏe tích cực.
huyet bat ta
Day bấm huyệt đạo mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng sức khỏe tích cực

Ứng dụng huyệt Bát Tà trong thực tiễn

Như đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tự bấm huyệt tại nhà để cải thiện sức khỏe. Đối với một số bệnh lý như tê tay, đau khớp cổ tay hay nhiễm phong hàn, người bệnh ứng dụng liệu pháp bấm huyệt theo hướng dẫn dưới đây.

Điều trị chứng tê tay

Chứng tê bì tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân như tuần hoàn máu kém, mắc bệnh xương khớp, làm việc quá sức hoặc vận động sai tư thế. Điều này khiến máu không được lưu thông, các cơ khớp co cứng gây triệu chứng tê mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc.

Để điều trị chứng tê tay, bạn thực hiện day bấm huyệt Bát Tà để thư giãn gân cơ, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu đến đầu ngón tay, loại bỏ cảm giác khó chịu này.

Cách thực hiện: Người bệnh chủ động dùng đầu ngón tay cái để day bấm các huyệt Bát Tà, mỗi huyệt tác động trong khoảng 30 giây. Mỗi ngày thực hiện liệu pháp này 2 lần, tốt nhất là vào thời điểm sáng và tối. Sau 2 – 3 tuần sẽ thấy cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Trị đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay là chứng bệnh thường gặp, đặc biệt là ở người già, người lao động nặng nhọc hoặc dân văn phòng thường xuyên thực hiện động tác gõ bàn phím. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn tiến hành day bấm huyệt Bát Tà kết hợp cùng một số huyệt đạo khác như sau:

  • Bước 1: Chà xát 2 tay vào nhau để làm ấm bàn tay và các đầu ngón tay trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay cái day ấn lần lượt lên các huyệt đạo Bát Tà, mỗi huyệt day ấn trong 30 giây.
  • Bước 3: Tiếp tục day ấn các huyệt đạo sau: Huyệt Hợp Cốc, huyệt Dương Trì, huyệt Nội Quan, huyệt Ngoại Quan, huyệt Khúc Trì. Mỗi huyệt cũng day ấn trong 30 giây với lực đạo nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Cuối cùng, thực hiện các động tác duỗi, gấp và xoay khớp khuỷu, khớp vai, khớp cổ tay trong 1 phút.
huyet bat ta
Tác động đúng cách vào Bát Tà huyệt giúp điều trị bệnh hiệu quả

Trị tay nhiễm phong hàn

Tình trạng tay nhiễm phong hàn không hiếm gặp, thường xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc khi thời tiết thay đổi, khiến người mắc phải chịu các triệu chứng như: Sưng đỏ khớp, tê bì, đau nhức, sưng đỏ khớp, tê bì đầu ngón tay. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh tiến hành day bấm huyệt Bát Tà trị bệnh.

Cách thực hiện: Chà xát 2 tay vào nhau tới khi lòng bàn tay ấm lên để khí huyết lưu thông. Sau đó thực hiện day bấm huyệt như bình thường, mỗi huyệt Bát Tà sẽ tác động trong nửa phút, sau đó nghỉ 5 – 10 giây rồi tiếp tục hiệp tiếp theo.

Trong trường hợp không chắc chắn về cách xác định huyệt đúng hay chưa, bạn có thể đến phòng khám Đông y để được thầy thuốc hướng dẫn chi tiết.

Lưu ý khi tác động Bát Tà huyệt trị bệnh

Trong quá trình tác động lên huyệt Bát Tà, chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để hiệu quả đạt được tốt nhất.

  • Phương pháp châm cứu, bấm huyệt sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong 1 thời gian dài.
  • Cần đảm bảo thực hiện châm cứu, bấm huyệt đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không châm cứu tại nhà, liệu pháp này cần được thực hiện bởi chuyên gia đã đảm bảo an toàn.
  • Không châm cứu, bấm huyệt vào vị trí có vết thương hở, đang bị sưng tấy vì có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi châm cứu, bấm huyệt, người bệnh không dùng rượu bia, chất kích thích. Đồng thời chủ động theo dõi sức khỏe, nếu thấy biểu hiện bất thường cần báo cho bác sĩ.
  • Một số đối tượng trước khi bấm huyệt, châm cứu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ như: Phụ nữ đang mang thai, người bị ung thư cấp tính, người có bệnh nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu,…

Huyệt Bát Tà là có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến tay rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn mà chuyên gia đã chia sẻ trong bài viết. Nhưng cần lưu ý, nếu tình trạng sức khỏe không cải thiện, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...