Thuốc Chữa Xuất Huyết Dạ Dày
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị xuất huyết dạ dày:
- Thuốc kháng acid: giúp trung hòa HCl trong dịch vị, đồng thời làm giảm nồng độ acid, tăng độ pH trong môi trường dạ dày và ngăn ngừa chảy máu.Một số sản phẩm bao gồm Pepsane, Varogel, Yumangel, Phosphalugel, Kremil – S, Maalox.
- Thuốc kháng histamine H2: giảm tiết acid và pepsin, nhưng cần chú ý đến nguy cơ che lấp triệu chứng. Một số loại thuốc kháng thụ thể H2: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine.
- Thuốc ức chế bơm proton: hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày nhẹ. Cân nhắc với nguy cơ loãng xương. Có một số loại sau: Lansoprazol, Rabeprazol, Pantoprazol, Omeprazole, Esomeprazole.
- Thuốc giảm đau chống co thắt: được chỉ định sử dụng khi dạ dày bị co bóp quá mức và phát sinh cơn đau. Một số loại thường gặp là: Alverin, Mebeverin, Buscopan, Drotaverin.
- Vitamin nhóm K: vitamin K1 (Phytomenadiol), vitamin K2 (Menaquinon) và vitamin K3 (Menadion) giúp tăng sản xuất prothrombin để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Thuốc co mạch: như Octreotide, Carbazochrome, Posthypophyse giảm áp lực và xuất huyết dạ dày, cần sự hỗ trợ của bác sĩ.
- Thuốc kéo dài đông máu (Hemocaprol): giúp ngăn chặn xuất huyết tái phát bằng cách kéo dài thời gian đông máu, hạn chế tình trạng xuất huyết tái phát.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: như thuốc Bismuth, Misoprostol, Sucralfate giúp che phủ và ngăn chặn xuất huyết. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh thuốc Bismuth cho người suy thận.
- Một số loại thuốc hỗ trợ khác: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần giảm căng thẳng và sử dụng Calci clorid, Acid tranexamic, Ethamsylat tăng độ bền của mao mạch, phòng ngừa xuất huyết tái phát.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nhóm vitamin K, thuốc co mạch, thuốc kháng acid, thuốc kéo dài thời gian đông máu,… là các loại thuốc trị xuất huyết dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được dùng khi tình trạng xuất huyết đã bước vào giai đoạn ổn định. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tổng Quan Bệnh Lý Xuất Huyết Dạ Dày
Xuất huyết dạ dày là chứng bệnh chảy máu bên trong dạ dày do niêm mạc vùng dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Vết loét để lâu ngày sẽ sưng, viêm, chảy máu. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 25 - 50 tuổi, đặc biệt là ở nam giới do có tỷ lệ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia gây kích ứng dạ dày cao hơn nữ giới.
Hiện nay, xuất huyết dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh để phòng tránh cũng như điều trị có hiệu quả cao hơn.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày có thể kể đến như:
- Do tai nạn: Thường gặp phải khi người bệnh gặp phải một số chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông,... gây tổn thương mạnh ở vùng bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết trong dạ dày.
- Tiền sử bệnh dạ dày: Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày, viêm trợt niêm mạc,... nếu ở giai đoạn nặng, không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Sử dụng đồ uống có cồn: Cồn là một trong những chất cấm kị đối với người có biểu hiện bệnh về dạ dày. Chất cồn có trong rượu bia sẽ liên tục bào mòn vết viêm, loét. Từ đó khiến mạch máu bị căng, vỡ và dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nhiều người thường mắc phải những thói quen xấu trong ăn uống như: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn đồ nhiều dầu mỡ, dùng thực phẩm quá cay, ăn nhiều đồ chua,… Đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này duy trì dài ngày có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, trong đó có xuất huyết.
- Căng thẳng stress: Thần kinh căng thẳng, thường xuyên bị mất ngủ, stress kéo dài hoặc thức khuya sẽ làm ổ viêm nhanh chóng loét và chảy máu.
- Một số nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sử dụng chất kích kích,...
Những nguyên nhân trên thường rất hay gặp phải, bởi vậy, người bệnh tuyệt đối KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, hãy chủ động phòng tránh để không gặp phải những phiền toái phức tạp về sau.
Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết thông qua những biểu hiện thường gặp dưới đây:
Đau vùng thượng vị: Đau quặn bụng ở trên rốn (vùng thượng vị), cơn đau nặng hơn khi bụng quá no hoặc quá đói. Đau thượng vị khiến người bệnh cảm thấy khó chịu kéo dài vài ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đi ngoài ra máu: Tình trạng xuất huyết trong dạ dày khiến người bệnh đi ngoài ra máu tươi, ở giai đoạn nặng, xuất huyết nhiều sẽ thấy phân màu đen. Nếu có biểu hiện đi ngoài phân đen là báo hiệu tình trạng bệnh nguy cấp, có thể bị thủng gây nguy hiểm tính mạng.
Thiếu máu: Xuất huyết dẫn đến mất máu quá nhiều khiến da dẻ người bệnh sẽ bị tái nhợt, môi tím tái, suy nhược cơ thể trầm trọng. Ngoài ra còn cảm thấy ớn lạnh, bụng chướng khi ấn vào bụng cảm giác thấy cứng.
Buồn nôn, nôn: Acid dịch vị trong dạ dày dư thừa làm người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn và dịch vị màu vàng. Một số trường hợp còn có dấu hiệu nôn ra máu kèm thức ăn và cảm thấy mùi tanh ở cổ họng.
Những biểu hiện này rất thường gặp, tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh đau dạ dày khác. Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác vẫn là thông qua nội soi, thăm khám. Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu ban đầu trên đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Khi nào sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày?
Xuất huyết dạ dày đề cập đến tình trạng tĩnh mạch trong dạ dày bị vỡ và chảy máu. Tình trạng này thường là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày và một số thói quen không khoa học, lành mạnh.
Theo nhận định của các chuyên gia, chảy máu cơ quan tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng là một dạng cấp cứu nội - ngoại khoa. Do đó sau khi tiếp nhận, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị ban đầu nhằm cầm máu và ổn định sức khoẻ của người bệnh.
Đối với những trường hợp bị xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ, chảy máu lần đầu và ngưng xuất huyết sau khi nội soi. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trị xuất huyết dạ dày để hỗ trợ cải thiện bệnh, đồng thời hạn chế tái phát chảy máu dạ dày.
Tuy nhiên, với những trường hợp chảy máu dạ dày nghiêm trọng, ồ ạt hoặc có tiền sử xuất huyết dạ dày và các biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Lúc này bác sĩ chuyên khoa bắt buộc can thiệp ngoại khoa để phòng ngừa biến chứng và tử vong.
9 loại thuốc trị xuất huyết dạ dày
Các loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày có tác dụng bảo vệ niêm mạc bị loét, hỗ trợ quá trình đông máu cũng như phòng ngừa xuất huyết tái phát. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày cũng như tình trạng sức khoẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị xuất huyết dạ dày:
1. Thuốc kháng acid
Thuốc kháng axit (thuốc kháng toan/ thuốc trung hòa axit dạ dày) là một trong những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh về đường tiêu hoá trên. Nhóm thuốc này thường chứa muối magnesium (trisilicate, carbonat, hydroxyd) hoặc muối nhôm (carbonat, phosphate, hydroxyd).
Tác dụng chính của thuốc kháng axit là giúp trung hòa HCl trong dịch vị, đồng thời làm giảm nồng độ acid, tăng độ pH trong môi trường dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp tạo lớp màng bảo vệ ổ loét, giảm đau do kích thích niêm mạc, ngăn ngừa tình trạng chảy máu tái phát.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng axit trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhóm thuốc này có thể khiến dạ dày bị thiếu axit để tiêu hoá thức ăn, hấp thu các thành phần dinh dưỡng, nhất là nhóm vitamin B và sắt. Ngoài công dụng tiêu hoá, axit dạ dày còn có chức năng bảo vệ đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, một số trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hoá (đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,...)
Một số biệt dược chứa hoạt chất kháng toan thường được dùng để điều trị xuất huyết dạ dày bao gồm Pepsane, Varogel, Yumangel, Phosphalugel, Kremil – S, Maalox,… Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ.
Lưu ý: Nhóm thuốc này không thích hợp với người quá mẫn với Aluminium phosphate, Dimethicone, Magnesi hydroxid, người bị suy thận nặng,... Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng không dung nạp fructose (nếu có) trước khi dùng nhóm thuốc này.
2. Thuốc kháng histamine H2
Tình trạng tăng tiết dịch vị quá mức có thể kích thích niêm mạc dạ dày bị loét viêm, dẫn đến nóng rát vùng thượng vị, từ đó làm tăng nguy cơ tái chảy máu dạ dày. Do đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin H2 để hạn chế bài tiết dịch vị dạ dày.
Nhóm thuốc này hoạt động thông qua cơ chế cạnh tranh có chọn lọc với những thụ thể histamine H2. Từ đó làm giảm tiết acid và pepsin ở dạ dày. Các loại thuốc kháng histamine H2 được dung nạp tốt qua đường tiêu hóa và được đánh giá có độ an toàn cao. Tuy nhiên, thuốc đào thải thông qua gan, lọc qua cầu thận nên cần giảm liều cho các trường hợp bị suy gan, suy thận từ vừa đến nặng.
Ngoài ra, với các trường hợp xuất huyết dạ dày ở mức độ nặng, cần loại trừ nguyên nhân ung thư dạ dày khi sử dụng nhóm thuốc này. Bởi thuốc kháng histamin H2 có thể che lấp đi một số triệu chứng của bệnh, đồng thời gây bất lợi trong việc chẩn đoán bệnh lý. Một số loại thuốc kháng thụ thể H2 thường được dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày, bao gồm: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine,...
3. Thuốc ức chế bơm proton
Trường hợp bị xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ đến vừa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế bơm proton để hỗ trợ điều trị bệnh lý. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm sản xuất dịch vị bằng cách ngăn chặn enzyme hydro-kali adenosine triphosphatase có phục hồi.
Theo đó, các loại thuốc mang lại hiệu quả nhanh và kéo dài nên thường được dùng cho những trường hợp chảy máu dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison,...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh,... Với những trường này, bác sĩ có thể thay thế bằng các loại thuốc kháng thụ thể H2.
Ngoài tác dụng hạn chế tăng tiết dịch vị ở dạ dày có thể tăng chủng vi khuẩn Clostridium difficile, gây tiêu chảy nặng. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được cân nhắc thay thế loại thuốc mới phù hợp trong thời gian sớm nhất.
Một số loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến: Lansoprazol, Rabeprazol, Pantoprazol, Omeprazole, Esomeprazole,…
4. Thuốc giảm đau chống co thắt
Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể gây kích thích dạ dày co bóp quá mức và phát sinh cơn đau. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau chống co thắt cơ trơn. Thuốc không tác động đến hoạt động đến hoạt động sản xuất axit nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn và trong trường hợp cần thiết.
Việc dùng thuốc giảm đau toàn thân như Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,... có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời tái phát tình trạng chảy máu ở người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Do đó, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc giảm đau chống co thắt có tác dụng giảm co thắt cơ quan tiêu hoá nhằm ức chế tình trạng đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không dùng cho người bị suy gan, thận, bệnh tim nặng, người bị tắc ruột, liệt ruột, block nhĩ thất độ II và III.
Một số loại thuốc giảm đau chống co thắt thường được dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày, bao gồm: Alverin, Mebeverin, Buscopan, Drotaverin,...
5. Vitamin nhóm K
Các loại vitamin K1 (Phytomenadiol), vitamin K2 (Menaquinon) và vitamin K3 (Menadion) thường được dùng cho người bị xuất huyết dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý. Theo đó, nhóm vitamin này có khả năng giúp tăng sản xuất prothrombin để thúc đẩy quá trình đông máu.
Tuy nhiên, các loại vitamin K được hấp thụ và chuyển hoá tại gan và mật. Do đó, bác sĩ chỉ sử dụng loại vitamin này với những trường hợp có chức năng gan tốt để tránh phát sinh tác dụng không mong muốn.
6. Thuốc co mạch
Một số loại thuốc co mạch (Octreotide, Carbazochrome, Posthypophyse) thuộc nhóm thuốc cầm máu gián tiếp nên có thể được chỉ định trong điều trị xuất huyết dạ dày. Cụ thể, nhóm thuốc co mạch có tác dụng giúp thư giãn mạch ngoại vi, làm giảm áp lực lên tĩnh mạch gánh, co mạch trung ương. Nhờ đó làm giảm hiện tượng xuất huyết tại cơ quan tiêu hoá.
Theo đó, nhóm thuốc này thường được chỉ định với những trường hợp bị xuất huyết dạ dày do vỡ mạch thực quản (viêm gan, hội chứng Mallory-Weiss,...). Tuy nhiên, không sử dụng thuốc cho những trường hợp người bệnh xuất hiện cơn đau thắt ngực, phụ nữ mang thai,...
Bên cạnh đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người gặp các vấn đề về sinh lý (rối loạn cương dương, liệt dương). Hơn nữa, việc sử dụng thuốc co mạch tại đường uống cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó chịu ở cơ quan tiêu hoá, chán ăn.
7. Thuốc kéo dài thời gian đông máu
Thuốc kéo dài thời gian đông máu (Hemocaprol) được chỉ định khi vùng bị dạ dày bị chảy máu đã hình thành cục máu đông. Các thành phần trong thuốc có tác dụng kéo dài thời gian đông máu, từ đó hạn chế tình trạng xuất huyết tái phát.
Theo đó, thuốc kéo dài thời gian đông máu hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình chuyển đổi plasminogen thành plasmin. Từ đó giúp cục máu đông tan chậm, đồng thời hạn chế đối ta tình trạng chảy máu tái phát. Trong đó, thuốc Hemocaprol thường được dùng cho người bị xuất huyết dạ dày do rối loạn đông máu.
8. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (thuốc tạo màng lọc) có khả năng che phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày bị loét, viêm và chảy máu. Sau khi được dung nạp, thuốc sẽ kết hợp cùng với dịch nhầy bên trong dạ dày để tạo thành lớp màng bảo vệ, ngăn chặn quá trình xâm lấn niêm mạc của dịch vị. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng có tác dụng trung hoà axit nhưng không đặc hiệu như thuốc kháng axit.
Một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:
- Bismuth: Thuốc có khả năng che phủ vết loét niêm mạc dạ dày bị chảy máu, ngăn chặn quá trình xâm lấn mô của dịch vị, đồng thời ức chế vi khuẩn H.pylori. Do đó, loại thuốc này thường được dùng trong điều trị xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp. Không sử dụng thuốc Bismuth cho người bị suy giảm chức năng thận.
- Misoprostol: Loại thuốc này thường được dùng để phòng ngừa vết loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid và vết loét gây xuất huyết. Thuốc có tác dụng tương tự như prostaglandin E1 (bảo vệ niêm mạc, ức chế bài tiết axit). Tuy nhiên, thuốc có thể gây sảy thai nên không dùng cho phụ nữ mang thai, người quá mẫn với prostaglandin.
- Sucralfate: Thuốc được dùng với những trường hợp bị xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Sau khi được dung nạp, thuốc sẽ được kết hợp với fibrinogen và albumin tạo thành màng bảo vệ ổ loét, đồng thời ngăn cản tác dụng của pepsin, dịch mật, axit,... Sucralfate còn được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Thuốc được đánh giá có độ an toàn cao, gần như không phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng.
9. Một số loại thuốc hỗ trợ khác
Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc an thần đối với người bị xuất huyết dạ dày. Thông thường, nhóm thuốc này được dùng cho người bị mất ngủ, rối loạn lo âu, khó ngủ. Tuy nhiên, thuốc an thần cũng có thể được dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày mãn tính nhằm giảm căng thẳng, lo âu - một trong những yếu tố làm nghiêm trọng tình trạng chảy máu ở đường tiêu hoá.
Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày và tình trạng xuất huyết, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định dùng Calci clorid, Acid tranexamic, Ethamsylat,… để giúp tăng độ bền của mao mạch, đồng thời phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị xuất huyết dạ dày
Các loại thuốc trị xuất huyết dạ dày có khả năng giúp cầm máu, phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm giảm tác dụng điều trị cũng như tăng nguy cơ phát sinh các tình huống rủi ro.
Do đó khi sử dụng thuốc trị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử thuốc trị xuất huyết dạ dày khi bác sĩ đã tiến hành nội soi và chẩn đoán mức độ chảy máu. Không tự ý sử dụng thuốc sau khi phát hiện biểu hiện xuất huyết dạ dày (nôn ra máu, đau bụng dữ dội, phân đen,...).
- Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng cũng như các bệnh lý đang gặp phải để được cân nhắc sử dụng loại thuốc phù hợp.
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất được chỉ định. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, nếu tình trạng chảy máu dạ dày vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ ngưng điều trị nội khoa và tiến hành can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).
- Với những trường hợp đáp ứng tốt với thuốc điều trị, người bệnh cần duy trì biện pháp bảo tồn trong thời gian dài để hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị viêm loét, tĩnh mạch bị vỡ.
- Một số loại thuốc có thể làm giảm huyết áp, ảnh hưởng đến mức độ tập trung. Do đó trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần hạn chế đưa ra những quyết định quan trọng, điều khiển phương tiện giao thông hoặc thực hiện những công việc đòi hỏi độ tập trung cao.
- Nên phối hợp dùng thuốc cùng với chế độ chăm sóc đúng cách, ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp kiểm soát tốt bệnh lý và phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát.
- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy các dấu hiệu quá mẫn với thuốc (ngứa họng, phát ban da, nổi mề đay, khó thở,...)
- Nếu thường xuyên có biểu hiện nôn mửa sau khi dùng thuốc, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để kết hợp thuốc chống nôn hoặc dùng thuốc theo dạng truyền/ tiêm.
Người mắc xuất huyết dạ dày cần chữa trị nhanh chóng để tránh biến chứng. Có 3 phương pháp phổ biến: Tây y, Đông y, và mẹo dân gian.
1. Chữa bằng Tây y:
- Ưu điểm: Tốc độ đáp ứng nhanh, giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Loại thuốc: PPI, kháng sinh, chống co giật dạ dày.
- Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
2. Mẹo dân gian và cây thuốc tự nhiên:
- Sử dụng nha đam, nghệ và mật ong, lá khôi.
- Cần hướng dẫn của chuyên gia y tế, có thể giúp giảm triệu chứng an toàn và tiết kiệm chi phí.
3. Chữa bằng Đông y:
- Ưu điểm: Lành tính, không tác dụng phụ, cân bằng năng lượng cơ thể.
- Cần sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ.
4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
- Tránh thức ăn kích thích, đồ uống có cafein và nước ngọt có ga.
- Ăn nhẹ, thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng.
- Tập luyện thường xuyên, tránh căng thẳng và stress.
Lưu ý khi chữa trị:
- Tìm hiểu kỹ về thuốc.
- Đi khám bác sĩ trước khi dùng thuốc Đông y.
- Dùng thuốc đúng liều lượng.
- Kiên trì và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Người bị xuất huyết dạ dày cần chú trọng vào việc ăn uống để hỗ trợ quá trình phục hồi và tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Điều quan trọng là ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày:
Cháo Gạo Nếp Nấu Với Nho Khô:
- Dinh dưỡng từ gạo nếp kết hợp với nho khô giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
- Thích hợp để ăn vào buổi sáng hoặc buổi xế chiều.
Dạ Dày Lợn Hầm với Thịt Rùa:
- Chế biến từ dạ dày lợn và thịt rùa, món ăn này cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết.
- Hầm chín nhừ để đảm bảo dễ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cháo Hạt Sen:
- Chế biến từ gạo và hạt sen, món cháo này giúp bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng dạ dày.
- Nêm gia vị theo khẩu vị cá nhân và thường xuyên ăn để hỗ trợ điều trị.
Trứng Gà Hấp với Ngó Sen:
- Một món ăn dinh dưỡng với trứng gà, nước ép ngó sen và bột tam thất.
- Hấp chín để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe dạ dày.
Món Sứa Biển và Táo Tàu Hấp Đặc:
- Sứa biển và táo tàu đặc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
- Sử dụng cao đặc thu được để uống mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và điều trị xuất huyết dạ dày.
Chuối, Quả Bơ, và Cá:
- Chuối và quả bơ là lựa chọn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày, cung cấp năng lượng và dễ tiêu hóa.
- Cá, như cá thu, cá hồi, là nguồn axit béo Omega 3 hữu ích trong quá trình phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Ăn Uống Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày:
- Chú ý Cách Chế Biến: Đảm bảo thực phẩm được chế biến sao cho dễ tiêu hóa và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
- Kiêng Thức Ăn Khô, Cứng: Tránh các thực phẩm khô, cứng có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Hạn Chế Thức Ăn Chứa Nhiều Gia Vị và Dầu Mỡ: Gia vị và dầu mỡ có thể gây kích thích và làm tăng tiết axit dạ dày.
- Kiêng Rượu Bia và Thức Uống Có Caffeine: Rượu bia và caffeine có thể kích thích dạ dày, gây tăng áp lực và làm tổn thương niêm mạc.
- Chú ý Đến Cách Chế Biến Thực Phẩm Chế Biến Sẵn: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa chất bảo quản và gia vị có thể kích thích dạ dày.
Các loại thuốc trị xuất huyết dạ dày được chỉ định sau khi tình trạng chảy máu đã được ổn định. Việc tự ý dùng thuốc có thể che lấp các biểu hiện bất thường cũng như gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần tiến hành thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!