Rối Loạn Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề sức khỏe sinh sản phổ biến mà phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể gặp phải, bao gồm những thay đổi bất thường về chu kỳ, lượng kinh hoặc các triệu chứng đi kèm khác. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống của người phụ nữ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh của nữ giới xảy ra các bất thường, gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào dù mới dậy thì hay đã trưởng thành. Theo đó, phụ nữ sẽ có chu kỳ trung bình 28 ngày, sau đó sẽ xuất hiện máu kinh khi lớp niêm mạc ở tử cung bị bong và đẩy ra ngoài. Máu có thể xuất hiện từ 3 - 7 ngày, ít hơn hoặc lâu hơn tùy từng người.

Theo đó, kinh nguyệt bị rối loạn chỉ chung các biểu hiện chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, dễ đau bụng kinh, thường bị chậm kinh, thời gian xuất hiện giữa các tháng không đồng đều cùng nhiều vấn đề khác. Vì đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới khả năng sinh sản của nữ giới nên chị em không thể chủ quan xem nhẹ.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt bị rối loạn được các bác sĩ xác định nguyên do là bởi nội tiết tố cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày tác động. Cụ thể như sau:

  • Nội tiết tố mất cân bằng: Phần lớn nữ giới bị rối loạn đều do nội tiết tố mất cân bằng gây ra. Theo đó, hormone có thể bị rối loạn khi nữ giới mang thai, sau khi sinh con, bắt đầu tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, estrogen tăng giảm thất thường sẽ trực tiếp gây ra các khác lạ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do các bệnh lý: Các chuyên gia cho biết, một số bệnh lý khá phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: Viêm nhiễm phụ khoa, bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh về gan, thận hoặc tuyến vú, u xơ tử cung, ung thư, u nang buồng trứng,...
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Kinh nguyệt bị rối loạn còn được xác định bởi việc dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đang thiếu hụt, mất cân bằng. Nữ giới ăn kiêng khem quá mức, cân nặng sụt giảm đột ngột, thiếu chất, lạm dụng đồ ngọt, đồ dầu mỡ hay các chất kích thích đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người thức khuya nhiều, người hay bị stress cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh. Trong đó, những dấu hiệu phổ biến nhất sẽ là:

  • Đau bụng: Thường xuyên bị đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể đau trước học trong chu kỳ, mỗi cơn đau thường kéo dài vài giờ, cũng có trường hợp bị đau 1 -2 ngày.
  • Máu kinh thất thường: Máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn so với các chu kỳ bình thường, thời gian cũng có sự chênh lệch rõ rệt.
  • Chu kỳ thay đổi liên tục: biểu hiện thất thường về chu kỳ, có thể trong một khoảng thời gian xuất hiện rất ít nhưng cũng có đợt tương đối liên tục.
  • Tâm trạng bất ổn: gây ra trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt, lo lắng, thường mệt mỏi bức bối.
  • Các dấu hiệu khác: Một số nữ giới sẽ bị ngừng kinh đột ngột, không trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu hoặc bị sốt, viêm chảy dịch âm đạo, vùng kín ngứa ngáy khó chịu.

rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh
rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt

Các biện pháp tại nhà:

Điều chỉnh tâm trạng, lối sống:

  • Tập thể dục, yoga.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi.
  • Giữ tâm lý thoải mái.
  • Ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Ngưng sử dụng thuốc tránh thai.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Sử dụng đu đủ, gừng tươi, củ nghệ.
  • Thực hiện các bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp tại nhà:

  • Điều chỉnh lối sống chỉ hỗ trợ, không thay thế phương pháp đặc trị.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên phải sơ chế sạch sẽ.
  • Không chủ quan lạm dụng các biện pháp và thăm bác sĩ khi cần.

Tây y trị rối loạn kinh nguyệt:

  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc bổ sung hormone.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc điều trị bệnh liên quan.

Khuyến nghị:

  • Thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng các biện pháp mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.

Sử dụng thuốc Nam:

  • Bài thuốc từ cây ích mẫu, cây ngải diệp, cây râm bụt, cây chó đẻ.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc Nam:

  • Coi thuốc Nam là hỗ trợ, không thay thế thuốc đặc trị.
  • Kiên trì theo liệu trình.
  • Sử dụng dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không tự kết hợp thuốc Nam và Tây y mà không tham khảo bác sĩ.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng thang thuốc phối trộn từ nhiều dược liệu.

Một số bài thuốc Đông y:

  • Bài thuốc 1: Đối phó với huyết nhiệt.
  • Bài thuốc 2: Điều trị hư nhiệt, khí hư.
  • Bài thuốc 3: Lưu thông khí huyết.
  • Bài thuốc 4: Thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Kiên trì sử dụng theo liệu trình.
  • Kiêng ăn thức ăn có thể ảnh hưởng.
  • Tìm cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Lắng nghe cơ thể và thăm bác sĩ khi cần.

Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Bài viết tóm tắt về 7 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường gặp như sau:

  1. Ethinylestradiol:
    • Thuộc nhóm Estrogen tổng hợp.
    • Sử dụng trong tránh thai và điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 0.05mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 21 ngày.
  2. Norethindrone:
    • Progesterone - nội tiết tố nữ, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 5-10mg/ngày, duy trì trong 7-10 ngày.
  3. Drospirenone:
    • Kết hợp với Ethinylestradiol để tạo thuốc tránh thai.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, đều đặn trong 28 ngày liên tục.
  4. Lysteda:
    • Acid Amin nhân tạo, xử lý chảy máu kinh nguyệt nặng.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
  5. Primolut-N:
    • Bổ sung Progesterone, điều trị xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày, duy trì tối đa trong 14 ngày.
  6. Tranexamic Axit:
    • Chống tiêu Fibrin, cầm máu, sử dụng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2 viên/ngày trong 5 ngày.
  7. Bromocriptine:
    • Chủ vận thụ thể Dopamin, điều trị vô kinh và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2.5-7.5mg/lần, ngày dùng 2 lần.

Thêm vào đó, có 5 viên uống hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt:

  1. Blackmores Evening Primrose Oil: Cải thiện rối loạn kinh nguyệt và triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh.
  2. Nat&Form Huile D’Onagre: Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  3. Puritan's Pride Evening Primrose Oil: Cân bằng nội tiết và giảm triệu chứng mãn kinh.
  4. Nature's Way Evening Primrose Oil: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  5. Healthy Care Evening Primrose Oil: Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt và làm đẹp da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì

Rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt:

  1. Ngải Cứu: Giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt. Sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống.
  2. Đu Đủ Xanh: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa chậm kinh và kinh không đều.
  3. Dứa: Chứa enzyme bromelanin giúp bong tróc tế bào tử cung và giảm đau bụng.
  4. Rau Cần Tây: Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ niêm mạc tử cung phục hồi.
  5. Nghệ Tươi: Chống viêm, kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
  6. Gừng: Giảm đau, tăng cường co bóp tử cung, và giảm viêm nhiễm.
  7. Nha Đam: Điều hòa hormone tham gia chu kỳ kinh nguyệt.

Thực Phẩm Cần Hạn Chế:

  1. Caffeine: Gây rối loạn lưu lượng máu đến tử cung.
  2. Rượu Bia: Tăng sản xuất hormone, làm tăng đau và giảm đường huyết.
  3. Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ: Làm tăng cơn đau và cảm giác không thoải mái.
  4. Thực Phẩm Tính Hàn: Có thể làm trầm trọng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để giúp cải thiện tình trạng rối loạn. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp.

Phân loại rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có các hình thái rất rõ rệt, theo đó, y học phân chia bệnh theo các thể như sau:

Đau bụng kinh

Đa số nữ giới khi tới chu kỳ kinh đều bị đau bụng, có thể đau trước hoặc trung kỳ kinh nhưng mức độ sẽ có sự khác biệt. Một số người chỉ có cảm giác đau nhẹ, bụng hơi khó chịu, nhưng với người rối loạn kinh nguyệt, các cơn đau khá quằn quại, kéo dài và khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức vô cùng.
Các cơn đau nghiêm trọng xảy ra bởi quá trình tử cung co thắt bởi Prostaglandin và y học còn gọi đau bụng kinh này là thống kinh. Có không ít trường hợp rối loạn nghiêm trọng sẽ bị đau tới ngất xỉu, tiêu chảy, tụt huyết áp, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn,...

Rong kinh

Rong kinh cũng là một trong những thể khá thường gặp của rối loạn kinh nguyệt. Theo đánh giá từ các chuyên gia, trung bình mỗi chu kỳ tới, chị em thường sẽ mất từ 50 - 150ml máu, nhưng khi lượng máu cao hơn con số này nhiều lận, thậm chí gấp hơn 10 lần tức là chúng ta đang bị rối loạn, cụ thể là rong kinh. Khi này, nữ giới thường phải thay băng vệ sinh mỗi giờ và thậm chí bị tràn máu kinh. Rong kinh cũng sẽ xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn từ khi dậy thì tới lúc trưởng thành và về già. Khi gặp phải tình huống này, cần sớm tới các cơ sở y tế để làm kiểm tra.

Rong kinh cũng là một trong những thể khá thường gặp của rối loạn kinh nguyệt
Rong kinh cũng là một trong những thể khá thường gặp của rối loạn kinh nguyệt

Bị vô kinh

Rối loạn kinh nguyệt còn được phân chia thể vô kinh, tức là nữ giới bị mất kinh dù đang không mang thai hay chưa tới tuổi mãn kinh. Vô kinh có thể là dạng nguyên phát hoặc thứ phát. Nguyên phát tức là kinh nguyệt không xuất hiện bởi bất thường ở buồng trứng, nội tiết, gen dù đã bước qua tuổi 16. Trong khi đó, thứ phát chính là nữ giới vẫn có chu kỳ kinh như bình thường nhưng bất ngờ mất kinh hơn 3 tháng liên tục.

PMDD - Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

PMDD hay còn gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, thường xảy ra với biểu hiện lo lắng, căng thẳng, dễ cáu gắt nổi giận, chủ yếu gặp phải ở nữ giới mắc trầm cảm sau sinh, có tiền sử bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Cuộc sống sinh hoạt đời thường của nữ giới bị tác động không ít, gây ra những bất hòa, mâu thuẫn trong hạnh phúc gia đình.

PMS - Hội chứng tiền kinh nguyệt

Theo thống kê thu được, có tới gần 40% nữ giới mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, tức là đang xảy ra rối loạn kinh nguyệt, gây tác động tới cảm xúc và cả thể chất. Thông thường, nữ giới bị tình trạng này sẽ có diễn biến trước khi bắt đầu kỳ kinh khoảng 1 tuần và sẽ nhanh chóng biến mất. Một số dấu hiệu khá rõ rệt để nhận biết bạn đang mắc PMS đó là bị táo bón, đầy bụng, đầu đau nhức, ngực căng tức, tâm trạng luôn trong trạng thái bối rối, hồi hộp, dễ cáu giận, mất khả năng tập trung, vui buồn thất thường.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Các chuyên gia hàng đầu cho biết, đối với giai đoạn dậy thì, kỳ kinh mới xuất hiện có thể xảy ra các rối loạn, đây là trạng thái sinh lý bình thường, tuy nhiên khi đã trải qua một vài năm hay đến giai đoạn trưởng thành, kinh nguyệt vẫn bất ổn tức là sức khỏe đang gặp phải không ít đe dọa.

  • Gây bệnh phụ khoa: Bởi khi này, âm đạo thường bị ẩm ướt hoặc quá khô, pH mất cân bằng, các hại khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ gây ra nhiều thể viêm khác nhau, lợi khuẩn không còn đủ sức để chống đỡ trước những yếu tố bất lợi này.
  • Ham muốn tình dục giảm mạnh: Kinh nguyệt rối loạn cùng với các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa gây cản trở rất nhiều trong quan hệ tình dục. Nữ giới mang tâm lý mặc cảm, tự ti cộng thêm cảm giác đau rát khi gần gũi bạn tình khiến chị em không còn ham muốn, thậm chí lãnh cảm trước nhu cầu của đối phương.
  • Cơ thể người phụ nữ bị thiếu máu và suy nhược: Với những nữ giới bị rối loạn thể rong kinh sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Cơ thể không có đủ lượng máu để duy trì hoạt động sẽ luôn xanh xao, thiếu sức sống, chị em thường bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, việc sinh hoạt và lao động đều chịu không ít tác động tiêu cực.
  • Khó có thai: Y học đã có nhiều nghiên cứu và nhận thấy rằng, rối loạn xảy ra dai dẳng và không có biện pháp khắc phục, khả năng mang thai của nữ giới sẽ bị giảm đi rất nhiều. Rất khó để có thể dự đoán được liệu đâu là thời điểm rụng trứng để thụ thai thành công, hơn nữa, vòi trứng hoàn toàn có nguy cơ bị tắc nghẽn khiến chị em bị vô sinh.

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt khó có thai
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt khó có thai

Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt rối loạn tuy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chúng ta vẫn có những biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng này, ví dụ như:

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng các nhóm dinh dưỡng, hạn chế việc kiêng khem quá mức. Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
  • Sinh hoạt khoa học, lành mạnh, hạn chế việc thức khuya hay lạm dụng các chất kích thích, nên giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ.
  • Tập thể dục thể thao điều độ, có thể ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu,... đều là các bộ môn có tính thư giãn cao, giải phóng độc tố và năng lượng tiêu cực, giúp khí huyết lưu thông, thể lực nâng cao.
  • Không tùy ý dùng các loại thuốc giảm đau hoặc lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, sớm tới bệnh viện kiểm tra nếu có các dấu hiệu sức khỏe bất thường.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ hoặc sau khi quan hệ tình dục. Sử dụng các dung dịch vệ sinh có pH phù hợp, không thụt rửa sâu trong âm đạo hoặc rửa quá mạnh.

Rối loạn kinh nguyệt gây ra không ít bất lợi cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em nên có các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, thăm khám theo dõi định kỳ và luôn tuân thủ các chỉ dẫn chữa trị từ bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...