Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt

Các biện pháp tại nhà:

Điều chỉnh tâm trạng, lối sống:

  • Tập thể dục, yoga.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi.
  • Giữ tâm lý thoải mái.
  • Ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Ngưng sử dụng thuốc tránh thai.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Sử dụng đu đủ, gừng tươi, củ nghệ.
  • Thực hiện các bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp tại nhà:

  • Điều chỉnh lối sống chỉ hỗ trợ, không thay thế phương pháp đặc trị.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên phải sơ chế sạch sẽ.
  • Không chủ quan lạm dụng các biện pháp và thăm bác sĩ khi cần.

Tây y trị rối loạn kinh nguyệt:

  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc bổ sung hormone.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc điều trị bệnh liên quan.

Khuyến nghị:

  • Thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng các biện pháp mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.

Sử dụng thuốc Nam:

  • Bài thuốc từ cây ích mẫu, cây ngải diệp, cây râm bụt, cây chó đẻ.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc Nam:

  • Coi thuốc Nam là hỗ trợ, không thay thế thuốc đặc trị.
  • Kiên trì theo liệu trình.
  • Sử dụng dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không tự kết hợp thuốc Nam và Tây y mà không tham khảo bác sĩ.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng thang thuốc phối trộn từ nhiều dược liệu.

Một số bài thuốc Đông y:

  • Bài thuốc 1: Đối phó với huyết nhiệt.
  • Bài thuốc 2: Điều trị hư nhiệt, khí hư.
  • Bài thuốc 3: Lưu thông khí huyết.
  • Bài thuốc 4: Thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Kiên trì sử dụng theo liệu trình.
  • Kiêng ăn thức ăn có thể ảnh hưởng.
  • Tìm cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Lắng nghe cơ thể và thăm bác sĩ khi cần.

Chủ động điều chỉnh lối sống, sử dụng thảo dược tự nhiên, dùng thuốc Tây theo chỉ định… là những cách chữa rối loạn kinh nguyệt thông dụng. Trong đó mỗi phương pháp sở hữu ưu nhược điểm nhất định và cho hiệu quả khác nhau ở từng bệnh nhân. Do vậy, nữ giới cần tìm kiểu kỹ từng biện pháp để có được lựa chọn điều trị tốt nhất.

Tổng quan bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh của nữ giới xảy ra các bất thường, gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào dù mới dậy thì hay đã trưởng thành. Theo đó, phụ nữ sẽ có chu kỳ trung bình 28 ngày, sau đó sẽ xuất hiện máu kinh khi lớp niêm mạc ở tử cung bị bong và đẩy ra ngoài. Máu có thể xuất hiện từ 3 - 7 ngày, ít hơn hoặc lâu hơn tùy từng người.

Theo đó, kinh nguyệt bị rối loạn chỉ chung các biểu hiện chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, dễ đau bụng kinh, thường bị chậm kinh, thời gian xuất hiện giữa các tháng không đồng đều cùng nhiều vấn đề khác. Vì đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới khả năng sinh sản của nữ giới nên chị em không thể chủ quan xem nhẹ.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường

Kinh nguyệt bị rối loạn được các bác sĩ xác định nguyên do là bởi nội tiết tố cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày tác động. Cụ thể như sau:

  • Nội tiết tố mất cân bằng: Phần lớn nữ giới bị rối loạn đều do nội tiết tố mất cân bằng gây ra. Theo đó, hormone có thể bị rối loạn khi nữ giới mang thai, sau khi sinh con, bắt đầu tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, estrogen tăng giảm thất thường sẽ trực tiếp gây ra các khác lạ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do các bệnh lý: Các chuyên gia cho biết, một số bệnh lý khá phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: Viêm nhiễm phụ khoa, bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh về gan, thận hoặc tuyến vú, u xơ tử cung, ung thư, u nang buồng trứng,...
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Kinh nguyệt bị rối loạn còn được xác định bởi việc dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đang thiếu hụt, mất cân bằng. Nữ giới ăn kiêng khem quá mức, cân nặng sụt giảm đột ngột, thiếu chất, lạm dụng đồ ngọt, đồ dầu mỡ hay các chất kích thích đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người thức khuya nhiều, người hay bị stress cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh. Trong đó, những dấu hiệu phổ biến nhất sẽ là:

  • Đau bụng: Thường xuyên bị đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể đau trước học trong chu kỳ, mỗi cơn đau thường kéo dài vài giờ, cũng có trường hợp bị đau 1 -2 ngày.
  • Máu kinh thất thường: Máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn so với các chu kỳ bình thường, thời gian cũng có sự chênh lệch rõ rệt.
  • Chu kỳ thay đổi liên tục: biểu hiện thất thường về chu kỳ, có thể trong một khoảng thời gian xuất hiện rất ít nhưng cũng có đợt tương đối liên tục.
  • Tâm trạng bất ổn: gây ra trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt, lo lắng, thường mệt mỏi bức bối.
  • Các dấu hiệu khác: Một số nữ giới sẽ bị ngừng kinh đột ngột, không trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu hoặc bị sốt, viêm chảy dịch âm đạo, vùng kín ngứa ngáy khó chịu.

rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh
rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh

Các biện pháp tại nhà

Trước khi thăm khám, sử dụng các biện pháp điều trị Tây y rất nhiều chị em đã lựa chọn cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà. Đây là biện pháp điều trị đơn giản, tiết kiệm thời gian song hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người.

Điều chỉnh tâm trạng, lối sống

Với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt do lối sống sinh hoạt chưa điều độ, stress kéo dài có thể tự can thiệp tại nhà bằng việc:

  • Tập thể dục, yoga: Giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể, điều chỉnh hormone và chu kỳ kinh nguyệt về trạng thái bình thường. Đồng thời hoạt động này cũng giúp giảm cơn đau bụng kinh cùng các triệu chứng trước, trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi: Việc cân đối giữa làm việc - nghỉ ngơi, xây dựng thời gian biểu khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, từng bước điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giữ tâm lý thật thoải mái: Hãy cố gắng thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ thể, hạn chế stress bằng việc nghe nhạc, đọc sách, gặp gỡ bạn bè… để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Ăn uống khoa học: Nữ giới nên tránh uống rượu bia, thức uống có ga, cà phê, hút thuốc lá. Thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày,
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Tăng cân hay giảm cân đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Vì vậy hãy cố gắng duy trì chỉ số BMI ở mức cân bằng, phù hợp với độ tuổi.
  • Ngưng sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Nếu đang uống thuốc tránh thai và gặp phải tình trạng này chị em nên tạm ngưng để điều chỉnh lại vòng kinh.

Điều chỉnh lối sống sinh hoạt rất quan trọng với người bị rối loạn kinh nguyệt
Điều chỉnh lối sống sinh hoạt rất quan trọng với người bị rối loạn kinh nguyệt

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh việc chủ động điều chỉnh lối sống sinh hoạt, nhiều chị em cũng đã tìm đến các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt:
Đu đủ:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng da và điều hoà kinh nguyệt.
  • Cách dùng: Lấy một quả đu đủ chín tới đem ép lấy nước hoặc sử dụng làm sinh tố uống hằng ngày (vào những ngày không có kinh). Điều này sẽ giúp giảm đau bụng kinh, dần đưa chu kỳ kinh về bình thường.

Gừng tươi:

  • Tác dụng: Vị cay, tính ấm, giảm triệu chứng đau bụng, máu ra không đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cách dùng: Nấu 3-5 lát gừng tươi với 200ml nước, trút phần nước này ra để nguội rồi uống từng ngụm nhỏ, có thể thêm mật ong cho dễ uống. Nên sử dụng bài thuốc tối đa 2-3 lần/tuần.

Củ nghệ:

  • Tác dụng: Phá huyết, hành khí, thông kinh, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trước - trong - sau chu kỳ kinh nguyệt, tăng lưu thông máu trong tử cung…
  • Cách dùng: Nghệ tươi rửa sạch, đem phơi khô rồi nghiền lấy bột. Mỗi lần lấy ¼ thìa cà phê bột nghệ pha với sữa, mật ong hoặc đường uống trong ngày. Duy trì trong vài tuần cho đến khi kỳ kinh ổn định trở lại.

Củ nghệ vốn là nguyên liệu quen thuộc trong dân gian
Củ nghệ vốn là nguyên liệu quen thuộc trong dân gian

Lưu ý cần nhớ

Khi áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà chị em cần lưu ý những điểm sau:

  • Việc điều chỉnh lối sống hay sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được phương pháp đặc trị chuyên sâu.
  • Mọi nguyên liệu tự nhiên đều phải được sơ chế sạch sẽ, đảm bảo không chứa tạp chất/hoá chất gây hại cho sức khỏe.
  • Không chủ quan lạm dụng bất cứ biện pháp dân gian nào, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong thời gian điều trị tại nhà nếu nhận thấy triệu chứng bất thường cần gặp đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra sớm.

Tây y trị rối loạn kinh nguyệt

Khác với biện pháp tại nhà, Tây y đưa ra các chỉ định điều trị rối loạn kinh nguyệt cho từng nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, phác đồ được áp dụng trong bao lâu, sử dụng những loại thuốc nào… sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Sử dụng thuốc đường uống

Thông thường, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ được điều trị bằng việc sử dụng thuốc nội khoa. Trong đó, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến gồm:
Thuốc tránh thai đường uống:

  • Trường hợp chỉ định: Rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết gây nên.
  • Tác dụng: Hormone Estrogen và Progesterone có trong thuốc tránh thai giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm đau, kiểm soát lượng máu kinh nếu ra nhiều.

Thuốc tránh thai đường uống giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt
Thuốc tránh thai đường uống giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt

Thuốc bổ sung hormone: 

  • Trường hợp chỉ định: Kinh nguyệt không đều do những rối loạn liên quan đến nội tiết.
  • Tác dụng: Bổ sung hormone hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, đưa kỳ kinh về trạng thái cân bằng.

Thuốc giảm đau: 

  • Trường hợp chỉ định: Kinh nguyệt rối loạn, máu kinh ra nhiều và gây đau dữ dội.
  • Tác dụng: Giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, điển hình là Paracetamol hoặc thuốc thuộc nhóm kháng viêm không Steroid như Ibuprofen hay Naproxen.

Thuốc sắt: 

  • Trường hợp chỉ định: Kinh nguyệt rối loạn, máu ra nhiều trong kỳ kinh đe dọa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tác dụng: Bổ sung sắt phục vụ quá trình tái tạo máu, đưa chu kỳ kinh trở lại bình thường.

Thuốc điều trị khác: 

  • Trường hợp chỉ định: Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, polyp cổ tử cung…
  • Tác dụng: Điều trị bệnh gốc để từng bước cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Thuốc điều trị bệnh liên quan cũng giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Thuốc điều trị bệnh liên quan cũng giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Một số khuyến nghị

Ngoài việc áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Tây y theo chỉ định của bác sĩ, chị em cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Bất cứ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng, nữ giới không tự ý tìm hiểu và mua về sử dụng tại nhà.
  • Không sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc không mua thuốc theo thông tin truyền miệng để tránh những rủi ro đáng tiếc.
  • Nếu có các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung cần điều trị dứt điểm, tham vấn phác đồ từ bác sĩ mới có thể cải thiện hoàn toàn tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Luôn kết hợp ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, hạn chế căng thẳng,... để từng bước điều chỉnh chứng rối loạn kinh nguyệt.

Trong những trường hợp dưới đây, nữ giới nên đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Chậm kinh trên 3 tháng.
  • Đột ngột mất kinh.
  • Máu kinh ra nhiều hoặc ít, rong kinh trên 10 ngày.
  • Đau bụng dưới dữ dội.
  • Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao.

Sử dụng thuốc Nam

Trong dân gian hiện lưu truyền khá nhiều bài thuốc Nam giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh ở phụ nữ. Trong đó, các bài thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên nên khá tiết kiệm, dễ thực hiện và tương đối kín đáo.

Những bài thuốc thường gặp

Với cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Nam, có thể kể đến những dược liệu “kinh điển” được dân gian nhắc đến từ lâu như:
Bài thuốc từ cây ích mẫu:

  • Tác dụng: Hành huyết, thông kinh, giải độc, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt.
  • Cách sử dụng: Sử dụng 50g dược liệu khô sắc nấu với nước. Sau đó dùng phần nước này nấu với gạo tẻ để làm cháo, khi ăn thêm mật ong sẽ giúp tăng vị giác. Nên duy trì bài thuốc đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần để cải thiện chu kỳ kinh.

Dược liệu ích mẫu là vị thuốc Nam quen thuộc trong điều hoà kinh nguyệt
Dược liệu ích mẫu là vị thuốc Nam quen thuộc trong điều hoà kinh nguyệt

Bài thuốc từ cây ngải diệp:

  • Tác dụng: Ôn khí huyết, điều kinh, trị kinh nguyệt không đều, thổ huyết, máu cam…
  • Cách sử dụng: Ngải diệp tươi đem rửa sạch, cắt khúc phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 5-10g bột sắc hoặc hãm cùng nước sôi để uống thay trà, sử dụng hằng ngày để có hiệu quả.

Bài thuốc từ cây râm bụt:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Cách sử dụng: Lấy thân và rễ cây râm bụt đem rửa sạch, cắt thành khúc và sắc với nước uống. Sử dụng liên tục cho đến khi thấy chu kỳ kinh nguyệt đều trở lại thì ngừng hẳn.

Bài thuốc từ cây chó đẻ:

  • Tác dụng: Vị đắng, tính mát giúp tiêu trùng, thông huyết, hạ nhiệt… hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
  • Cách sử dụng: Dùng 100g dược liệu tươi, đem rửa sạch rồi sắc cùng 300ml nước. Phần nước sắc cây chó đẻ chắt riêng và uống trong ngày, dùng đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả mong muốn.

Cây chó đẻ giúp thông huyết, diệt khuẩn… tốt cho nữ giới
Cây chó đẻ giúp thông huyết, diệt khuẩn… tốt cho nữ giới

Lời khuyên khi sử dụng

Khi áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Nam chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên coi các bài thuốc Nam là hình thức hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị vì phương pháp này đa phần chỉ sử dụng 1 dược liệu đơn lẻ nên cho hiệu quả chậm.
  • Không vì quá phụ thuộc vào thuốc Nam mà bỏ lỡ giai đoạn vàng trị bệnh.
  • Luôn sử dụng dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng để không gây hại cho sức khoẻ, làm phát sinh biến chứng.
  • Không tự ý kết hợp/dùng chung thuốc Nam và thuốc Tây trong cùng một giai đoạn. Nếu muốn sử dụng kết hợp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp Đông y

Theo Đông y, căn nguyên gây ra rối loạn kinh nguyệt là do hư nhiệt, huyết nhiệt, khí hư, huyết hư, can thận tổn thương làm khí huyết không lưu thông… Vì vậy, Y học cổ truyền xác định cơ chế điều trị rối loạn kinh nguyệt là tập trung xử lý huyết hư, huyết nhiệt, phục hồi chức năng tỳ, can, thận. Từ đó đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, ngăn tái phát.

Các bài thuốc Đông y

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y sử dụng các thang thuốc được phối trộn từ nhiều dược liệu, cho phép gia giảm theo thể bệnh, cơ địa người dùng. Do vậy, mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng thang thuốc với thành phần, tỷ lệ dược liệu khác nhau.
Một số bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt:
Bài thuốc 1: 

  • Tác dụng: Hoá ẩm, đẩy lùi huyết nhiệt, huyết hư, ổn định khí huyết, xử lý chứng rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt kèm theo các triệu chứng: Máu kinh sẫm, ra nhiều, vón cục hoặc có mùi hôi tanh, kinh đến sớm.
  • Thành phần: 12g mỗi vị sinh địa, xích thược, hoàng cầm, bạch môn đông; 10g thạch hộc; 2g bạch linh.
  • Hướng dẫn sử dụng: Sắc 1 thang thuốc uống trước kỳ kinh dự kiến 7 ngày.

Bài thuốc 2:

  • Tác dụng: Điều trị chứng hư nhiệt, khí hư gây nên các triệu chứng kinh nguyệt không đều, kinh đến sớm, máu kinh ít và màu đỏ, không vón cục.
  • Thành phần: 40g mỗi vị sinh địa, huyền sâm; 20g mỗi vị mạch môn, bạch thược; 12g a giao, địa cốt bì.
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày sắc 1 thang, dùng liệu trình 5-10 thang để kinh nguyệt trở lại bình thường.

Bài thuốc được phối trộn từ nhiều dược liệu, cho hiệu quả cao
Bài thuốc được phối trộn từ nhiều dược liệu, cho hiệu quả cao

Bài thuốc 3:

  • Tác dụng: Lưu thông khí huyết, điều hoà lượng máu kinh, phù hợp với bệnh nhân hư hàn khí huyết không lưu thông, máu kinh ra ít và có màu nhợt nhạt.
  • Thành phần: 12g mỗi vị thục địa, đảng sâm, ngải cứu; 10g xuyên khung, hà thủ ô; 8g mỗi vị can khương, xương hồ.
  • Hướng dẫn sử dụng: Sắc nấu uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục với liệu trình 5-10 thang.

Bài thuốc 4:

  • Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng mệt mỏi, kinh đến sớm, máu kinh nhợt nhạt.
  • Thành phần: 20g hoàng kỳ; 12g đương quy, đẳng sâm, bạch truật; 10g sài hồ; 6g thăng ma, trần bì; 4g chích thảo.
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày dùng 1 thang sắc với nước, uống hết trong ngày.

Lưu ý khi dùng

Dù cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y khá an toàn, cho hiệu quả bền vững nhưng chị em cũng cần lưu ý:

  • Nên kiên trì sử dụng thuốc theo liệu trình để đạt kết quả mong muốn, tránh nôn nóng bỏ dở giữa chừng.
  • Trong thời gian uống thuốc Đông y nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, tránh sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác.
  • Ưu tiên tìm đến những cơ sở Y học cổ truyền uy tín để chẩn mạch, bốc thuốc, tránh tình trạng mua và sử dụng dược liệu bẩn, kém chất lượng.
  • Lắng nghe cơ thể, nếu nhận thấy bất thường nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và được bác sĩ hỗ trợ.

Bài viết tóm tắt về 7 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường gặp như sau:

  1. Ethinylestradiol:
    • Thuộc nhóm Estrogen tổng hợp.
    • Sử dụng trong tránh thai và điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 0.05mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 21 ngày.
  2. Norethindrone:
    • Progesterone - nội tiết tố nữ, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 5-10mg/ngày, duy trì trong 7-10 ngày.
  3. Drospirenone:
    • Kết hợp với Ethinylestradiol để tạo thuốc tránh thai.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, đều đặn trong 28 ngày liên tục.
  4. Lysteda:
    • Acid Amin nhân tạo, xử lý chảy máu kinh nguyệt nặng.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
  5. Primolut-N:
    • Bổ sung Progesterone, điều trị xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày, duy trì tối đa trong 14 ngày.
  6. Tranexamic Axit:
    • Chống tiêu Fibrin, cầm máu, sử dụng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2 viên/ngày trong 5 ngày.
  7. Bromocriptine:
    • Chủ vận thụ thể Dopamin, điều trị vô kinh và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2.5-7.5mg/lần, ngày dùng 2 lần.

Thêm vào đó, có 5 viên uống hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt:

  1. Blackmores Evening Primrose Oil: Cải thiện rối loạn kinh nguyệt và triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh.
  2. Nat&Form Huile D’Onagre: Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  3. Puritan's Pride Evening Primrose Oil: Cân bằng nội tiết và giảm triệu chứng mãn kinh.
  4. Nature's Way Evening Primrose Oil: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  5. Healthy Care Evening Primrose Oil: Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt và làm đẹp da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.


Rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt:

  1. Ngải Cứu: Giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt. Sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống.
  2. Đu Đủ Xanh: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa chậm kinh và kinh không đều.
  3. Dứa: Chứa enzyme bromelanin giúp bong tróc tế bào tử cung và giảm đau bụng.
  4. Rau Cần Tây: Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ niêm mạc tử cung phục hồi.
  5. Nghệ Tươi: Chống viêm, kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
  6. Gừng: Giảm đau, tăng cường co bóp tử cung, và giảm viêm nhiễm.
  7. Nha Đam: Điều hòa hormone tham gia chu kỳ kinh nguyệt.

Thực Phẩm Cần Hạn Chế:

  1. Caffeine: Gây rối loạn lưu lượng máu đến tử cung.
  2. Rượu Bia: Tăng sản xuất hormone, làm tăng đau và giảm đường huyết.
  3. Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ: Làm tăng cơn đau và cảm giác không thoải mái.
  4. Thực Phẩm Tính Hàn: Có thể làm trầm trọng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để giúp cải thiện tình trạng rối loạn. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp.


Như vậy có thể thấy, mỗi cách chữa rối loạn kinh nguyệt đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Điều quan trọng là trong thời gian áp dụng chị em cần lắng nghe cơ thể, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám, tư vấn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...