Rối Loạn Kinh Nguyệt Nên Ăn Gì

Rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt:

  1. Ngải Cứu: Giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt. Sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống.
  2. Đu Đủ Xanh: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa chậm kinh và kinh không đều.
  3. Dứa: Chứa enzyme bromelanin giúp bong tróc tế bào tử cung và giảm đau bụng.
  4. Rau Cần Tây: Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ niêm mạc tử cung phục hồi.
  5. Nghệ Tươi: Chống viêm, kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
  6. Gừng: Giảm đau, tăng cường co bóp tử cung, và giảm viêm nhiễm.
  7. Nha Đam: Điều hòa hormone tham gia chu kỳ kinh nguyệt.

Thực Phẩm Cần Hạn Chế:

  1. Caffeine: Gây rối loạn lưu lượng máu đến tử cung.
  2. Rượu Bia: Tăng sản xuất hormone, làm tăng đau và giảm đường huyết.
  3. Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ: Làm tăng cơn đau và cảm giác không thoải mái.
  4. Thực Phẩm Tính Hàn: Có thể làm trầm trọng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để giúp cải thiện tình trạng rối loạn. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà nhiều chị em ở độ tuổi sinh sản mắc phải. Khi gặp phải tình trạng này, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị gián đoạn. Số ngày có kinh và máu kinh so với các chu kỳ trước đó có sự thay đổi rõ rệt. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó hay do thay đổi nội tiết, tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục hay do môi trường sống có sự thay đổi. Ngoài việc điều trị bằng thuốc do các bác sĩ kê, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Viện Y Dược Dân Tộc để có thể nắm được rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Nên kiêng gì để giúp kinh nguyệt dần ổn định trở lại.

Tổng quan bệnh ký rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh của nữ giới xảy ra các bất thường, gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào dù mới dậy thì hay đã trưởng thành. Theo đó, phụ nữ sẽ có chu kỳ trung bình 28 ngày, sau đó sẽ xuất hiện máu kinh khi lớp niêm mạc ở tử cung bị bong và đẩy ra ngoài. Máu có thể xuất hiện từ 3 - 7 ngày, ít hơn hoặc lâu hơn tùy từng người.

Theo đó, kinh nguyệt bị rối loạn chỉ chung các biểu hiện chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, dễ đau bụng kinh, thường bị chậm kinh, thời gian xuất hiện giữa các tháng không đồng đều cùng nhiều vấn đề khác. Vì đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới khả năng sinh sản của nữ giới nên chị em không thể chủ quan xem nhẹ.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường

Kinh nguyệt bị rối loạn được các bác sĩ xác định nguyên do là bởi nội tiết tố cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày tác động. Cụ thể như sau:

  • Nội tiết tố mất cân bằng: Phần lớn nữ giới bị rối loạn đều do nội tiết tố mất cân bằng gây ra. Theo đó, hormone có thể bị rối loạn khi nữ giới mang thai, sau khi sinh con, bắt đầu tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, estrogen tăng giảm thất thường sẽ trực tiếp gây ra các khác lạ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do các bệnh lý: Các chuyên gia cho biết, một số bệnh lý khá phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: Viêm nhiễm phụ khoa, bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh về gan, thận hoặc tuyến vú, u xơ tử cung, ung thư, u nang buồng trứng,...
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Kinh nguyệt bị rối loạn còn được xác định bởi việc dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đang thiếu hụt, mất cân bằng. Nữ giới ăn kiêng khem quá mức, cân nặng sụt giảm đột ngột, thiếu chất, lạm dụng đồ ngọt, đồ dầu mỡ hay các chất kích thích đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người thức khuya nhiều, người hay bị stress cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh. Trong đó, những dấu hiệu phổ biến nhất sẽ là:

  • Đau bụng: Thường xuyên bị đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể đau trước học trong chu kỳ, mỗi cơn đau thường kéo dài vài giờ, cũng có trường hợp bị đau 1 -2 ngày.
  • Máu kinh thất thường: Máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn so với các chu kỳ bình thường, thời gian cũng có sự chênh lệch rõ rệt.
  • Chu kỳ thay đổi liên tục: biểu hiện thất thường về chu kỳ, có thể trong một khoảng thời gian xuất hiện rất ít nhưng cũng có đợt tương đối liên tục.
  • Tâm trạng bất ổn: gây ra trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt, lo lắng, thường mệt mỏi bức bối.
  • Các dấu hiệu khác: Một số nữ giới sẽ bị ngừng kinh đột ngột, không trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu hoặc bị sốt, viêm chảy dịch âm đạo, vùng kín ngứa ngáy khó chịu.

rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh
rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh

Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì để ổn định hơn

Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe được rất nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là những thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho kinh nguyệt, cụ thể như sau:

Ngải cứu

Một loại cây được ví như “thần dược” có thể giúp chị em điều hòa kinh nguyệt ổn định không thể không nhắc tới ngải cứu. Đây là cây có vị ngăm đắng, tính ấm, khi bổ sung vào kỳ kinh nguyệt sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng, đau lưng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, lá ngải cứu còn chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, giúp ổn định kinh nguyệt, vô cùng tốt cho các chị em.
Bạn có thể sử dụng ngải cứu để sắc nước uống. Dùng khoảng 10g lá ngải đem phơi khô và rửa lại thật sạch. Đun sôi 20ml nước và cho lá vào, để nước cạn khoảng 1 nửa và sau đó tắt bếp. Dùng nước uống 2 lần/ngày, tần suất có thể thay đổi gấp đôi nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra trong thời gian dài. Thực hiện đều đặn trong thời gian dài bạn có thể thấy chu kỳ kinh đều đặn, giảm mệt mỏi.

Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định
Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định

Đu đủ xanh

Đối với các chị em đang gặp phải tình trạng rong kinh hay bế kinh nên bổ sung thêm đu đủ xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày của minh. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong loại quả này có chứa papain, hoạt động tương tự như prostaglandin và oxytocin, tạo ra các cơ cơ thắt. Đối với phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh nhưng với các chị em trong kỳ kinh nguyệt thì ngược lại.
Cụ thể, đu đủ xanh sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng chậm kinh, kinh nguyệt ra không đều. Điều hòa nội tiết tố Estrogen nhờ lycopene, cải thiện lưu lượng máu đến cổ tử cung. Lưu ý rằng khi đang trong kỳ kinh nguyệt và gặp các cơn đau bụng, bạn không nên ăn loại quả này.

Dứa

Dứa là một loại quả có chứa enzyme bromelanin, hoạt chất này có tác dụng bong tróc các tế bào ở thành tử cung dễ dàng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, Bromelanin có trong dứa cũng giúp giảm đau bụng mỗi khi tới kỳ kinh. Nếu ăn loại quả này thường xuyên còn giúp tăng cường tạo bạch cầu, hồng cầu trong cơ thể, giảm mệt mỏi sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Bạn có thể sử dụng dứa làm món tráng miệng hằng ngày, dùng để ép nước hay làm một cốc sinh tố dứa thơm ngon. Ngoài ra, dứa còn giúp tăng hương vị món ăn khi đem nấu canh, xào hay làm món cơm dứa.

Rau cần tây

Rau cần tây thường được biết tới những công dụng như tăng cường lưu thông máu vùng tiểu khung, tử cung giúp niêm mạc nhanh chóng được phục hồi. Trong cần tây có chứa các chất dinh dưỡng như như vitamin C, vitamin K và folate, cung cấp nguồn kali dồi dào, tránh tình trạng đầy hơi thường xảy ra trong kỳ “rụng dâu”.
Ngoài ra, cần tây còn có chứa Apigenin, một loại flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau bụng, điều hòa lưu lượng máu và ngăn ngừa mất máu quá nhiều. Loại rau này hoàn toàn lành tính với cơ thể, bạn có thể dùng để ép nước và thưởng thức trước bữa sáng khoảng 30 phút.

Nghệ tươi

Trong nghệ có chứa các thành phần chống viêm, đây cũng là một trong những nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ và rối loạn kinh nguyệt. Không những vậy, nghệ còn có thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Theo nghiên cứu mới nhất cho biết, Khi kết hợp bổ sung nghệ hằng ngày, sau 8 tuần các cơn đau bụng và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Lúc này, việc “rụng dâu” sẽ diễn ra đều đặn, không chậm hay kéo dài quá lâu. Nghệ có thể kết hợp để nấu các món ăn hằng ngày hay sử dụng bột nghệ hòa cùng sữa tươi, uống trước khi đi ngủ.
Cách pha chế nước nghệ rất đơn giản, bạn cần cạo vỏ và rửa sạch nguyên liệu này. Đem xay nhuyễn nghệ và pha cùng với nước đã được đun sôi. Uống trong ngày và sử dụng khi nước còn ấm.

Trong nghệ có chứa các thành phần chống viêm
Trong nghệ có chứa các thành phần chống viêm

Gừng

Gừng có chứa nhiều vitamin C và Magie, là thực phẩm có tính ấm. Thường được các chị em sử dụng trong kỳ kinh giúp giảm đau, tăng cường co bóp tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Trong gừng còn có chứa gingerol, làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm trong thời kỳ kinh nguyệt.
Ngoài việc kết hợp gừng với các món ăn hằng ngày, bạn có thể sử dụng nước cốt gừng, thêm mật ong, khuấy đều với nước ấm và sử dụng. Một gợi ý khác cho bạn là làm trà gừng, lấy lượng nước vừa đủ cho vào nồi, thêm gừng đã cắt lát và đun sôi trong 3 phút, uống khi nước còn ấm.

Nha đam

Nha đam là loại cây có tác dụng tốt trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định một cách tự nhiên thông qua việc điều hòa các hormone tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nha đam chiết xuất từ lá nha đam với mật ong, có thể kết hợp thịt nha đam với sữa chua. Nha đam giúp điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và điều trị kinh nguyệt không đều. Lưu ý rằng, các chị em trong đang trong kỳ hành kinh thì không nên sử dụng nước ép nha đam, chúng có thể làm tăng các cơn co tử cung.

Một vài thực phẩm cần hạn chế khi rối loạn kinh nguyệt

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà chị em nên hạn chế để tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt ngày càng trở nặng.

  • Hạn chế đồ uống có chứa caffeine: Khi nạp đồ uống này vào cơ thể sẽ khiến bạn bị chậm kinh, gây rối loạn lưu lượng máu đến tử cung ung. Một vài tác hại khác có thể kể tới như: ra máu giữa kinh, ngưng kinh hay thậm chí là vô kinh.
  • Không uống rượu bia: Rượu có thể làm tăng sản xuất estrogen và testosterone, khiến tâm trạng thất thường, làm giảm lượng đường trong máu và khiến tình trạng đau bụng, đau lưng trong kỳ kinh ngày càng trở nặng.
  • Tránh đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Loại thực phẩm này có thể khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Bạn sẽ có cảm giác tức bụng, đầy hơi, khó chịu.
  • Các đồ ăn sống, tính hàn: Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ngày càng thêm trầm trọng, việc điều trị, sử dụng thuốc cũng trở nên khó khăn hơn.

Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn

Rối loạn kinh nguyệt lưu ý gì trong sinh hoạt

Khi bạn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, việc duy trì một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, vitamin D, canxi, và sắt. Hạn chế tiêu thụ caffeine, rượu bia như đã liệt kê phía trên.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động nhẹ đến thường xuyên có thể giúp cải thiện cân bằng hormone và giảm căng thẳng. Tránh tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tránh căng thẳng quá độ: Bạn có thể thử phương pháp thiền, yoga hoặc thả lỏng để cơ thể được thư giãn, đảm bảo giấc ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Luôn quan sát chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Các biện pháp tại nhà:

Điều chỉnh tâm trạng, lối sống:

  • Tập thể dục, yoga.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi.
  • Giữ tâm lý thoải mái.
  • Ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Ngưng sử dụng thuốc tránh thai.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Sử dụng đu đủ, gừng tươi, củ nghệ.
  • Thực hiện các bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp tại nhà:

  • Điều chỉnh lối sống chỉ hỗ trợ, không thay thế phương pháp đặc trị.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên phải sơ chế sạch sẽ.
  • Không chủ quan lạm dụng các biện pháp và thăm bác sĩ khi cần.

Tây y trị rối loạn kinh nguyệt:

  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc bổ sung hormone.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc điều trị bệnh liên quan.

Khuyến nghị:

  • Thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng các biện pháp mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.

Sử dụng thuốc Nam:

  • Bài thuốc từ cây ích mẫu, cây ngải diệp, cây râm bụt, cây chó đẻ.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc Nam:

  • Coi thuốc Nam là hỗ trợ, không thay thế thuốc đặc trị.
  • Kiên trì theo liệu trình.
  • Sử dụng dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không tự kết hợp thuốc Nam và Tây y mà không tham khảo bác sĩ.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng thang thuốc phối trộn từ nhiều dược liệu.

Một số bài thuốc Đông y:

  • Bài thuốc 1: Đối phó với huyết nhiệt.
  • Bài thuốc 2: Điều trị hư nhiệt, khí hư.
  • Bài thuốc 3: Lưu thông khí huyết.
  • Bài thuốc 4: Thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Kiên trì sử dụng theo liệu trình.
  • Kiêng ăn thức ăn có thể ảnh hưởng.
  • Tìm cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Lắng nghe cơ thể và thăm bác sĩ khi cần.

Bài viết tóm tắt về 7 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường gặp như sau:

  1. Ethinylestradiol:
    • Thuộc nhóm Estrogen tổng hợp.
    • Sử dụng trong tránh thai và điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 0.05mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 21 ngày.
  2. Norethindrone:
    • Progesterone - nội tiết tố nữ, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 5-10mg/ngày, duy trì trong 7-10 ngày.
  3. Drospirenone:
    • Kết hợp với Ethinylestradiol để tạo thuốc tránh thai.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, đều đặn trong 28 ngày liên tục.
  4. Lysteda:
    • Acid Amin nhân tạo, xử lý chảy máu kinh nguyệt nặng.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
  5. Primolut-N:
    • Bổ sung Progesterone, điều trị xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày, duy trì tối đa trong 14 ngày.
  6. Tranexamic Axit:
    • Chống tiêu Fibrin, cầm máu, sử dụng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2 viên/ngày trong 5 ngày.
  7. Bromocriptine:
    • Chủ vận thụ thể Dopamin, điều trị vô kinh và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2.5-7.5mg/lần, ngày dùng 2 lần.

Thêm vào đó, có 5 viên uống hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt:

  1. Blackmores Evening Primrose Oil: Cải thiện rối loạn kinh nguyệt và triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh.
  2. Nat&Form Huile D’Onagre: Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  3. Puritan's Pride Evening Primrose Oil: Cân bằng nội tiết và giảm triệu chứng mãn kinh.
  4. Nature's Way Evening Primrose Oil: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  5. Healthy Care Evening Primrose Oil: Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt và làm đẹp da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.


Trên đây là câu trả lời cho các chị em đang có thắc mắc rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Nên tránh các thực phẩm nào để tình trạng sớm được thuyên giảm. Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với cơ địa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chế độ ăn uống hay tình trạng bệnh, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...