Cách Chữa Hội Chứng Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng đại tràng bị rối loạn chức năng, gây khó chịu cho người bệnh mà không có tổn thương về mặt giải phẫu hay sinh hóa. Dấu hiệu nhận biết bao gồm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, và các vấn đề nặng hơn như chán ăn, sụt cân, lo âu kéo dài.

Nguyên nhân chính của bệnh này vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có liên quan đến thực phẩm, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết tố, và các vấn đề về thần kinh hoặc co bóp trong ống tiêu hóa.

Nhiều người đã chọn sử dụng mẹo dân gian để điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà, như sử dụng lá ổi, nghệ, mè đen, củ riềng, lá mơ lông, quả sung, cây lược vàng, nha đam, củ sen, hoa chuối. Dưới đây là các cách chi tiết:

Dùng lá ổi:

  • Lấy một nắm lá ổi non, ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch.
  • Đun lá ổi với nước, chắt lấy nước uống hàng ngày.

Nghệ:

  • Sử dụng 50g nghệ tươi, giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Trộn với 3 muỗng mật ong, chia thành 2 lần uống hằng ngày.

Mè đen:

  • Rang 100g mè đen, giã thành bột.
  • Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê, nhai kỹ rồi thêm nước, dùng 2 lần mỗi ngày.

Củ riềng:

  • Sử dụng 20g củ riềng tươi, 20g lá lốt.
  • Hấp với nước trong 3 phút, chắt lấy nước uống mỗi ngày.

Lá mơ lông:

  • Sử dụng lá mơ lông số lượng cần thiết.
  • Ăn sống hoặc nấu chín, có thể thêm vào món ăn hằng ngày.

Quả sung:

  • Nướng quả sung chín hẳn, sau đó hãm với nước sôi 20 phút.
  • Dùng nước trà quả sung để cải thiện tiêu hóa.

Cây lược vàng:

  • Sử dụng lá và thân cây, ngâm với rượu trắng 15 ngày.
  • Dùng mỗi ngày 1 chén nhỏ.

Nha đam:

  • Dùng 5 lá nha đam tươi, xay nhuyễn và trộn với mật ong.
  • Lấy 30ml mỗi lần, ăn 3 lần mỗi ngày.

Củ sen:

  • Sử dụng 40g củ sen, 60g gạo tẻ và đậu ván.
  • Nấu cháo và ăn khi còn nóng.

Hoa chuối:

  • Thái mỏng hoa chuối, đun nấu thành cháo.
  • Uống nước cháo khi còn ấm.

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là một trong những cách chữa hội chứng ruột kích thích, bên cạnh các phương pháp hiện đại khác. Cách chữa dân gian lành tính, an toàn, thực hiện tại nhà đơn giản, hiệu quả, phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ mới khởi phát triệu chứng.

Tổng Quan Bệnh Lý Hội Chứng Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng, có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây tổn thương về mặt giải phẫu, tổ chức học và sinh hoá. Tỷ lệ mắc phải bệnh lý này chiếm khoảng 5 – 20% dân số và phổ biến ở nữ giới - nhất là người dưới 45 tuổi.

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính

IBS còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính, ruột co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng,... Tuy nhiên, hiện nay tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng đã được thống nhất với tên gọi là hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý được đánh giá là tương đối lành tính, không gây ra các biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cũng như không làm tăng nguy cơ ung thư như viêm đại tràng hoặc các bệnh lý xuất hiện tổn thương thực tế. Tuy nhiên, chức năng đại tràng bị rối loạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến sụt cân, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.

Các nghiên cứu nhận thấy, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh ruột (trục não – ruột) và hệ thần kinh trung ương. Bệnh lý không bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc điều trị, nhiễm trùng như các bệnh ở đường tiêu hoá khác. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể khiến triệu chứng của IBS chuyển biến nặng nề hơn.

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, thông qua tiếp nhận và điều trị, các bác sĩ nhận thấy, bệnh có mối liên hệ với nhiều yếu tố khác nhau.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Việc tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều chất béo, khó tiêu có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn

Theo đó, IBS có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân trực tiếp sau:

  • Rối loạn co bóp ống tiêu hoá: Nhu động ruột của đại tràng quá chậm hoặc quá nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hoá, gây tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng,.... đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích.
  • Các vấn đề về tâm thần: Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ruột có thể bị rối loạn khi xuất hiện những vấn đề về tâm thần như căng thẳng, suy nhược, rối loạn lo âu. Những bất thường ở hệ thần kinh khiến chức năng đại tràng rối loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu hoá, đồng thời làm phát sinh các biểu hiện lâm sàng.

Ngoài những nguyên nhân trên, các biểu hiện IBS có thể bùng phát, tiến triển nặng nề khi xuất hiện các yếu tố như:

  • Thực phẩm: Thực tế, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có xu hướng tiến triển nặng nề hơn khi dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm cũng có thể gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón. Một số loại thực phẩm tác động đến bệnh lý, bao gồm bông cải xanh, thức uống chứa gas, bia rượu, sữa, chất béo, cải bắp, socoala,...
  • Căng thẳng quá mức: Thực tế nhận thấy, căng thẳng thần kinh làm tăng mức độ rối loạn của hệ thần kinh ruột, từ đó khiến các biểu hiện hội chứng ruột kích thích trở nên nặng nề hơn.
  • Nội tiết - giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc IBS cao hơn so với nam giới. Hơn nữa, thay đổi nội tiết trong thời gian hành kinh và mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh có thể gây viêm dạ dày, tổn thương ống tiêu hoá. Mặc dù không phải là nguyên nhân khởi phát nhưng các loại thuốc này có thể khiến triệu chứng IBS tiến triển nặng nề hơn.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Chức năng của đại tràng có thể bị rối loạn do nhiễm khuẩn ruột, ảnh hưởng sau phẫu thuật cắt túi mật, viêm dạ dày - ruột,...

Những đối tượng có nguy cơ cao bị hội chứng ruột kích thích:

  • Người có tiền sử gia đình mắc hội chứng ruột kích thích
  • Nữ giới dưới 45 tuổi
  • Người gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, căng thẳng, lo lắng,...
  • Nữ giới có nội tiết tố bất ổn

Hội chứng ruột kích thuốc không gây ra các triệu chứng điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hoá. Theo đó, mức độ triệu chứng còn có sự khác biệt đối với từng trường hợp cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích
Cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đi tiêu

Một số biểu hiện thường gặp do hội chứng gây ra:

  • Cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đi tiêu
  • Đầy hơi
  • Cảm giác chướng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi xuất hiện xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
  • Phân có chất nhầy nhưng không có máu

Các biểu hiện của IBS thường tái đi tái lại nhiều lần, xảy ra tối thiểu trong 6 tháng với tần suất thấp nhất 3 ngày/ tháng.

Trong một số trường hợp, bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng nặng nề hơn như:

  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Thiếu máu
  • Bên cạnh đó, bệnh lý kéo dài còn có thể gây ra căng thẳng, lo âu quá mức

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng đại tràng bị rối loạn chức năng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên qua kiểm tra không tìm thấy tổn thương về mặt giải phẫu, sinh hóa hay tổ chức học nào. Theo thống kê, hiện nay bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Hội chứng ruột kích thích là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến hiện nay

Nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân lẫn chất nhầy không có máu,... Ngoài ra một số bệnh nhận còn gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn như chán ăn, sụt cân, thiếu máu, lo âu kéo dài,...
Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Các chuyên gia cho rằng, bệnh có liên quan các yếu tố về mặt thực phẩm, cơ thể căng thẳng quá mức, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết tố, hoặc liên quan đến các bệnh lý về thần kinh, sự rối loạn co bóp trong ống tiêu hóa.
Để điều trị chứng bệnh này, bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, nhiều người đã lựa chọn phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian. Trong đó, các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, lá ổi, cây lược vàng,... được hiều người quan tâm.
Mẹo dân gian lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể, bên cạnh đó còn giúp người bệnh tiết kiệm chi phí khi điều trị kéo dài. Phương pháp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng nặng nề, nên chủ động thăm khám bác sĩ trước khi điều trị tại nhà.
Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Sử dụng thảo dược thiên nhiên làm thuốc chữa hội chứng ruột kích thích

Dưới đây là các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà với nguyên liệu đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

Dùng lá ổi chữa hội chứng ruột kích thích

Hiện nay các bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tại nhau thực hiện, trong đó có mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng lá ổi. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng lá ổi làm thuốc chữa nhiều vấn đề liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Nhờ lá ổi chứa các thành phần có lợi, giúp đào thải độc tố cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, cầm tiêu chảy hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá ổi chứa nhiều flavonoid giúp kháng sinh, kháng khuẩn, giảm đau, hỗ trợ điều trị các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Cách dùng như sau:

  • Dùng một nắm lá ổi non, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Tiếp đến cho lá ổi non vào nồi, đun với lượng nước vừa đủ trong 15-20 phút.
  • Sau đó tắt bếp, chắt lấy nước uống hàng ngày giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Nghệ - Cách chữa hội chứng ruột kích thích

Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ nghệ được nhiều người biết đến. Bởi, từ lâu nguyên liệu này đã được sử dụng làm thuốc, giúp giảm đau dạ dày, điều trị các vấn đề như viêm loét đường tiêu hóa, các vấn đề về đường ruột,... Nhờ trong nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin giúp kháng khuẩn, chống viêm.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà bằng củ nghệ được nhiều người quan tâm

Sử dụng nghệ điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà là mẹo chữa quen thuộc. Thực hiện đơn giản theo cách sau:

  • Sử dụng 50g nghệ tươi, rửa sạch sau đó cạo vỏ.
  • Cho nghệ vào cối xay hoặc giã nát, chắt lấy nước cốt.
  • Trộn thêm 3 muỗng mật ong nguyên chất vào cho dễ uống.
  • Chia thành 2 lần uống hết trong ngày, dùng trước khi ăn.
  • Kiên trì một thời gian để nhận được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng mè đen

Mè đen hay vừng đen là nguyên liệu được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng trong mè đen khá nhiều, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, dùng mè đen trị hội chứng ruột kích thích được nhiều người quan tâm.
Do chứa nhiều dược tính tốt, mè đen giúp giảm các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra, giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Dùng theo cách đơn giản như sau:

  • Sử dụng 100g mè đen, rang chín rồi giã thành bột mịn.
  • Cho mè vào lọ thủy tinh để bảo quản sử dụng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 1 muỗng cà phê mè đen ăn với mật ong.
  • Nhai kỹ rồi thêm nước uống, dùng mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.

Dùng củ riềng chữa hội chứng ruột kích thích

Củ riềng có hình dáng tương tự như củ gừng, có tính ấm nóng, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, sử dụng củ riềng hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy,... là mẹo được nhiều người dùng. Sử dụng riềng chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà là biện pháp quen thuộc hiện nay.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra bằng củ riềng

Để tăng hiệu quả, thông thường người ta thêm vào công thức một ít lá lốt. Lá lốt cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hai nguyên liệu kết hợp với nhau giúp bài thuốc hiệu quả hơn, giảm các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra, cách làm như sau:

  • Sử dụng 20g củ riềng tươi, 20g lá lốt.
  • Rửa sạch hai nguyên liệu rồi cắt nhỏ.
  • Cho nguyên liệu vào ấm nấu với lượng nước vừa đủ trong khoảng 3 phút.
  • Tắt bếp, chắt nước uống mỗi ngày, dùng mỗi lần 1 chén nhỏ.
  • Sử dụng kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Giảm triệu chứng bằng bài thuốc với lá mơ lông

Sử dụng lá mơ lông là cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà được nhiều người quan tâm. Theo ghi chép, từ xưa loại lá này đã được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra trong lá mơ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiêu hóa.
Trong đó có thể kể đến như tình trạng rối loạn đại tiện, khó tiêu, đầy bụng, giúp hỗ trợ diệt khuẩn, ức chế sự viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách rửa sạch, ăn sống hoặc uống nước ép nguyên chất. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn, tốt hơn hết người bệnh nên dùng lá mơ nấu chín.
Cách ăn lá mơ kết hợp với trứng gà được nhiều người thực hiện:

  • Sử dụng nắm lá mơ non, rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Sau đó trộn lá mơ với 2 quả trứng gà ta, thêm gia vị giúp món ăn ngon miệng hơn.
  • Cho hỗn hợp lên chảo chiên chín với ít dầu.
  • Ăn kèm với cơm, ăn mỗi tuần để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng quả sung

Cây sung được trồng làm cảnh với ý niệm giúp gia chủ sung túc, thuận lợi trong làm ăn,... Bên cạnh đó, quả sung còn được sử dụng chế biến các món ăn, làm thuốc chữa bệnh. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng quả sung tại nhà là một trong những công dụng điển hình.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Sử dụng quả sung hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà

Theo đó, quả sung cung cấp chất xơ, có tính bình, vị ngọt, giúp bồi bổ kiện tì, thanh tràng, tốt cho sức khỏe, nhất là các bệnh nhân gặp vấn đề về đường ruột. Sử dụng quả sung chữa hội chứng ruột kích thích theo cách sau:

  • Sử dụng 2 - 3 quả sung già, chưa chín hẳn.
  • Rửa sạch rồi cho lên bếp than nướng cháy xém một chút.
  • Tiếp đến cho quả sung vào ấm hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút.
  • Dùng nước trà quả sung uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiêu hóa bất thường.
  • Nước quả sung có thể hơi khó uống, người bệnh thêm vào một ít mật ong hoặc đường phèn để uống dễ hơn.
  • Sử dụng kiên trì trong thời gian dài để cải thiện sức khỏe.

Mẹo dùng cây lược vàng điều trị bệnh tại nhà

Cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà bằng cây lược vàng đơn giản, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí. Dược liệu được dùng làm thuốc hỗ trợ nhiều bệnh lý, trong đó có các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột. Cụ thể, trong cây lược vàng có chứa nhiều flavoinoid, steroid,... giúp giảm đau và kháng viêm.
Ngoài ra, nhiều tài liệu còn cho thấy, loại cây này còn có khả năng tăng cường đề kháng cho cơ thể, gây độc tế bào ung thư. Dùng cây lược vàng giảm đau hội chứng ruột kích thích đơn giản:

  • Sử dụng lá và thân cây, rửa sạch đập dập rồi cắt đoạn nhỏ.
  • Phơi dược liệu khô rồi ngâm với rượu trắng 15 ngày.
  • Dùng mỗi ngày 1 chén nhỏ để cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Bên cạnh cách làm này, bạn cũng có thể cho dược liệu vào nồi hãm nước sôi. Dùng trong ngày.

Dùng nha đam chữa hội chứng ruột kích thích

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng nha đam là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, nha đam ngoài được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn còn là vị thuốc có công dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Chữa hội chứng ruột kích thích bằng nha đam và một ít mật ong nguyên chất

Sử dụng nha đam uống, ăn còn giúp thải độc, thanh nhiệt cơ thể. Nguyên liệu thiên nhiên lành tính, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tham khảo ngay công thức sau:

  • Dùng 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh.
  • Sau đó cắt lấy phần thịt, xay nhuyễn, trộn cũng với mật ong tỷ lệ 1:2.
  • Bỏ vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 30ml, ăn mỗi ngày 3 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng củ sen

Cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng củ sen có lẽ còn chưa phổ biến như các bài thuốc kể trên. Theo đó, củ sen có tác dụng thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có tình trạng hội chứng ruột kích thích.
Dân gian sử dụng bài thuốc theo các bước đơn giản:

  • Đầu tiên chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 40g củ sen, 60g gạo tẻ, đậu ván trắng một lượng vừa đủ.
  • Tiếp đến cho nguyên liệu chuẩn bị rửa sạch, thái nhỏ củ sen.
  • Sau đó cho các nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo.
  • Nêm gia vị, ăn khi còn nóng.
  • Dùng liên tục mỗi ngày 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc dùng hoa chuối chữa hội chứng ruột kích thích

Sử dụng hoa chuối làm thuốc chữa hội chứng ruột kích thích đơn giản, dễ thực hiện. Bài thuốc dùng nguyên liệu gần gũi, giúp người bệnh tiết kiệm được kha khá chi phí điều trị. Trong hoa chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa, giảm tình trạng nhiễm trùng.

Các cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà
Bài thuốc từ hoa chuối giúp giảm các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra

Sử dụng nguyên liệu giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Nhờ hoa chuối chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn tình trạng táo bón, giảm rối loạn nhu động ruột, phòng ngừa bệnh trĩ. Áp dụng cách chữa đơn giản như sau:

  • Sử dụng hoa chuối, rửa sạch, sau đó thái mỏng.
  • Cho hoa vào nồi nấu với nước vừa đủ trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước uống khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một vài gợi ý cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên lành tính, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp phù hợp với bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ. Trường hợp nặng nề nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa hội chứng ruột kích thích

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Phương pháp giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên khi áp dụng, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Lưu ý khi áp dụng cách chữa hội chứng ruột kích thích
Kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để bệnh sớm cải thiện, bảo vệ sức khỏe

  • Mẹo dân gian thực tế chỉ giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu, không thể thay thế cho các thuốc đặc trị.
  • Phương pháp tại nhà phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ, chưa gây ra các triệu chứng nặng hoặc có dấu hiệu phát sinh biến chứng.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ không giống nhau, do đó người bệnh cần kiên trì, áp dụng trong thời gian nhất định để ghi nhận được kết quả tốt nhất.
  • Không tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau, tránh dùng bừa bãi, lạm dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Kết hợp điều trị tại nhà và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn. Hạn chế ăn những món cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ quá ngọt hoặc quá mặn,... Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước,...
  • Không nên uống rượu bia, tránh hút thuốc lá, đồ uống chứa cồn,...
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thư giãn cơ thể, tránh lo âu, stress ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Tập thể dục, vận độ để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là một số thuốc được kê đơn theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa:

  • Thuốc chống táo bón: điều trị triệu chứng khó đại tiện do hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng gây ra. Các thuốc thường dùng như Forlax, Cisapride,… giúp tăng cường vận động cho đường ruột, co thắt đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc chống tiêu chảy: thường là loại Loperamid giúp giảm nhu động ruột và Diphenoxylate điều trị tăng vận động ruột.
  • Thuốc chống đau: chống tình trạng co thắt đường ruột nghiêm trọng hơn, kháng cholin. Một số loại như Dicyclomine, Dicycloverine, Cholinergic, Pinaverium, thuốc đối kháng Ca ở dày dày ruột, Nospa viên
  • Thuốc giảm đầy hơi: giảm tình trạng đau bụng, giúp tiêu hóa thuận lợi hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm: được chỉ định cho bệnh nhân gặp phải hội chứng ruột kích thích có liên quan đến hoạt động của tế bào thần kinh trong ruột.

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề quan trọng đối với nhiều người bệnh, và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là cách xây dựng chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn:

  • Cung cấp đủ calo: Đảm bảo cơ thể nhận đủ 2000-2500 calo/ngày để tránh suy nhược.
  • Đa dạng thực phẩm: Bổ sung đủ loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết.
  • Chia nhỏ khẩu phần: Chia ăn thành 4-5 bữa để giảm áp lực tiêu hóa.
  • Ăn chín, uống sôi: Tránh thực phẩm sống có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động mạnh sau bữa ăn.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Khoai tây, yến mạch, khoai lang giúp điều hoà nhu động ruột.
  • Sữa chua và probiotic: Hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Thực phẩm giàu protein vừa phải: Thịt lợn nạc, thịt gà, đậu phụ, cá thu.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, quả bơ, dầu dừa, dầu ô liu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Viêm mạch, gạo lứt, yến mạch giúp điều hòa nhu động ruột.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể thanh lọc, cân bằng điện giải, hỗ trợ tiêu hoá.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Rau có chất xơ cao: Bông cải xanh, cải brussel có thể làm tăng biểu hiện hội chứng.
  • Thức ăn chứa dầu mỡ và gia vị cay nóng: Gia vị có thể làm tăng áp lực đường ruột.
  • Thực phẩm khó tiêu hoá: Thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, gia vị cay nóng.
  • Bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê: Cồn và caffeine làm tăng áp lực tiêu hoá.
  • Thực phẩm sống: Sashimi, sushi có thể gây nhiễm khuẩn và kích thích viêm ruột.

Trên đây là cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thăm khám trước khi áp dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo hướng dẫn để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...