Thuốc Chữa Sỏi Mật
Dưới đây là các loại thuốc chữa sỏi mật hiệu quả:
- 1. Thuốc Giảm Đau: Alverin, Atropin, Papaverin, Visceralgin giúp xoa dịu cơn đau thắt khó chịu phát sinh từ viên sỏi di chuyển trong túi mật.
- 2. Thuốc Làm Tan Sỏi Đường Uống: Axit Ursodeoxycholic (Ursodiol) giúp bào mòn sỏi cholesterol và kiểm soát hấp thụ chúng ở ruột. Sử dụng cho viên sỏi nhỏ, không có triệu chứng nặng.
- 3. Thuốc Làm Tan Sỏi Tiêm: Sử dụng dung môi Methyl Tert – butyl Ether tiêm trực tiếp vào túi mật để làm tan sỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ và hiệu quả không cao.
- 4. Trị Biến Chứng Sỏi Mật: Đối với trường hợp chờ phẫu thuật, bác sĩ có thể kê thuốc kháng khuẩn (Aminoglycosid, Quinolon) và thuốc lợi mật từ hóa dược hoặc thảo dược để kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Chú ý: Người bệnh cần tuân thủ liều dùng và kiểm tra tình trạng sỏi mật thường xuyên.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để kê đơn thuốc chữa sỏi mật phù hợp. Thông thường, với tình trạng sỏi không quá lớn, chưa cần can thiệp phẫu thuật, sử dụng thuốc là phương án được ưu tiên lựa chọn. Các thuốc có tác dụng giảm đau, tan sỏi và điều trị khắc phục nhiều trị chứng liên quan khác. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh Lý Sỏi Mật
Bệnh sỏi mật là tình trạng hình thành các tinh thể rắn bên trong túi mật dưới tác động của hiện tượng mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Bao gồm 1 trong 3 loại chính là cholesterol, sắc tố mật và muối canxi. Các viên sỏi có nhiều kích thước khác nhau, đa phần chúng nhỏ như hạt cát. Tuy nhiên cũng có trường hợp sỏi tích tụ thành một viên lớn như quả bóng bàn.
Người mắc bệnh sỏi mật hay còn gọi là sỏi túi mật có thể có một hoặc cùng lúc nhiều viên sỏi trong túi mật. Các loại sỏi phổ biến như sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Cụ thể như sau:
- Sỏi cholesterol: Chúng có màu sắc vàng hơi ngả xanh, chiếm số lượng lớn trong tổng số trường hợp sỏi mật. Sỏi có thành phần chính là cholesterol không hòa tan và một số thành phần khác.
- Sỏi sắc tố mật: Màu sắc nâu sẫm hoặc đen. Chúng hình thành trong trường hợp dịch mật tăng quá nhiều sắc tố hay còn gọi là bilirubin.
Đa số sỏi được tìm thấy trong túi mật ở dạng sỏi cholesterol. Một số trường hợp sỏi di chuyển ra khỏi túi mật đến cổ túi mật hoặc bất kỳ vị trí nào thuộc ống mật chủ. Tuy nhiên dù xuất hiện ở đâu, sỏi mật cũng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, trường hợp sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn mật có thể gây đau đớn dữ dội ở bụng phải. Nếu không sớm điều trị, triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Như đã đề cập, sỏi túi mật hay bệnh sỏi mật hình thành do 1 trong 3 thành phần dịch mật tăng quá mức. Khi đó, chúng dễ gây kết tủa tạo thành những tinh thể rắn bên trong túi mật. Theo thời gian, sỏi sẽ dần dần tích tụ, phát triển thành từng viên với kích thước nhỏ như hạt cát hoặc to như quả bóng bàn.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được xác định là do sự rối loạn của các thành phần là cholesterol, bilirubin trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển dịch mật trong gan. Khi dịch mật bị dồn ứ không lưu thông trong thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường mật.
Trong đó, 80% trường hợp mắc bệnh là do nồng độ cholesterol trong dịch mật tăng quá cao đến mức muối mật không thể hòa tan chúng. Số trường hợp còn lại hình thành sỏi mật do sắc tố mật bilirubin cao bất thường. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, các nhóm đối tượng sau đây có khả năng cao mắc sỏi túi mật hơn những đối tượng khác:
- Người lười vận động, có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo nhưng ăn ít chất xơ.
- Người bị thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh hơn những người bình thường khác.
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên.
- Đối tượng có tiền sử rối loạn máu hoặc đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.
- Người có người thân trong gia đình bị bệnh.
- Người bị bệnh viêm gan, xơ gan có thể gặp biến chứng gây sỏi túi mật.
- Người giảm cân quá nhanh cũng dễ mắc bệnh hơn những người khác.
Nếu bạn nằm trong nhóm các đối tượng kể trên nên chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường để được thăm khám và điều trị, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Giai đoạn mới hình thành, hầu như người bệnh không cảm nhận được các bất thường trong túi mật. Tuy nhiên, sau thời gian dài khi sỏi tích tụ kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nặng nề. Một số biểu hiện nhận biết bệnh lý thường là:
- Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: Đây là một trong những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận thường gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này giống với các vấn đề tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,…Do đó nhiều người nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai phương pháp. Điều này khiến cho tình trạng sỏi túi mật ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Đau tức mạn sườn phải: Kèm theo biểu hiện đầy hơi chướng bụng, người mắc bệnh còn cảm thấy đau tức bụng bên phải, vị trí mạn sườn khá khó chịu. Cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột, từng cơn hoặc kéo dài, sau đó lan dần từ bụng đến vai. Để phân biệt tình trạng sỏi túi mật với các bệnh lý khác, thường bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng đau quặn mật kèm theo. Đặc biệt, cơn đau dữ dội hơn nếu người bệnh ăn phải thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Trường hợp biến chứng, thân nhiệt người bệnh tăng cao trên 38 độ C, tăng nhịp tim.
- Vàng da, vàng mắt: Dịch mật bị ứ đọng trong túi mật dưới tác động của sỏi. Lúc này, bilirubin không được đào thải qua dịch mật sẽ khiến cho da, niêm mạc mắt của người bệnh trở nên vàng hơn. Nếu bạn nhận thấy biểu hiện này nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám sớm.
Trên đây là những triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như táo bón trong thời gian dài, khó tiêu, cảm giác ăn không còn ngon miệng,..
Các thuốc trị sỏi mật hiệu quả phổ biến hiện nay
Triệu chứng bệnh sỏi túi mật giai đoạn đầu mới hình thành khó phát hiện do sỏi có kích thước nhỏ, chưa gây ảnh hưởng rõ rệt lên túi mật hoặc các bộ phận lân cận. Do đó, thông thường người bệnh chỉ phát hiện sỏi túi mật thông qua thăm khám định kỳ hoặc khi bệnh khởi phát triệu chứng nặng nề. Một số dấu hiệu cơ bản như đau mạn sườn phải, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, vàng da, mắt,...
Tuy nhiên, chúng khá giống với nhiều bệnh lý tiêu hóa, vì thế nhiều người chủ quan dẫn đến sai lầm trong điều trị bệnh làm sỏi mật nghiêm trọng hơn. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động thăm khám định kỳ hoặc đến gặp bác sĩ sớm nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, ngoài can thiệp phẫu thuật loại bỏ sỏi trong túi mật, người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc trị sỏi mật từ Tây y để kiểm soát bệnh. Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh sỏi túi mật là một trong những phương pháp được thực hiện phổ biến. Sau khi thăm khám, nếu mức độ sỏi mật không cần thiết phải can thiệp phẫu thuật ngay, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hỗ trợ làm tan sỏi và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, để giảm triệu chứng khó chịu, thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được kết hợp sử dụng cho từng trường hợp cụ thể. Một số dạng thuốc trị sỏi mật theo Tây y được dùng phổ biến như:
Thuốc giảm đau
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc sỏi túi mật là cơn đau xuất hiện ở mạn sườn phải. Nguyên nhân là do các viên sỏi di chuyển, sau đó cọ xát vào thành túi mật hay ống dẫn mật. Để khắc phục, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ. Một số loại thường dùng như thuốc Alverin, Atropin, Papaverin, Visceralgin,...Công dụng cụ thể:
- Alverin và Atropin: Hiệu quả trong việc xoa dịu cơn đau thắt khó chịu phát sinh bởi Acetylcholin (chất hóa học trung gian gây đau).
- Papaverin: Tác dụng chống tình trạng co thắt cơ trơn, dựa trên 2 cơ chế cơ bản là ức chế phosphoryl hóa, ngăn cản co cơ dưới ảnh hưởng của calci. Do đó, chúng không bị lệ thuộc vào thần kinh ở cơ, thay vào đó sẽ tác động trực tiếp lên cơ.
- Visceralgin: Thuốc giúp kiểm soát tình trạng co thắt cơ trơn tương tự như Papaverin. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau trước khi đến bệnh viện thăm khám.
Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng loại giảm đau có họ thuốc phiện. Do những thuốc này có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Đồng thời, với mỗi tình trạng khác nhau, thuốc sẽ được chỉ định sử dụng loại khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc làm tan sỏi mật
Hiện nay, các loại thuốc làm tan sỏi Tây y được dùng với hai dạng là uống và tiêm. Mặc dù thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập và trên thực tế sỏi túi mật vẫn có thể tái phát sau điều trị.
- Thuốc làm tan sỏi đường uống:
Thuốc có tác dụng bào mòn sỏi cholesterol do được bào chế mang tính chất như một axit mật. Cơ chế bào mòn chậm rãi dựa trên việc hòa tan cholesterol có trong dịch mật bị dư thừa. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả trong trường hợp cholesterol trong gan quá tải, đồng thời kiểm soát hiện tượng hấp thụ chúng ở ruột.
Một trong những thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là loại Axit Ursodeoxycholic hay còn gọi là Ursodiol. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân có sỏi mật kích thước nhỏ, chưa phát triệu chứng nặng, không bị calci hóa. Đường kính các viên sỏi không lớn hơn 20mm. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong trường hợp người bệnh không thực hiện được phẫu thuật hoặc từ chối can thiệp ngoại khoa.
Thuốc trị sỏi mật loại Axit Ursodeoxycholic cofnd được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân bị béo phì, thừa cân quá mức để phòng bệnh. Đặc biệt là người đang trong chế độ giảm cân nhanh hoặc mắc các bệnh lý về gan - mật. Không sử dụng thuốc trong trường hợp phải thực hiện chụp cản quang, bệnh nhân bị sỏi mật calci hóa, phụ nữ có thai và cho con bú.
Bên cạnh Axit Ursodeoxycholic, thuốc còn được gọi với nhiều cái tên khác như Acitigall, Arsacol, Uso, Ursolvan, Delursan,...Hàm lượng từ 100mg-250mg tùy theo phân loại. Người bệnh nên tuân thủ theo liều dùng được bác sĩ chỉ định, trước khi uống nên kiểm tra để tránh dùng nhầm hàm lượng gây thiếu hoặc quá liều ảnh hưởng kết quả điều trị.
Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng thuốc trị sỏi mật đường uống sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, ngứa ngáy, phát ban, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn...Không sử dụng cho trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Người bệnh cần kiểm tra tình trạng sỏi mật thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
- Thuốc làm tan sỏi đường tiêm:
Với dạng này, bác sĩ thường sử dụng một loại dung môi hữu cơ có tê là Methyl Tert - butyl Ether tiêm trực tiếp vào túi mật của người bệnh. Mục đích giúp làm tan sỏi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ngoài ra hiệu quả cũng không khả quan so với dùng thuốc bằng đường uống hoặc can thiệp phẫu thuật.
Thuốc trị biến chứng sỏi mật
Nếu không điều trị, sỏi mật phát triển trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm phát sinh nhiều biến chứng. Chẳng hạn một số trường hợp, người bệnh bị viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật, hoại tử, ứ nước túi mật hoặc gây xơ gan, sỏi đường mật,...Trường hợp không phát hiện kịp tời, người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
Do đó, đa số các trường hợp đang chờ phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định người bệnh dùng một số thuốc trị biến chứng để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Một số loại thuốc dùng như thuốc kháng khuẩn (Aminoglycosid, Quinolon) và thuốc lợi mật từ hóa dược hoặc thảo dược.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị sỏi mật
Sử dụng thuốc trị sỏi mật là một trong những hướng điều trị được ứng dụng phổ biến. Trong trường hợp sỏi còn ở mức độ có khả năng kiểm soát nội khoa, người bệnh sẽ không cần can thiệp phẫu thuật sớm. Thay vào đó, tùy vào tình trạng của từng người, các bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc Tây thường mang lại tác dụng nhanh hơn so với thuốc tân dược, tuy nhiên khả năng gây tác dụng phụ trong thời gian điều trị cũng không thấp. Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây khi dùng thuốc trị sỏi mật:
- Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau khi chưa được bác sĩ chỉ định. Trước khi dùng bất cứ thuốc điều trị nào, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị. Nếu sỏi phát triển lớn không thể điều trị bằng biện pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị phòng tránh rủi ro.
- Tránh sử dụng thuốc giảm đau có họ thuốc phiện. Như đã đề cập, thuốc có khả năng làm mất đi các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Điều này gây khó khăn cho việc thăm khám và chẩn đoán.
- Sử dụng đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định, không lạm dụng hoặc tự ý ngưng dùng thuốc. Lúc này, cơ thể có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Việc lạm dụng thuốc tân dược quá liều còn khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tác động, dẫn đến suy nhược và nhiều hệ lụy khác.
- Kết hợp điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị nêm nếm. Nên chủ động chế biến món ăn tại nhà, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
- Lạc quan, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng áp lực. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, đề kháng cho cơ thể chống lại sự gây hại của bệnh tật.
- Khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ hồi phục của cơ thể. Nếu thuốc không có tác dụng, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp can thiệp chuyên sâu phù hợp hơn.
Cách chữa sỏi mật tại nhà có thể tham khảo một số mẹo dân gian như sử dụng quả dứa, quả sung, và nước dừa. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thay thế được phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Việc sử dụng các mẹo dân gian cần tuân thủ các lưu ý sau:
Quả Dứa:
- Làm mịn 1 quả dứa tươi, nướng và uống nước ép từ dứa theo lịch trình.
- Có thể giúp cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của viên sỏi.
Quả Sung:
- Chuẩn bị 250g quả sung nếp tươi, sấy khô và đun cùng nước, sau đó lọc lấy nước để uống.
- Hỗ trợ điều trị sỏi mật, đặc biệt là cho những người có sỏi mật lớn.
Nước Dừa:
- Sử dụng nước dừa tươi hàng ngày, giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong gan và thận qua đường tiết niệu.
- Kết hợp với nước lọc và duy trì một lối sống lành mạnh.
Mẹo Dân Gian:
Sử dụng các mẹo dân gian khác như lá râu mèo, kim tiền thảo, rau ngổ có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khoẻ.
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ là sự hỗ trợ và không thay thế được phương pháp Tây y. Đối với những trường hợp nặng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng các biện pháp điều trị chính xác, bao gồm sử dụng thuốc hoặc thậm chí can thiệp phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự y áp dụng các biện pháp mà không được tư vấn chính xác.
Sỏi mật là tình trạng hình thành viên sỏi trong túi mật, và việc kiểm soát chế độ ăn là quan trọng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về thực phẩm nên kiêng và nên ăn:
Nên kiêng:
- Đồ chiên và đóng hộp:
- Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ như chiên rán, đồ ăn đóng hộp.
- Chất béo xấu và muối cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
- Bột mì tinh chế:
- Tránh bột mì tinh chế, thiếu chất xơ và có thể làm tăng kích thước sỏi.
- Bữa ăn quá ít calo:
- Cần tránh bữa ăn có quá ít calo để không làm suy giảm cân đột ngột và kích thích tăng sinh sỏi.
- Chất béo bão hòa:
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ, phô mai, và các món chiên rán.
- Thực phẩm nhiều đường:
- Tránh các thực phẩm có nhiều đường như đồ uống có ga, bánh ngọt, kẹo, giúp giảm cholesterol và nguy cơ tạo sỏi.
Nên ăn:
- Thực phẩm chứa ít đạm hoặc đạm thực vật:
- Ưu tiên sử dụng đạm thực vật, thịt cá nhẹ nhàng như cá, gà, vịt đã bỏ da.
- Rau củ quả:
- Các loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp loại bỏ cholesterol xấu.
- Ngũ cốc nguyên hạt:
- Chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch để kiểm soát cholesterol một cách hiệu quả.
- Sữa ít béo:
- Sử dụng sữa ít béo, sữa chua, để cung cấp khoáng chất và vitamin mà không tăng cường chất béo có hại.
- Chất béo tốt:
- Bổ sung chất béo tốt từ các nguồn như hạt óc chó, dầu mè, dầu hướng dương, và dầu oliu.
Những nguyên tắc trên sẽ giúp bệnh nhân sỏi mật xây dựng chế độ ăn lành mạnh và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc thảo luận với bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể là quan trọng.
Trên đây là các loại thuốc trị sỏi mật được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi dùng cần thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự kết hợp hoặc sử dụng thuốc tân dược bừa bãi. Bởi dược tính mạnh mẽ trong thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!